Nghiên cứu mới chứng minh: sự cô đơn thuần túy, tránh xa các thiết bị sẽ mang lại sự điềm tĩnh.

4 nghiên cứu mới về tâm lý học tích cực của việc dành thời gian một mình mà không sử dụng các thiết bị.

junjie/Shutterstock

Nguồn: junjie / Shutterstock

Trải nghiệm tâm lý học về việc thực sự ở một mình, không có thiết bị điện tử tiện dụng và không có người khác để nói chuyện cùng, có thể mang lại sự thanh thản, bình an. Nghiên cứu sinh tiến sĩ Thuy-vy T. Nguyen và giáo sư Richard M. Ryan và Edward L. Deci, từ Đại học Rochester, đã chứng minh những tác động về mối liên hệ về mặt cảm xúc của cô đơn trong bốn nghiên cứu vừa công bố trong Tập san Nhân cách và Tâm lý Xã hội Personality and Social Psychology Bulletin).

Dành thời gian một mình giúp làm giảm cường độ của những cảm xúc mà mọi người đã trải qua, cả tích cực và tiêu cực. Thời gian ở một mình cũng làm tăng cảm giác an lạc, bình tĩnh và thư giãn. Trong một số điều kiện và đối với một số người, thời gian một mình cũng làm tăng cảm giác buồn bã, chán nản, và cô đơn.

Trong điều kiện cô đơn hoàn toàn trong ba thí nghiệm, người tham gia ngồi một mình trong 15 phút trên một chiếc ghế thoải mái, cách xa các thiết bị điện tử, không làm bất kỳ hoạt động nào. Họ mô tả cảm xúc của họ trên thang đánh giá vào đầu buổi và một lần nữa vào cuối buổi thử nghiệm.

Những người tham gia được hỏi về những cảm xúc tích cực liên quan đến cường độ mạnh hoặc kích thích của họ (ví dụ như cảm thấy phấn khích, nhiệt tình, tràn đầy sinh lực) cũng như những cảm xúc tiêu cực tương đối dữ dội của họ (ví dụ, lo lắng, tức giận, bồn chồn). Họ cũng báo cáo về những cảm xúc tích cực với cường độ thấp hơn (ví dụ như cảm giác an lạc, bình tĩnh và thư giãn) và cảm xúc tiêu cực cường độ thấp hơn (ví dụ như cảm giác buồn bã, chán nản, và cô đơn).

Thông thường, theo bốn nghiên cứu, những người tham gia trải nghiệm 15 phút trong trạng thái ở một mình hoàn toàn đã cảm thấy những cảm xúc mãnh liệt (cả tích cực và tiêu cực) ít mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa đó, sự cô đơn đã làm dịu đi những cảm xúc mãnh liệt đó: Mọi người cảm thấy giảm sự kích động, mãnh liệt, lo lắng, và tức giận sau khi ngồi một mình mà không có thiết bị bên cạnh hơn trước đây có sử dụng các thiết bị. Họ cũng cảm thấy bình tĩnh, thoải mái hơn và bình an hơn. Đôi khi, một số người cảm thấy buồn, cô đơn hơn hoặc chán hơn.

Một trong những nghiên cứu là so sánh những người trong tình trạng cô đơn hoàn toàn với những người thay vì dành 15 phút đó thì họ dùng thời gian 15 phút để có cuộc trò chuyện làm quen với một người trợ lý nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy chỉ có trải nghiệm về sự cô đơn thuần túy khiến họ bình yên.

Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia trạng thái cô đơn thuần túy được so sánh với những người khác đã dành 15 phút một mình trong cùng một chiếc ghế thoải mái, nhưng đọc một bài báo khá thú vị. Việc đọc không làm hỏng tâm lý học tích cực của sự cô đơn. Những người tham gia ngồi một mình mà không đọc và những người ngồi, đọc lặng lẽ trải nghiệm cùng một mức giảm cường độ cảm xúc giống nhau, và sự bình tĩnh cùng tăng lên. Cả hai nhóm đều trải nghiệm việc tăng lên một số cảm xúc tiêu cực cường độ thấp, chẳng hạn như buồn bã và cô đơn.

Những người yêu thích cô đơn biết rằng trải nghiệm này có thể là một điều hoàn toàn tích cực, một vài hoặc không có cảm giác buồn bã, cô đơn hay chán nản. Nguyen và các đồng nghiệp của cô ấy muốn tìm hiểu về những trải nghiệm cô đơn thuần túy, không bị vướng bận bởi những cảm giác tiêu cực của nỗi buồn và sự cô đơn. Họ dự đoán rằng những cách suy nghĩ mà mọi người đưa ra trong khi họ ở một mình và có một số lựa chọn về việc nghĩ về điều gì khi ngồi một mình mới là điều quan trọng. Trong một thí nghiệm của họ, một số người tham gia được đưa ra sự lựa chọn về việc nên suy nghĩ về các chủ đề tích cực hoặc trung lập và những người khác đã được hướng dẫn để suy nghĩ về những suy nghĩ tích cực hay những suy nghĩ trung lập.

Một lựa chọn đã được gợi ý, hướng dẫn do đó họ đã suy nghĩ tích cực. Những người tham gia lựa chọn những gì cần suy nghĩ và họ nghĩ về những điều tích cực (dù là do lựa chọn hay vì hướng dẫn) không cảm thấy bất kỳ sự gia tăng những cảm xúc tiêu cực cường độ thấp như buồn bã, cô đơn, hoặc chán nản. Họ vẫn trải qua những cảm xúc tích cực có cường độ thấp (an lạc, thư giãn và bình tĩnh), và họ cũng giảm được cảm xúc tiêu cực cường độ cao (tức giận và lo lắng). Một số điều khác cũng xảy ra, có thể một số người cho rằng họ đạt kết quả tốt: Họ không trải nghiệm bất kỳ sự giảm đi nào trong những cảm xúc mãnh liệt tích cực của họ, chẳng hạn như phấn khích hay sự nhiệt tình.

Nói tóm lại, những người ngồi một mình trong vòng 15 phút không sử dụng thiết bị điện tử và phải lựa chọn suy nghĩ những gì, hoặc những người nghĩ về những điều tích cực (theo sự lựa chọn hoặc bằng những bài tập) có những trải nghiệm tích cực về việc ở 1 mình. Họ cảm thấy bình tĩnh và ít tức giận hoặc lo lắng, không cảm thấy buồn bã và cô đơn hơn, và không để mất bất kỳ cảm xúc phấn khởi hoặc lòng nhiệt tình của họ.

Trong nghiên cứu cuối cùng, các tác giả đã nghiên cứu trải nghiệm về sự cô đơn trong cuộc sống hàng ngày của những người tham gia. (Những người tham gia trong tất cả các nghiên cứu là sinh viên đại học.) Những người tham gia báo cáo về cảm xúc của họ mỗi ngày trong hai tuần. Trong suốt 1 tuần trong 2 tuần phải bảo cáo, những người tham gia đã dành 15 phút mỗi ngày trong sự cô đơn thuần túy, tránh xa các thiết bị điện tử của họ. (Một nửa trong số những người tham gia có những ngày cô đơn trong tuần đầu tiên, và một nửa trong tuần thứ hai.)

Những người tham gia cảm thấy ít những cảm xúc cường độ mạnh hơn (cả tích cực và tiêu cực) trong suốt tuần có thời gian ở một mình 15 phút của họ so với tuần khác. Họ cảm thấy ít giận dữ và lo lắng, cũng như ít phấn khích và nhiệt huyết. Đối với những người tham gia có thời gian ở một mình trong tuần đầu tiên, các tác dụng bình tĩnh dường như kéo dài một chút vào tuần thứ hai.

Trong nghiên cứu về cuộc sống hàng ngày, những người có trải nghiệm cảm xúc tích cực là những người trải nghiệm nỗi buồn và cô đơn khi họ ở một mình phụ thuộc vào cách các thành viên nghĩ như thế nào về lý do họ dành thời gian ở một mình. Các nhà nghiên cứu hỏi họ về điều đó. Một số người đã đưa ra câu trả lời gợi ý rằng họ không có động lực để dành thời gian riêng cho họ. Ví dụ, họ nói rằng họ đã dành thời gian ở trong trạng thái cô đơn “bởi vì tôi đã được bảo là bởi bản thân mình” hoặc “bởi vì tôi sẽ cảm thấy xấu hổ, tồi tệ về bản thân mình nếu tôi không làm điều đó.” Những người khác tích cực hơn, đồng ý với các mục như “Bởi vì tôi tìm ra khoảng thời gian tôi tự mình dành cho bản thân vì tôi thấy điều này quan trọng và có giá trị với tôi”, hoặc hay nhất là “bởi vì tôi chỉ đơn giản tận hưởng thời gian để được là chính bản thân mình.”

Những người nói rằng họ đã dành thời gian cho bản thân vì khoảng thời gian đó là có lợi hoặc bởi vì họ thích có những trải nghiệm tích cực nhất. Tuần ở một mình đã làm họ cảm thấy bình tĩnh hơn, bình yên hơn và thoải mái, không làm họ cảm thấy buồn bã, cô đơn hay chán nản.

Nghiên cứu mới này thể hiện với những dữ liệu khoa học về những người độc thân, họ đã biết đến trong lòng của họ từ lâu: Sự cô đơn không giống với cảm giác đơn độc. Đối với những người yêu thích sự cô đơn, không có gì đáng buồn, cô đơn, nhàm chán về nó. Trong thực tế, điều này thực sự hết sức thú vị.

Kiều Ngọc (Theo Psychologytoday.com)