Làm thế nào để có thể từ bỏ thói quen xấu của bản thân?

Ngay khi bạn đọc bài báo này, có lẽ bạn đang ngồi lướt facebook, nằm ủ rũ trên ghế, hay ăn vài món đồ ăn vặt mà bạn ưa thích. Hay bạn vẫn thường có thói quen bật đèn khi ngủ mặc dù bạn biết ánh sáng của đèn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Phải chăng đôi lúc bạn nhận ra rằng bạn có quá nhiều thói quen xấu?

Yêu quý hay ghét bỏ người bạn “thói quen xấu”

Những thói quen xấu không làm một người trở nên tệ hơn (về mặt tinh thần), mặc dù bạn thừa hiểu rằng nếu bạn cứ giữ những thói quen xấu ấy, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Bạn cố gắng từ bỏ và có những lúc bạn gặp khó khăn. Những lúc như thế bạn hay tìm những lý do tự biện minh cho mình để có thể bỏ cuộc. Kiểu như:

  • Tôi đã (thói quen xấu của bạn, ví dụ: dùng điện thoại trong bóng tối) một thời gian dài, và tôi thấy dường như nó không có ảnh hưởng nhiều lắm tới cuộc sống của tôi, hơn nữa việc từ bỏ sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của tôi.
  • Một thời gian dài trôi qua, và tôi chẳng tìm thấy lý do gì để từ bỏ nó cả. Vì vậy tôi nghĩ việc từ bỏ là không cần thiết.

Những thói quen xấu có lẽ đã ăn sâu bám rễ vào bạn bởi lẽ ngày nào bạn cũng lặp đi lặp lại chúng. “Việc lặp lại” những thói quen hàng ngày giống như là gốc rễ của vấn đề vậy. Bạn không thay đổi được nó thì bạn chẳng thể từ bỏ thói quen xấu của mình. Ví dụ bạn là một cô gái rất nhạy cảm, và bạn đang bị stress vì vừa bị sếp mắng, bạn nghĩ ngay đến những món đồ ăn vặt yêu thích của mình. Những món đồ ăn vật ấy sẽ giúp bạn cảm thấy vơi đi phần nào nỗi ấm ức trong lòng nhưng sự thật là nó còn mang lại cho cơ thể bạn không ít chất hóa học độc hại. Mặc dù bạn biết rằng ăn nhiều đồ ăn vặt là không tốt, thế nhưng bạn vẫn không thể vượt qua “tiếng gọi của con tim”. Và thế là cứ mỗi lần bạn bị stress là bạn lại tìm gặp những người bạn “không mấy tốt bụng kia”. Và dần dà nó trở thành một thói quen xấu của bạn.

Có lẽ bạn hút thuốc bởi bạn cho rằng hút thuốc sẽ giúp bạn cảm thấy thoải moái hơn, đỡ stress hơn. Cũng có thể bạn hay nằm ườn ra ghế và than dài than ngắn bởi vì bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải àm việc căng thẳng. Tóm lại miễn là bạn cảm thấy thoải mái, nên cho dù nó là thói quen xấu thì bạn cũng rất dễ mắc phải. Nhưng liệu rằng bạn có biết chính nó lại là thứ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe của bạn đến nhường nào không?

Hãy tưởng tượng rằng tôi cho bạn hai sự lựa chọn, một là đưa cho bạn 100 đô la ngay bây giờ, hai là đưa cho bạn 1.000 đô nhưng vào bảy năm sau. Bạn sẽ chọn cái nào? Bạn thừa hiểu rằng lựa chọn hai sẽ có lợi cho bạn nhiều hơn nhưng chắc chắn bạn sẽ lựa chọn đầu tiên, bởi lẽ bạn không muốn phải “trì hoãn” việc nhận thưởng.

Sự “ban thưởng cho cuộc sống ngắn” là kẻ thù đáng gờm nhất. Thế nhưng nếu bạn biết “hóa thù thành bạn” thì chính nó lại là cánh tay phải giúp bạn đá phăng những thói quen xấu kia đấy.

 Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Thói Quen Xấu?

Sau đây là ba bước giúp bạn loại bỏ thói quen xấu.

  1. Điều chỉnh suy nghĩ của chính bản thân mình

Sau khi bạn đã quyết định từ bỏ một thói quen nào đó, việc đầu tiên nên làm là tìm một thói quen tốt thay thế vào chỗ trống thời gian của thói quen xấu. Sau đó hãy tự cam kết với bản thân mình rằng mình sẽ từ bỏ nó. Điều quan trọng nhất chính là ý thức và sự kỷ luật của bạn với chính bản thân mình. Đừng tự bào chữa cho mình, đừng đưa ra bất kỳ lý do gì để biện minh mỗi lần bạn phạm lỗi. Đừng tự phân vân là có nên từ bỏ hay không. Đừng cho bản thân cơ hội suy nghĩ hay bận tâm về nó. Ấy cũng là lý do tôi khuyên bạn nên tìm một thói quen khác thay thế. Ví dụ nếu bạn muốn từ bỏ thói quen hay nằm ườn ra trên ghế trong ghế khi làm việc, hãy tự nói với bản thân mình rằng: bạn đang làm việc rất hăng say và chả có lý do gì để bạn nằm ườn ra trên ghế cả. Hãy ngồi thẳng lưng và làm việc một cách nghiêm túc. Đừng dùng bất cứ lý do gì để biện luận cho hành động “nằm nghỉ một tý” của bạn, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

  1. Hiểu rõ chính bản thân mình

Thử viết ra những việc bạn nghĩ là thói quen xấu của mình. Chỉ khi bạn hiểu rõ thói quen xấu của mình là gì? Tại sao bạn lại có thói quen đó? Điều gì làm bạn “yếu lòng” trong những phút giây mà đáng ra bạn phải “dứt khoát từ bỏ”. Chỉ khi đấy bạn mới thực sự sẵn sàng tham gia cuộc hiến đánh bại “thói quen xấu” này.

  1. Thưởng phạt công tâm

Vừa rồi tôi có nói với bạn rằng những phần thưởng ngắn hạn sẽ trở thành cánh tay đắc lực của bạn nếu bạn sử dụng nó một cách khoan ngoan. Và bây giờ là lúc chúng ta sử dụng nó. Trước hết hãy nhớ rằng bạn chỉ được thưởng khi bạn làm đúng, nghĩa là bạn không mắc lặp lại thói quen xấu của mình nữa. Phần thưởng không cần có giá trị về mặt kinh tế, miễn là nó khiến bạn cảm thấy thoải mái. Ví dụ như bạn cho phép bản thân được nhảy tùy thích hay có thể ăn một món ăn khoái khẩu của mình…Có thưởng thì cũng phải có phạt, những hình phạt không cần phải nghiêm trọng quá những miễn sao nó khiến bạn thực sự không thoải mái và không muốn phải  lặp lại nó lần hai. Ví dụ: Bạn muốn từ bỏ thói quen hay ăn vặt và thường để đồ ăn vặt bừa bãi lên bàn làm việc, bạn hứa với bạn cùng phòng rằng nếu mọi người nhìn thấy đồ ăn vặt trên bàn bạn, bạn sẽ phải khao mọi người một bữa thật to.Tự nhiên phải chịu một khoảng tiền không đáng tôi cá là bạn sẽ tự biết điều chỉnh hành vi của mình.

Những hình phạt thích đáng và những phần thưởng hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế dần dần những thói quen xấu trong cuộc sống của bạn.

Tự huấn luyện bản thân như cách người ta huấn luyện một chú chó

Bạn còn nhớ thí nghiệm về chú chó với phản xạ có điều kiện học ở chương trình sinh học cấp hai không? (Sơ lược là: nhà khoa học Pavlov đã tiến hành làm thí nghiệm trên một chú chó, cứ đến một khung giờ nhất định ông sẽ rung chuông và mang cơm ra cho chú chó ăn, cứ thế một thời gian sau. Có một hôm ông rung chuông nhưng không mang cơm ra, song ông lại thấy chú chó nhỏ dãi). Rõ ràng việc chú chó nhỏ dãi dường như đã trở thành thói quen hàng ngày. Tại sao bạn không thử áp dụng cách này để thay đổi bản thân bạn, chú chó nhỏ dãi mặc dù chưa được ăn bởi vì chú ta cho rằng mình sẽ có phần thưởng (đó là cơm). Vậy thì sẽ không làm thói quen xấu kia vì bạn biết mình sẽ có phần thưởng khi thực hiện tốt mục tiêu mình đã đặt ra. Đó là lý do vì sao tôi khuyên bạn lên có hệ thống thưởng phạt thật “rõ ràng và công tâm”.

Đừng từ bỏ chỉ vì lo sợ thất bại. Kể cả khi bạn có vô cùng nhiều thói quen xấu và dường như nó đã “ăn sâu” vào tiềm thức bạn đi nữa. Việc thay đổi là hoàn toàn có thể. Khởi đầu không bao giờ là dễ dàng cả, nhưng khi những thói quen tốt dần được hình thành trong bạn, bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra là không hoài phí một chút nào. Còn chần chờ gì nữa, bắt tay ngay vào hành động thôi!

 

                                                               Tuyết Mai (Theo: lifehack.org)