NHỮNG THÀNH PHỐ Ở ẤN ĐỘ ĐÃ BỊ NHẤN CHÌM TRONG RÁC THẢI VÀ CHẤT THẢI

Hệ thống xử lý nước thải và rác thải đã không theo kịp với sự mở rộng đô thị của Ấn Độ, khiến đất nước này bị nhấn chìm trong chính chất thải của nó.

Waste in India : garbage, mostly plastic waste, on beach near Mumbai

Almitra Patel, một kĩ sư xây dựng cầu đường với những trình độ chuyên môn cho hay, cô ấy cảnh giác với những vấn đề nghiêm trọng về việc xử lí chất thải không được thỏa đáng khi thấy những con ếch trong đầm lầy gần nông trại nhà cô, ngoại ô thành phố, đã thôi không còn kêu ộp ộp nữa.

Nhận thấy rằng những con ếch đã chết do nước thải và rác thải đang bị ném thành đống trong những vùng đất ngập nước, cô ấy đã kiến nghị lên Tòa án Tối cao vào năm 1996 để can thiệp và buộc Ủy viên Hội đồng thành phố phải chịu trách nhiệm xử lí rác thải an toàn.

Các cuộc điều tra cho thấy gần một nửa số rác thải của trung tâm công nghệ toàn cầu này được xử lí trong các nhà máy xử lí rác thải hiện đại, với phần còn lại được là nước thải thô, không được xử lí và được đổ đống ở những khúc hồ hay vùng đất ngập nước.

Những đề xuất của Patel về việc quản lí chất thải đã được quan tâm, nhưng việc quản lí chất thải rắn và nước thải vẫn còn là một vấn đề quốc gia.

“Vùng đầm lầy (xung quanh Bangalore) hiện tại đang biến thành một con sông chết tràn ngập trong nước thải đang chảy trong một rãnh thoát nước nổi xuyên qua từ khu dân cư đông đúc đến một nhà máy xử lí rác có quy mô lớn.” Patel đã nói với IPS như thế.

Bị ấn tượng bởi những việc làm của cô ấy, Tòa án bổ nhiệm Patel, hiện tại cô 75 tuổi, là thành viên ủy ban quản lí chất thải được giao nhiệm vụ báo cáo các điều kiện trên phạm vi toàn quốc với dự kiến có những chính sách được khuyến khích.

Năm 2000, Ấn Độ cuối cùng đã lập ra một chính sách về chất thải rắn dựa trên báo cáo của Ủy ban, yêu cầu tất cả các thành phố phải đặt ra các chương trình quản lí chất thải toàn diện bao gồm việc thu gom rác thải của các hộ gia đình như rác đã được phân loại, rác được tái chề và phân ủ trộn- tuy nhiên điều này đã chưa bao giờ được thực thi.

Viện năng lượng và tài nguyên ở New Delhi ước tính rằng trước năm 2047, sự tạo thành chất thải ở các thành phố Ấn Độ sẽ tăng gấp 5 lần, đạt mức 260 triệu tấn mỗi năm.

Thành phố của Bangalore gần đây đã gom góp các quỹ để làm sạch và bảo tồn những vùng đất ngập nước đã từng đẹp tráng lệ của thành phố, hiện thời thu giảm từ 262 vào năm 1962 xuống còn 17. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện năng lượng và tài nguyên Ấn Độ, trực thuộc thành phố này, cho hay rằng khu vực đã xây dựng đã cùng lúc tăng lên 466% cùng thời điểm.

“Các đô thị tự trị đang gom góp các nguồn vốn để xây dựng các nhà máy tiêu thụ năng lượng, nhưng lại không có chi phí để trả các hóa đơn điện đắt đỏ của họ, hay là cơ sở hạ tầng để mang nước thải đến các nhà máy xử lí. Hầu hết ác nhà máy như thế này không hoạt động”. Patel đã nói với IPS như vậy.

Theo báo cáo của tổ chức Phi chính Phủ, Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) ở Delhi, dựa trên các khảo sát hồ sơ nước thải ở các thành phố Ấn Độ, nhấn mạnh sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và sự thờ ơ về nước thải với ít hơn 30% lượng nước thải theo thống kê chính thức của đất nước này đang được xử lí bằng những phương tiện thích hợp.

Theo khảo sát CSE được công bố đầu năm, cho thấy 70-80% nước thải của Ấn Độ được đổ tràn tại các con sông, hồ của nó. “Chúng ta bị chìm ngập trong chính chất thải của chúng ta”. Sunita Narain, giám đốc CSE đã nói với IPS như vậy.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 87% người dân Ấn Độ (so sánh với 33% dân nông thôn) hiện đều sử dụng nhà vệ sinh, tuy nhiên hệ thống nước thải còn bị rò rỉ, không hoàn thiện làm ô nhiễm sông, hồ.

Hiện nay, có khoảng 340 triệu người sống ở các thành phố Ấn Độ, trước năm 2030 con số này được ước tính tăng gấp đôi, biểu thị một cảnh tượng đáng lo ngại về việc quá tải lượng nước thải ở các thành phố của Ấn Độ, một vài thành phố sẽ phải đối mặt với sự khan hiếm nước và các vấn đề về ô nhiễm gây ra bởi sự nhiễm bẩn hồ và các vùng nước.

Thành phố tây bắc Ahmedabad đã xây dựng trên 65 trong số 137 hồ chính thức được ghi nhận, trong khi thành phố phía nam của Hyderabad có một sân bay mới được xây dựng trong khu vực lưu vực sông Hymayat Sagar, một hồ lớn.

Với ý nghĩ viễn vông về việc tái chế nước thải ở hầu hết các thành phố, gần như toàn bộ nguồn nước có chứa nước thải chưa được xử lí được thải ra ngoài cống và cuối cùng là được thải ra các con sông, hồ.

Cơ sở hạ tầng đường ống dẫn cũ kĩ đã không theo kịp với tốc độ phát triển chưa từng thấy của các thành phố ở Ấn Độ, đây cũng chính là hậu quả của việc thiếu hụt hệ thống cung cấp nước và xử lí chất thải.

Các thành phố của Delhi và Mumbai chiếm 40% tổng công suất xử lí nước thải của cả nước, khiến cho cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị thiếu hụt ghê gớm.

Sự bất bình đẳng về nước và cơ sở hạ tầng xử lí nước thải giữa các khu vực giàu và nghèo là một hiện tượng đang lan tràn khắp các thành phố của Ấn Độ, những khu vực có nguồn thu nhập cao tập trung chủ yếu ở nơi đây.

Chỉ có 5% ống dẫn nước được dẫn đến các khu ổ chuột ở 42 thành phố và thị trấn, bao gồm New Delhi, thủ đô của đất nước.

Không những vậy, nguồn nước sạch bị cạn kiệt, nước được vận chuyển với khoảng cách lớn, từ các con sông hồ vào thành phố.

Ở Bangalore, thành phố tự trị này ngày càng phụ thuộc vào con sông Cauvery, cách thành phố 100km, và đã không đủ để đáp ứng nhu cầu của thành phố này.

Gaurav Gupta, Chủ tịch Ủy ban Cấp thoát nước Bangalore cho biết: “Mọi thứ liên tục trở nên tồi tệ hơn. “Đó là vì chính con sông Cauvery đang dần khô cằn.”

Không đáng ngạc nhiên, nước ngầm đang dần cạn kiệt một cách nhanh chóng ở nhiều khu vực vì người dân đào nhiều giếng khoan hơn và chính quyền chưa vẫn chưa vẽ biểu đồ tiêu thụ nguồn tài nguyên này.

Một khảo sát về nguồn nước ngầm ở 27 thành phố hoàn thành năm 2008 bởi Ban kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB) đã cảnh báo rằng nước thải không được xử lý chảy trong các ống cống được mở đã gây ra sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước ngầm.

Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương CPCB sau đó đã yêu cầu xây dựng các hệ thống nước thải phù hợp phải được lắp đặt ở các khu vực có dân cư sinh sống và đề nghị một hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải trong nước phù hợp phải được tiến triển.

Mang nước đến các thành phố từ khoảng cách xa dẫn đến hậu quả rò rỉ và trộm cắp trên đường vận chuyển cũng như là mâu thuẫn với cộng đồng nông thôn không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của họ ở các con sông, hồ nơi cung cấp nước cho họ nhiều thế hệ.

“Tốc độ nước được vận chuyển từ vùng ngoại ô đến vùng nội ô nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa đang diễn ra ở Ấn Độ”. Narain cho hay. “Thử thách là giải quyết vấn đề này thông qua một xã hội ‘nước sạch.’”

Patel nói rằng có những cách dễ dàng và rẻ hơn để xử lý chất thải tại địa phương. “Chính quyền tự trị của thành phố Surat đang sản xuất điện cho chính thành phố này từ chính nguồn khí nước thải từ năm 2004. Có nhiều giải pháp”. Cô cho hay.

Yến Trần (Theo Theguardian.com)