Bạn đang “có vẻ” bận rộn hay là thật sự bận rộn cho những việc làm có ý nghĩa trong cuộc sống?

Cuộc sống có thể rất bận rộn. Dường như rằng càng lớn thì chúng ra càng có nhiều trách nhiệm. Công việc, gia đình, bạn bè và thậm chí là cả công nghệ và các phương tiện truyền thông cũng luôn là những mối bận tâm của chúng ta. Đôi khi chúng ta như đang lướt qua cuộc sống này để chạy theo mọi thứ.

Không khó để trở nên bận rộn, mỗi khi có thời gian rảnh là sẽ có những công việc bù đắp vào đó. Nhưng vấn đề là đôi khi chúng ta quá tập trung vào những điều vô thưởng vô phạt cho cuộc sống chúng ta. Rất nhiều người bận rộn nhưng mà lại không phải là bận rộn có hiệu quả.

Đã đến lúc bạn nên sắp xếp lại thứ tự những nhiệm vụ của mình

Đã có những lúc mà tôi làm việc cả một ngày dài vất vả nhưng không làm được điều gì có giá trị cả. Chắc chắn là tôi đã xử lý hàng đống email và làm nhiều việc khác nhưng tôi chẳng đạt được điều gì giúp tôi phát triển cả. Thật là dễ bị mắc kẹt trong hàng đống thứ như vậy.

Mỗi khi điều này xảy ra, tôi lại muốn làm vài điều để phá bỏ sự buồn tẻ này và quay trở lại làm những công việc có mục đích. Điều tôi làm là đọc bài viết của Benjamin Hardy “Nếu bạn quá bận rộn với 5 điều này: Cuộc sống của bạn đang chệch hướng hơn bạn nghĩ.”

Nếu bạn quá bận rộn, bạn cần một sự điều chỉnh lại

Thậm chí những người thành công và có tổ chức cũng có lúc cần phải điều chỉnh lại. Và Hardy đã giúp độc giả của mình hiểu ra quá trình này.

Ông bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng ngày nay mọi người quá bận rộn khi tập trung vào những điều không quan trọng trong thời gian dài. Nếu chúng ta không dừng lại và đánh giá những gì chúng ta đang làm thì có thể chúng ta sẽ rơi vào những thói quen không tốt và bị lạc trên chính chính con đường mà chúng ta đã vạch ra.

Sau đây, hãy sử dụng hàng loạt các câu hỏi, Hardy giải thích các lĩnh vực cuộc sống mà chúng ta hay gặp rắc rối. Những lĩnh vực này gồm tổ chức, năng lượng môi trường, tài chính, mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và thời gian. Những lĩnh vực mà ông đề cập liên quan đến thế giới bên trong và bên ngoài của chúng ta. Hardy tạo ra một lời mời để chúng ta suy ngẫm về chính mình.

Cuối cùng, ông đưa ra các giải pháp cho những sai lầm phổ biến của chúng ta. Điều đầu tiên là chúng ta cần một khoảng lặng và sắp xếp lại cuộc sống. Nếu bạn bạn tới mức dường như cuộc sống đang chồng chéo lên bạn thì bạn sẽ nhận thức được tàm quan trọng của việc này. Những hỗn độn bên trong bạn dẫn đến sự mất cân bằng bên ngoài bạn, và thế giới trong bạn lại càng hỗn độn hơn. Ông nói rằng bạn cần lắng đọng lại và sắp xếp lại khi điều này xảy ra.

Sau đó, ông đưa ra các kế hoạch để đầu tư cho tương lai của bạn. Ông muốn nói tới cả về chất lượng và cách bạn dành thời gian của mình cho tài chính, sức khỏe và các mối quan hệ. Nếu bạn không có những nỗ lực rõ ràng để xác định bạn là ai, tại sao bạn lại phải làm những điều đó thì bạn sẽ không thể có cuộc sống viên mãn. Thiết lập tầm nhìn là một khâu quan trọng của việc này. Ông khẳng định:

“Tầm nhìn của bạn nên dựa trên lý do bạn làm chứ không phải dựa trên những điều bạn làm”

Ông cũng giải thích thêm rằng những điều bạn làm có thể thay đổi nhưng lý do bạn làm thì không.

Ông đưa ra kết luận bằng cách giải thích tầm quan trọng của việc bám sát công việc và tiến bước về mục tiêu hàng ngày. Khi bạn không tự có trách nhiệm theo dõi các biến số thì bạn sẽ rất khó nhận ra khi nào mình chệch hướng.

Quan sát những biến số trong các mối quan hệ, tài chính và việc cải thiện bản thân. Bằng việc theo dõi những lĩnh vực này, bạn sẽ có thể làm được nhiều hơn và tiến gần hơn tới mục tiêu.

Tiến bước về phía mục tiêu cần nhiều ý chí và nỗ lực hàng ngày. Thật dễ để nói về điều bạn muốn nhưng lại là một chuyện khác để làm được điều đó. Một bài thơ trẻ em rất nổi tiếng của Shel Silverstein đã nói về điều này:

“Những điều đáng lẽ nên cần làm/ Đều chạy trốn và ẩn nấp/ Vì những điều đã làm khác”

Có một sức mạnh khi chúng ta làm việc. Hardy nhắc nhở chúng ta rằng “công việc” trong trường hợp này không phải là bận rộn. Để tiến bộ từng chút một, bạn phải  làm những điều liên quan tới tầm nhìn lớn nhất của mình. Ông gợi ý rằng là nên làm những việc này vào sáng sớm, trước khi năng lượng của bạn bị tiêu hủy trong cả ngày.

Tại sao tôi lại phải đọc lại bài viết này

Đọc lại bài viết này giống như một giảng viên yoga nhắc nhở bạn quay trở lại nhịp thở của mình. Nó là huấn luyện viên thúc đẩy bạn tiến lên. Giống như câu thần chú lặp đi lặp lại trong đầu bạn để bạn thực hiện mục tiêu. Nó nhắc nhở chúng ta rằng phía sau những tầng lớp của truyền thông, thương hiệu cá nhân và nghề nghiệp và những nhiệm vụ là một con người đang ước mơ. Chúng ta phải luôn gắn liền với những giá trị cốt lõi và nguyên tắc cơ bản của chúng ta, nếu không thì chúng ta sẽ lạc lối trong một mớ hỗn độn.

Những người thành công nhất không thành công nhờ vào may mắn. Tạo lập một cuộc sống có ý nghĩa – cuộc sống mà bạn yêu thích – cần phải được lên kế hoạch một cách rõ ràng. Bạn phải theo dõi tiến độ và điều chỉnh các phương pháp của mình để đến được nơi mình muốn. Bạn cần phải nghĩ về những hoàn cảnh cá nhân, những kinh nghiệm và sự ưu tiên của mình sẽ ảnh hưởng thế nào tới điều bạn làm và lý do bạn làm.

Những điều làm chúng ta sao lãng là thứ không thể tránh khỏi. Chúng ta là con người có những điều mong muốn cũng như thất vọng. Đôi khi chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những điều chúng ta không muốn. Và chúng ta bắt đầu coi mọi thứ trong cuộc sống đều quan trọng như nhau. Đây là điều bình thường nhưng chúng ta cần học cách nhìn lại và tự học cách để quay trở lại đúng hướng.

Học hỏi những điều mà bạn có thể sử dụng từ bài viết

Tất cả nội dung bài viết sẽ vô ích nếu bạn không thể xác định rõ ràng điều gì là cản trở và tập trung vào những thứ quan trọng.

  1. Viết ra những mục tiêu của bạn và nghĩ về hoàn cảnh của mình. Nghĩ về những mục tiêu của bạn là một điều tuyệt vời, nhưng khi bạn viết xuống thì chúng lại động lực để bạn xác định bạn thật sự muốn gì. Những mục tiêu được viết ra có thể nhắc nhở bạn về mục đích của bạn khi cuộc sống trở nên phức tạp. Xác định mục tiêu rõ ràng có thể giúp bạn nghĩ về những hoàn cảnh của mình trong cuộc sống mà chúng sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Bạn có thể đoán trước được những sơ sót thay vì để sẩy chân.
  1. Loại bỏ điều không cần thiết. Khi bạn biết được điều mình muốn, bạn có thể bỏ đi những điều không liên quan tới lý do mà bạn làm. Hãy nghĩ như thế này: Bạn càng dành nhiều thời gian vào những thứ không liên quan thì bạn lại càng có ít thời gian cho những việc quan trọng.
  2. Trở nên có kế hoạch. Đặt ra mục tiêu chỉ là một phần của quá trình. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu, bạn sẽ phải chia chúng thành các bước nhỏ và thực thi. Khi bạn làm điều này, bạn có thể xác định những số liệu để xem xét rằng bạn đã tiến bộ chưa. Bằng việc lập kế hoạch và theo dõi bạn đang gắn kết với kế hoạch đó ra sao thì bạn có nhiều cơ hội hơn để thành công hơn là việc bạn chỉ ngồi đó và nghĩ về nó.
  3. Đừng ngại thay đổi. Hãy nhớ rằng kế hoạch và phương pháp của bạn có thể phải thay đổi khi mà có những biến cố trong cuộc sống của bạn. Có thể là bạn gặp phải một thách thức mới, hoặc là bạn nhận ra rằng các bước đi giờ không còn phù hợp nữa. Hãy điều chỉnh kế hoạch để không bị mất động lực. Giống như Hardy đã giải thích, điều bạn làm có thể luôn thay đổi nhưng lý do bạn làm thì không.

Tập trung vào tầm nhìn của bạn

Cuộc sống hiện đại có thể làm hỗn độn những nỗ lực cũng như những ý định của chúng ta cho tới khi chúng ta nhận ra rằng bản thân đang làm việc mà không có mục đích thật sự. Điều này xảy ra không hề có cảnh báo, và trước khi bạn nhận ra được thì bạn đang nản chí, yếu đuối và hoài nghi về giá trị của bản thân.

Tôi đã như vậy, và đôi khi tôi cần một người nhắc nhở để trở về đúng hướng. “Nếu bạn quá bận rộn với 5 điều này: Cuộc sống của bạn đang chệch hướng hơn bạn nghĩ” giúp tôi tập trung lại vào tầm nhìn của mình, và tôi hi vọng nó cũng có hiệu quả với bạn.

Đinh Văn Sự (Theo http://www.lifehack.org )