Ăn sữa chua để chống cảm lạnh, bạn đã thử chưa?

Trời đông này, có một thứ mà có lẽ bạn đang tìm kiếm để tránh những cơn cảm lạnh phiền phức, dai dẳng và đôi khi còn khiến bạn suy nhược cơ thể đi.

Có thể bạn sẽ muốn bổ sung sữa chua vào danh sách phương thuốc chống cảm lạnh của mình.

Mickey Rubin, phó chủ tịch nghiên cứu dinh dưỡng của Hội đồng chăn nuôi bò sữa Quốc gia cho hay: “Đặc biệt, khi nói đến sữa chua, tôi muốn nói rằng không có nhiều nghiên cứu để chúng tôi có thể chỉ ra rằng sữa chua giúp giảm những triệu chứng của cảm lạnh.” Điều đã được nói, “Trên lý thuyết, có nhiều yếu tố trong sữa chua mà chúng tôi có thể khẳng định là có lợi.”

Theo Kristi L. King, một chuyên gia dinh dưỡng Mỹ ở bệnh viện nhi đồng Texas và cũng là phát ngôn viên quốc gia của Viện dinh dưỡng và dinh dưỡng học cho biết có rất nhiều lợi khuẩn trong sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu về lợi khuẩn đã tìm ra những kết quả đáng ngạc nhiên về thời gian và tỉ lệ mắc bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, theo Rubin thì những lợi ích cụ thể mang lại được quy là do các dòng lợi khuẩn hiện tại được nghiên cứu-  không thật sự cần thiết trong sữa chua truyền thống hay sữa chua lên men tự nhiên.Ví dụ: sữa chua truyền thống chứa Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus- hai dòng lợi khuẩn không thể thiếu trong quy trình sản xuất sữa chua, và được biết đến như là “chất lên men của sữa chua cái. “Mặc dù đây là hai loại vi khuẩn có lợi, chúng không nhất thiết phải là cùng loại lợi khuẩn đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.

Rubin cho biết thêm: Chúng ta đều biết rằng sữa chua là sự lựa chọn đầy bổ dưỡng, chúng ta cũng biết rằng lợi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe, thế nên việc bổ sung chúng vào khẩu phần ăn là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên việc khuyến nghị sử dụng sữa chua để chữa cảm lạnh có thể là hơi hấp tấp.

Sữa chua cũng chứa một lượng chất tăng cường miễn dịch khác: Kẽm. Nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm giúp giảm thời gian cảm lạnh, nhưng lượng kẽm cần thiết- ít nhất là 75miligram- còn lượng kẽm trong một hũ sữa chua 8 ounce chỉ là 2miligram.

Theo King, ông cho biết Carbohydrate trong sữa chua cung cấp năng lượng rất quan trọng trong việc giúp bạn phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh. Một nghiên cứu mới gần đây được tài trợ bở Hội đồng chăn nuôi bò sữa Quốc gia đã phát hiện ra rằng khi phụ nữ sử dụng sữa chua mỗi ngày trong vòng 9 tuần thì chất gây viêm do cơ thể tạo ra trong máu sẽ giảm. Nghiên cứu còn đưa ra những đề xuất về cơ chế sản xuất mà sữa chua có thể hữu ích trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh.

Rubin cho hay: “Bệnh cảm lạnh và các triệu chứng của nó là một phản ứng kích thích của cơ thể với chủng gây bệnh… như vậy nếu sữa chua hay các thực phẩm khác giảm triệu chứng sưng viêm, trên lý thuyết, có thể có lợi- nhưng chúng tôi cần phải nghiên cứu kĩ càng để biết chắc chắn hơn.”

Điểm mấu chốt

Trong điều kiện tốt nhất, mặc dù công dụng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh của sữa chua chỉ là lý thuyết, các chuyên gia cho rằng không có lý do chính đáng để không chọn sữa chua khi bạn bị sổ mũi hay ăn uống khó khăn.

King cho hay: “Tôi sẽ không chỉ sử dụng sữa chua để chống cảm lạnh, mà sẽ sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, khi đó, sữa chua có thể có lợi.”

Rubin cũng nói thêm: “Nếu bạn bị viêm họng hay bị sổ mũi, sữa chua là thực phẩm mềm mịn, dễ ăn và bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi ăn nó.”

Chính vì thế, hãy lựa chọn sữa chua mềm dẻo và dinh dưỡng có chứa canxi và Vitamin D, cùng với các yếu tố chống cảm lạnh như kẽm và lợi khuẩn- nhưng không nhất thiết được coi như một liệu pháp chữa bệnh cảm lạnh chính.

Để có được những lợi ích tối da, King khuyến nghị ăn sữa chua với thực phẩm chống oxi hóa như quả mọng có vị ngọt tự nhiên cùng với các thực phẩm dinh dưỡng chống cảm lạnh khác. “Kết hợp sữa chua với việt quất hay dâu sẽ mang đến một lượng vitamin C và chất chống oxi hóa lớn giúp chống lại bệnh cảm lạnh.

Yến Trần (Theo edition.cnn.com)