Học cách yêu bản thân mình là chìa khóa cho mối quan hệ hạnh phúc

Ai cũng có thanh âm của cõi lòng cứ vang vọng trong chúng ta hàng ngày. Tất cả chúng ta liên tục độc thoại với chính mình với việc đánh giá và phân tích những hành động của chính mình và người khác. Và đây chính là tiếng nói của cõi lòng, là kim chỉ nam giúp chúng ta có thể nhìn nhận và tự chữa lành cho chính mình.

Thanh âm của cõi lòng tác động đến cuộc sống của chúng ta như thế nào

Trong một quãng thời gian dài, thanh âm cõi lòng là một kẻ thù đáng sợ đã đeo bám tôi ở bất cứ nơi đâu. Từ lúc còn là một cậu nhóc tuổi teen cho đến khi trưởng thành, tôi nhớ rằng mình đã luôn sống trong nỗi sợ hãi. Dù cho có rất nhiều người thương yêu bên cạnh mình, nhưng tôi vẫn cảm thấy chông chênh và choáng ngợp. Chính kẻ thù trong tôi tạo nên những xúc cảm của cuộc đời.

Kẻ thù trong tôi nói với tôi sự thật rằng “Bạn không tử tế! Bạn thật không hay ho gì cả! Bạn không nên nghĩ về điều này hay điều khác! Mặc dù mọi người nói họ rất quan tâm đến bạn, nhưng tất cả đều là giả dối. Họ sẽ làm bạn tổn thương và rời xa bạn vì bạn không tử tế!”

Những thanh âm thật đáng sợ phải không nào? Thậm chí phải thừa nhận rằng tôi không hề biết có một người đồng hành đáng sợ ngay trong chính bản thân mình. Những nghĩ suy cứ lạc lối trong tâm ý một cách vô thức mặc cho tôi cảm thấy đau khổ và kiệt quệ.

Cũng chỉ tại kẻ thù của chính mình mà tôi đã không sống thật với bản thân, tôi cảm thấy thật khó khăn để đưa ra quyết định. Và tôi cũng cảm thấy mình sống giả dối với những xung quanh, đặc biệt là anh, người đã trao cho tôi một mối tình lãng mạn. Tôi luôn nghi ngờ những gì tốt đẹp nhất mà anh dành cho mình, cảm giác ghen tuông và luôn mưu cầu sự che chở để xoa dịu nỗi khắc khoải trong mình.

Những lời động viên từ anh ấy lẽ ra phần nào đã giúp tôi vơi đi, nhưng chúng chưa bao giờ là đủ cho những khủng hoảng trong tôi. Ngoảnh nhìn lại, ngay lúc này đây tôi cảm nhận được 3 mối quan hệ mật thiết đang chiếm hữu trong tôi: người yêu, kẻ thù và tôi.

Bộ ba đáng ghét này là cội nguồn của khổ đau. Những chở che của người yêu đã khiến tôi quá dựa dẫm vào anh ấy trong mọi mặt của cuộc sống. Và điều đó khiến tôi đặt hạnh phúc của mình vào tất cả những gì anh ấy nói. Chính điều này là đòn bẩy cho một mối tình không còn đẹp giữa chúng tôi và tạo gánh nặng không hề nhỏ cho anh ấy.

Không khó để nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh từ nơi mà tôi đang có mặt, 15 năm tuổi đời với nhiều sóng gió của cuộc đời. Nhưng nhìn lại, tôi đã không thể nói cho bạn biết rằng tại sao tôi cảm thấy rất khổ đau và lạc lõng. Kết quả là, tôi đã chiêm nghiệm và dáng lên những khổ đau cho những mối quan hệ khác.

Làm thế nào để đối xử tốt với chính mình để thay đổi cuộc đời

Những điều đầu tiên giúp tôi thay đổi đó là tôi bắt đầu nhận ra thanh âm đầy ma lực trong chính mình, đặt câu hỏi cho nó và xem nó như vật bất ly thân. Điều này không thể thành công một sớm một chiều nhưng hãy hành động!

Từ đó tôi bắt đầu trò chuyện với chính mình bằng cách hiểu và tự động viên. Tôi đã thấy sự thay đổi lớn. Tôi đã có thể tự đưa ra quyết định mà không còn hoang mang. Tôi có thể tự thưởng cho mình và cảm thấy mạnh mẽ hơn. Tôi có thể hòa nhập và vui đùa với người khác cũng như bạn bè của họ.

Tóm lại, tôi đã trở thành người bạn tốt hơn khi xưa. Nhờ sự cởi mở với chính mình mà tôi có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ bền chặt với mọi người xung quanh trong cuộc sống. Sự lựa chọn này, tôi không còn cảm thấy mình phải sống  phụ thuộc vào một điều gì đó …. hoặc khiến mình dễ bị tổn thương nữa, thay vào đó là cảm giác tin tưởng và an toàn.

Với những trải nghiệm làm thay đổi cách đối xử với chính mình và tôi muốn giúp đỡ những người khác cũng làm được như vậy, tôi đưa ra một vài thông điệp giúp chúng ta đạt được.

  1. Hãy là người phán xử của chính mình

Đó là lúc bạn nghe được những tiếng lòng trò chuyện với chúng ta hàng ngày. Không cảm nhận được điều này, bạn sẽ không thể biến kẻ thù nội tâm thành những người bạn.

Nó có thể truyền cảm hứng hoặc làm bạn xuống tinh thần? Nó khiến bạn cảm thấy sợ hãi hay giúp bạn tự tin? Nó nói cho bạn biết bạn là người vô giá hay vô dụng?

Để giúp bạn hiểu được điều này, tôi khuyên bạn nên thử kiểm chứng qua “Bẫy tư duy”. Đây là những cách suy nghĩ không thực tế mà chúng ta thường bị cuốn vào khiến chúng ta không hài lòng. Hãy tìm hiểu xem đâu là cái bẫy của chính bạn.

  1. Hãy thử thách người phán xử trong bạn và đừng bị đánh bại

Khi bạn quen dần với những thở than và phán xét của chính mình, bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi cho nó.

Cũng giống như bao người trưởng thành khác, tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi cho chính mình và luôn công nhận sự có mặt của nó. Nhưng từ khi tôi bắt đầu đặt câu hỏi, tôi nhận ra rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho sự nổi loạn trong mình. Duy nhất chỉ có bằng chứng chính là niềm tin của bản thân mình. Tôi đã tin nó một cách ngu muội.

May mắn thay, tôi bắt đầu xây dựng niềm tin này với một số câu hỏi rõ ràng mà người phán xử trong tôi phản ứng không có hiệu lực.

Đây là một vài câu hỏi ví dụ để chất vấn chính bạn:

  1. Bằng chứng nào đang nuôi những ý nghĩ này? Và bằng chứng nào không nuôi những ý nghĩ này ?
  2. Điều đó là sự thật hay chỉ trong suy nghĩ?
  3. Tôi có tin rằng những suy nghĩ này là dựa vào cảm xúc?
  4. Tôi sẽ nói gì với một người bạn khi họ cũng có những suy nghĩ này?

 

  1. Hãy coi như cảm xúc rốt cuộc cũng chỉ là cảm xúc mà thôi

Đan xen giữa những nghĩ suy và cảm xúc khiến cho nhiều người trong chúng ta bị xáo trộn. Cảm xúc thường là những gì mà chúng ta có thể diễn tả bằng một từ ví dụ như lo âu, khó chịu, hạnh phúc hay buồn đau. Trái ngược lại, suy nghĩ thường là những giá trị của sự chiêm nghiệm và được diễn tả thành một hoặc nhiều lời.

Người phán xử của chính bạn thường là mớ hỗn độn chống lại bạn. Khi bạn cảm thấy lo lắng hay không thoải mái, kẻ thù trong bạn lộ diện và nói cho bạn có điều gì đó không ổn. Trên thực tế, ít nhiều không có gì là sai cả. Thật tốt thôi để đón nhận những cảm xúc tồi tệ vào một vài khoảnh khắc, và điều đó không có nghĩa là bạn đã làm gì sai hay bạn là người xấu.

Vì vậy, cách tốt nhất để chống lại người phán xử trong bạn là hãy đối diện và chú ý tới nó.

Bạn có thể trở nên sâu sắc hơn bằng cách tự nhủ như thế này “X là những gì đã xảy ra và bây giờ tôi cảm thấy buồn và lo âu. Thật tốt thôi để trải nghiệm những xúc cảm này và vượt qua đó. Chỉ vì theo cảm xúc này không có nghĩa là bất cứ điều gì tôi cũng sai và hành động sai”.

Tôi chia sẻ cho bạn cách đặt câu thần chú cho mình dựa trên những điều mà bạn thường tự giải thoát mình khỏi những cảm xúc tiêu cực.

  1. Bạn cần tạo dựng mối quan hệ, nó sẽ không diễn ra ngay đâu

Cần có thời gian để đưa những điều quan trọng này vào thực tiễn. Bạn có thể đã chịu đựng kẻ thù trong mình hơn 10 hoặc 20 năm. Người phán xét trong bạn đã có rất nhiều động thái. Vì vậy, sẽ có một số bài tập cho bạn để khuyến khích sự hỗ trợ và cảm thông từ nội tâm bạn.

Khi bạn thực hiện theo các bước sau để cải thiện mối quan hệ với chính mình, bạn cũng có thể bắt đầu tận hưởng nhiều lợi ích từ mối quan hệ thân mật này.

Từ giây phút này bạn hãy nuôi dưỡng những mối quan hệ này mà không phải bằng sự mong cầu hay lo lắng, nhưng hãy thoát ra khỏi sự mưu cầu hay trông cậy.

Thay vì bạn cứ dằn vặt bởi những xúc cảm của bạn và của người khác về bạn, bạn hãy cứ tận hưởng những khoảnh khắc với những người quan trọng đối với mình.

Thay vì sống trong hoài nghi và ghen tị, bạn hãy đón nhận những mối quan hệ chân thành và bền chặt.

Xin hãy nhớ rằng, những tình cảm đích thực không có chỗ cho những phán xét và khắt khe. Đã đến lúc trở thành người bạn tốt của chính mình và những người cùng đi chung với mình.

                                                                                                        Thùy Linh (Theo Lifehack.org)