Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên thử thách ngành công nghiệp thực phẩm trong việc cắt giảm calo trong thực phẩm hằng ngày xuống 1/5 trong những nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng mức độ béo phì ở người lớn và trẻ em.
Một bản tin được đăng trên tạp chí Public Health England vào thứ ba viết rằng cơ quan của Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội chứng minh các bé trai thừa cân hay béo phì ở Anh tiêu thụ vượt quá 500 calo mỗi ngày. Trong khi đó, các bé gái có cùng cân nặng tiêu thụ quá mức 290 calo.
Trong năm 2015-2016, trong số 5 trẻ sẽ có hơn 1 bé là béo phì hay thừa cân trong những năm đầu đi học.
Bản tin “Cắt giảm calo: Mục đích và mong muốn hành động” kêu gọi ngành công nghiệp thực phẩm cắt giảm hàm lượng calo trong sản phẩm thường được các hộ gia đình sử dụng khoảng 20% vào năm 2024.
Với sáng kiến độc đáo, cơ quan này đã phát động chiến dịch gần đây nhất mang tên One You để thuyết phục người trưởng thành trong việc ăn ít calo hơn trong mỗi bữa ăn: 400 calo cho bữa sáng, 600 cho bữa trưa cũng như bữa tối, đây được gọi là kế hoạch 400-600-400.
Chiến dịch One You này hướng người trung niên đến một cuộc sống lành mạnh hơn, khắc phục các vấn đề về nạn rượu chè, hút thuốc cũng như các vấn đề liên quan đến thể dục. Mục đích chính là khiến cho mọi người suy nghĩ về hàm lượng calo mà họ đang tiêu thụ, đặc biệt là từ các cửa hàng thức ăn. Theo ước tính, người trưởng thành tiêu thụ dư thừa 200 đến 300 calo mỗi ngày.
Bản tin cũng chỉ ra rằng mặc dù chiến dịch cắt giảm hàm lượng calo này sẽ lập ra hướng dẫn về thực phẩm mà cả trẻ em và cả người lớn thường tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là chiến dịch này sẽ hữu ích cho cả gia đình trong việc tiêu giảm hàm lượng calo tiêu thụ.
Chiến dịch này nhắm đến các loại thực phẩm như bánh pizza, thực phẩm chế biến sẵn, bánh Sandwich kẹp thịt, các sản phẩm thịt, nước chấm, nước sốt, các món salad trộn, các món tráng miệng mặn và các set đồ ăn khác.
Các thương nhân nhỏ hay các nhà sản xuất cũng được hướng dẫn 3 cách giảm hàm lượng calo trong các loại thực phẩm này: Thay đổi công thức, chế biến thực phẩm với kích thước nhỏ hơn cũng như khuyến khích khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm có hàm lượng calo thấp hơn.
Hơn 20 công ty bao gồm Tesco, Subway, PepsiCo và McDonalds đã tham dự cuộc họp vào tháng 11 vừa rồi để bàn luận về kế hoạch này.
Bước tiếp theo của chiến dịch bao gồm sự hợp tác với các cửa hàng thực phẩm nhỏ, nhà sản xuất, nhà hàng lớn, các quán cà phê, công ty bán thức ăn nhanh được giao hàng tận nơi cũng như là các ngành y tế hay công việc từ thiện để lập ra các kế hoạch cụ thể. Những kế hoạch này sẽ được công khai vào giữa năm 2019.
Một chuyên gia dinh dưỡng tại Public Health England, ông Alison Tedtone cho biết trong cuộc chiến về calo này, đất nước Anh đang dẫn đầu khu vực trong khi các nước khác chỉ mới bắt đầu kế hoạch bao gồm việc cam kết cắt giảm hàm lượng calo trên từng mặt hàng.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành kế hoạch cắt giảm lượng đường vào năm 2017, trong đó các công ty sản xuất thực phẩm cho trẻ em gặp nhiều khó khăn trong việc giảm 20% hàm lượng đường trước năm 2020, Vương quốc Anh đang nhìn nhận vấn đề của ngành thực phẩm một cách tổng quát, giúp các công ty làm việc có trách nhiệm hơn.
Tedstone cho hay “Béo phì là một vấn đề lớn và các công ty thực phẩm cần có những thay đổi nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề này, trong đó những thay đổi cần phải là thay đổi trên diện rộng.”
“Không một quốc gia nào giải quyết vấn đề béo phì này bằng lựa chọn có lợi cho sức khỏe hết cả. Thay vào đó, bạn phải có khả năng thay đổi những yêu cầu chính yếu. Đó là về một phương pháp có tổ chức để thực hiện chứ không đơn thuần là các thông điệp sức khỏe.”
Sau những hoạt động gắn kết, các công ty sẽ làm những gì theo hướng dẫn đó sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Dưới sự dám sát chặt chẽ
Tedstone cho biết cơ quan của cô sẽ thu thập thông tin về những việc mà ngành thực phẩm làm để giảm thiểu hàm lượng calo, tuy nhiên, nếu chính phủ nghĩ rằng điều này là không đủ, cơ quan sẽ xem xét lại những việc nên làm.
Bà cho biết thêm rằng “hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với vấn đề về béo phì, con người tiêu thụ nhiều hơn là mức cơ thể cần. Chúng ta không thể để điều này tiếp tục diễn ra được.”
Các chi phí điều trị bệnh liên quan đến béo phì khiến Sở Y tế Quốc dân tốn kém đến 6 tỷ bảng Anh mỗi năm. Nếu mục tiêu được đặt ra được đáp ứng 20% trong vòng 5 năm, chúng ta có thể giảm thiểu hơn 35.000 cái chết sớm và tiết kiệm được khoảng 9 tỷ bảng Anh( 12,5 tỷ đô la) trong chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như xã hội trong khoảng 25 năm.
Bộ trưởng bộ y tế cộng đồng và chăm sóc xã hội của Chính phủ, ông Steve Brine cho biết chính sách cắt giảm hàm lượng calo là chương trình đầu tiên trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, căn bệnh béo phì đã tăng gấp 3 lần trên toàn thế giới từ năm 1975. Vào năm 2016, hơn 1,9 tỉ người có độ tuổi trên 18 mắc chứng thừa cân. Trong số này có hơn 650 triệu người là béo phì. Ở Mỹ, hơn 1/3( 36,5%) người trưởng thành bị béo phì.
Quan trọng và cần thiết
Theo giáo sư Russell Viner, một nhân viên nâng cao sức khỏe tại trường Cao đẳng Hoàng gia Khoa nhi và sức khỏe trẻ em cho biết hành động của Anh được coi là “quan trọng và cần thiết”.
Giáo sư khoa chăm sóc ban đầu tại trường Cao đẳng Imperial London, bà Sonua Saxena cho biết kế hoạch này là sự hứa hẹn của toàn ngành công nghiệp thực phẩm.
Bà cho biết thêm “Chế độ ăn uống tốt là yếu tố quan trọng bảo vệ sức khỏe của bạn, bên cạnh đó, nó còn giúp tiết kiệm tiền trong dịch vụ y tế lâu dài.
“Điều có thể tạo ra sự khác biệt là liệu rằng lựa chọn hàm lượng calo thấp hơn thực sự có ích cho sức khỏe hơn hay không, bởi vì sức hấp dẫn của các thực phẩm đó cũng như là giá cả phải chăng so với các mặt hàng thực phẩm hiện nay. Cuối cùng, các gia đình cần đến thông điệp sắt thép để hướng đến lựa chọn cuộc sống lành mạnh thông qua việc lựa chọn những gì nên để trong bếp hay đưa vào cơ thể.
Tiến sĩ Katarina Kos, nhà nghiên cứu bệnh béo phì và chuyên gia về bệnh đái tháo đường và quản lý cân nặng tại Đại học Exeter nói thêm rằng chúng ta cũng cần theo dõi những thử thách khác nữa.
Tiến sĩ nói rằng “Thách thức không chỉ ở trong việc chúng ta cắt giảm calo trong các bữa ăn mà còn trong việc ngăn chặn các cơn thèm muốn đồ ăn hay những bữa ăn thêm. Giảm lượng đường và muối trong bữa ăn có thể là cần thiết, giúp chúng ta giảm được cảm giác thèm ăn và kiềm chế cơn đói, đó có thể được coi là một khởi đầu tốt, tuy nhiên, vẫn còn có nhiều chất phụ gia gây hại khác.”
Yen Tran( Theo edition.cnn.com)