Bạn có luôn trong trạng thái mệt mỏi cho dù bạn đã ngủ nhiều hơn 8 tiếng? Bạn luôn cần đến sự trợ giúp của một cốc cà phê để có thể tỉnh táo? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài này.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tuyến thượng thận mệt mỏi (adrenal fatigue). Khi bạn đi kiểm tra sức khỏe rất có thể bác sĩ sẽ không chẩn đoán đúng nguyên nhân vì tuyến thượng thận mệt mỏi có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau như: cảm thấy cáu gắt, cảm thấy buồn phiền và trầm cảm, cảm thấy stress.
Trên thực tế, có gần 80% người có tuyến thượng thận bị làm việc quá sức suốt cả đời nhưng họ không phát hiện ra. Họ chỉ nghĩ đơn giản do cơ thể thiếu ngủ gây nên mệt mỏi.
Căng thẳng kéo dài khiến các tuyến thượng thận làm việc quá sức và do đó ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, có một nguyên nhân chính thường bị bỏ qua đó là nồng độ pH trong máu.
Nồng độ pH trong máu ảnh hưởng đến tuyến thượng thận như thế nào?
Mỗi người đều có nồng độ pH lý tưởng trong máu riêng trongkhoảng 7,35. Sự sụt giảm hay tăng lên của nồng độ pH đều gây ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Do đó chúng ta cần phải giữa cân bằng nồng độ pH trong máu.
Nồng độ acid trong máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng pH. Điều này được gọi là nhiễm acid và nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày.
Các tế bào máu di chuyển xung quanh để vận chuyển oxy đến từng tế bào trong cơ thể bạn và để làm được điều này nó cần phải có điện tích âm để đẩy nhau và giữ khoảng cách.
Các điện tích âm này giúp các tế bào máu di chuyển qua các mao mạch nhỏ một cách dễ dàng và hiệu quả nhưng khi có quá nhiều acid, các tế bào máu bắt đầu rối tung khiến máu khó chảy và không cung cấp đủ lượng oxy.
Điều này cũng làm suy yếu các tế bào máu đỏ có nghĩa là các tế bào này có thể chết đi và lần lượt tạo ra nhiều acid hơn. Năng lượng của cơ thể bạn sẽ càng ít đi dẫn đến bệnh mệt mỏi mãn tính.
Thực phẩm hàng ngày có ảnh hưởng đến nồng độ pH như thế nào?
Không phải loại thực phẩm nào mà chúng ta ăn cũng gây mất cân bằng nồng độ pH. Chắc hẳn nhiều người nghĩ nước cam ép có nhiều acid sẽ khiến nồng độ acid trong máu tăng cao. Tuy nhiên, nhưng thức uống như cà phê, rượu bia hay đạm động vật và sò điệp mới chính là nguyên nhân.
Khi chúng ta ăn, acid từ thực phẩm tiết ra dạ dày rất quan trọng vì chúng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng những thực phẩm trên lại tiết là một lượng acid lớn gây dư thừa và sau đó chúng ngấm vào máu khiến nồng độ acid tăng lên.
Làm thế nào để nồng độ acid cân bằng?
Cách hiệu quả nhất để lấy lại sự cân bằng của nồng độ pH đó chính là ăn những thực phẩm có tính kiềm cao. Tuy nhiên, không phải là bạn không nên ăn những thực phẩm có tính acid cao mà bạn nên cân bằng giữa các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
Sau đây là một vài gợi ý cho bạn về các nhóm thực phẩm:
– Nhóm thực phẩm làm tăng nồng độ acid: các loại thịt và gia cầm (protein động vật), cá, sữa, trứng, ngũ cốc, cà phê và rượu.
– Các loại thực phẩm làm tăng nồng độ kiềm: trái cây, các loại hạt, các loại đậu và rau quả (protein thực vật).
– Các loại thực phẩm có mức độ trung tính pH: nước, chất béo tự nhiên, tinh bột và đường.
Thanh Thủy (Theo LifeHack.org)