Đâu là ngôn ngữ khó học nhất? Câu trả lời phụ thuộc vào loại ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng.
Khi bạn muốn tìm hiểu sâu về khởi đầu của sự hình thành ngôn ngữ, chẳng hạn như bằng cách nghiên cứu cây “Ngôn Ngữ Của Thế Giới” dưới đây, bạn sẽ có thể thấy nơi mà các ngôn ngữ khác nhau tách ra. Bây giờ bạn có thể nhận thấy tại sao tiếng Tây Ban Nha lại giống với các ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Italia, tiếng Pháp…
Rồi tại sao ngôn ngữ khó học nhất với người nói tiếng Hàn lại khác với người nói tiếng Anh. Trong bài này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các ngôn ngữ khó học nhất với người nói tiếng Anh (gợi ý: chúng nằm ở các nhánh khác với nhánh tiếng Anh trên cây ngôn ngữ).
Thống kê chính thức
Nếu bạn đang tìm kiếm những số liệu thống kê chính thức, Viện ngôn ngữ quốc phòng (nơi dạy ngoại ngữ cho các thành viên của CIA) đã phân chia ngôn ngữ thành 4 loại, theo đó, loại 1 là dễ nhất, và loại 4 là khó nhất đối với dân nói tiếng Anh.
- Loại 1: Tiếng Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Bồ Đào Nha
- Loại 2: Tiếng Đức, Indonesia
- Loại 3: Tiếng Do Thái, Hindi (Phạn), Ba Tư, Nga, Serbia, Tagalog, Thái, Urdu, Thổ Nhĩ Kỳ…
- Loại 4: Tiếng Quan Thoại (Trung), Hàn, Nhật, Ả Rập…
Và dươi đây là 7 ngôn ngữ được xem là khó nhằn nhất với người nói tiếng Anh.
- Tiếng Quan Thoại (Trung)
Số người bản ngữ: 1.2 tỉ
Nước có số người sử dụng nhiều nhất: Trung Quốc
Tại sao khó: Có lẽ đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới, song nó lại gây không ít khó khăn cho những người nói tiếng Anh. Tiếng Trung là một ngôn ngữ đơn âm, chỉ cần một sự thay đổi trong ngữ điệu cũng đã có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu nói. Hệ thống chữ viết phức tạp với hàng ngàn ký tự cộng thêm số chữ đồng âm phong phú đa dạng chính là nguyên do khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới.
- Tiếng Iceland
Số người bản ngữ: 330,000
Nước có số người sử dụng nhiều nhất: Iceland
Tại sao khó: Dù tiếng Iceland không có nhiều thay đổi gì kể từ khi đảo quốc này được thành lập vào thế kỉ 9 và 10, song nó vẫn tiếp tục bổ sung thêm nghĩa mới cho những từ cũ. Một khó khăn nữa đến từ việc ngôn ngữ này là có chưa đến 400,000 người bản ngữ để mọi người có thể học tập và thực hành cùng.
- Tiếng Nhật
Số người bản ngữ: 112 triệu
Nước có số người sử dụng nhiều nhất: Nhật Bản
Tại sao khó: Tiếng Nhật có tận 3 bảng chữ cái độc lập: hiragana, katakana và kanji. Trước khi bắt đầu viết, người học tiếng Nhật cần phải học hàng ngàn ký tự trong những bảng chữ cái này. Tuy nhiên có một điều an ủi là nó vẫn dễ học hơn so với tiếng Trung.
- Tiếng Hungary
Số người bản ngữ: 13 triệu
Nước có số người sử dụng nhiều nhất: Hungary
Tại sao khó: Hầu hết các ngôn ngữ được nói ở Châu Âu đều thuộc hệ thống ngôn ngữ Indo-European (Ấn-Âu), nhưng tiếng Hungary lại thuộc nhóm Finno-Urgic (Phần Lan-Urgic), trong đó các từ được hình thành một cách riêng biệt. Nói cách khác, nó không giống như cấu trúc từ hay câu trong tiếng Anh. Ví dụ, với cụm “with my [female] friend” (với bạn [gái] của tôi) thì được kết hợp chỉ thành một từ “barátnőmmel.” Đau đầu chưa?
- Tiếng Hàn
Số người bản ngữ: 66.3 triệu
Nước có số nguòi sử dụng nhiều nhất: Hàn Quốc
Tại sao khó: Tiếng Hàn là một ngôn ngữ biệt lập, tức là nó không có một liên kết với bất kỳ nhóm ngôn ngữ nào cả. Thêm nữa, tiếng Hàn có bảy mức phát âm khác nhau được biến đổi phụ thuộc vào từng hình thức.
- Tiếng Ả Rập
Số người bản ngữ: 221 triệu
Nước có số người sử dụng nhiêu nhất: Ai Cập
Tạo sao khó: Mặc dù có đến 221 triệu người bản ngữ để bạn học tập song Ả Rập vẫn là một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất. Nguyên nhân thứ nhất là chữ viết của nó không có nguyên âm. Và phức tạp hơn nữa là hầu hết chữ cái Ả Rập được viết bằng bốn hình thức khác nhau phụ thuộc vào vị trí của từ.
- Tiếng Phần Lan
Số người bản ngữ: 5.4 triệu
Nước có số người sử dụng nhiều nhất: Phần Lan
Tại sao khó: Bạn đã xem Chúa tể của những chiếc nhẫn chưa? Tiếng Phần Lan chính là cơ sở để tác giả J.R.R. Tolkien xây dựng nên ngôn ngữ Elvish. Tiếng Phần Lan, cũng giống như tiếng Hungary, là một ngôn ngữ Finno-Ugric (Phần Lan-Urgic), trong đó những sự phức tạp của ngữ pháp là không có giới hạn. Và khi nào bạn có thể dịch từ tiếng Phần Lan sang tiếng Anh một cách trơn tru, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng những người nói tiếng Phần hiện đại có cách thể hiện cảm xúc khác hẳn với bản dịch truyền thống!
Lời khuyên
Lưu ý một điều rằng, ngôn ngữ nào khó học nhất với người nói tiếng Anh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ là một. Số người nói, nguồn gốc ngôn ngữ, sự tương đồng với tiếng Anh, và những yếu tố khác nữa góp phần xác định mức độ khó khăn mà bạn sẽ gặp khi học nó.
Nhưng điều quan trọng ở đây không phải là “ngôn ngữ nào khó học nhất.” Mà là khi quyết định học một ngôn ngữ nào đó, bạn đam mê như thế nào, bạn đối mặt với tâm lý lo ngại ra sao, và bạn cần ai giúp đỡ.
Mỗi ngôn ngữ đều có những thách thức riêng của nó, nhưng đi kèm với đó là những phần thưởng xứng đáng, là sự trải nghiệm và cảm giác thành tựu khi hoàn thành nó. Hãy nhớ, bất kể bạn quyết định học ngôn ngữ nào, thời gian bạn bỏ ra cho nó đều rất đáng đầu tư.
Quỳnh Lan (Theo LifeHack.org)