6 bài học từ Thế vận hội Olympic mùa đông tại PyeongChang – Hàn Quốc

Những bài học giá trị để cuộc sống tốt đẹp hơn

Tôi không theo dõi tất cả các phần thi đấu tại Olympics PyeongChang, Hàn Quốc, nhưng cũng đã xem khá đủ trên tivi và qua cả những bức ảnh để có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm này. Sau đây là 6 bài học tôi nhận được từ Thế vận hội mùa đông này:

  1. Về nhì hay về ba thì cũng tốt như hạng nhất mà thôi

Phần lớn các vận động viên thường rất hào hứng khi họ đạt huy chương bạc hoặc đồng đến nỗi khiến cho người xem nghĩ rằng phải chăng họ vừa đạt huy chương vàng? Tôi thích xem những bữa tiệc mừng “đã-không-đạt-huy-chương-vàng” vì chúng nhắc nhở tôi rằng chúng ta không cần phải giỏi nhất một thứ gì đó chỉ để thưởng thức và cảm thấy hài lòng với nó.

Bài học này đã gợi tôi nhớ về câu nói của một người bạn với tôi khi tôi nói với cô ấy rằng tôi đang cân nhắc nghỉ việc dạy học vì tôi không thuộc top đầu của khoa. Cô ấy nói: “Có thể là chỉ có 1 nhóm Beatles duy nhất (1 nhóm nhạc nổi tiếng thế giới). Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người không nên chơi nhạc nữa.” Từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu yêu thích thời gian lên lớp – và chính vì điều đó mà tôi lại trở thành một giáo viên giỏi.

Ở các kỳ thi Olympics, một VĐV người Mỹ tên là Chris Mazdzer tham gia thi môn trượt bang nằm ngửa mà không hy vọng sẽ đạt một tấm huy chương nào. Đó là lần thứ 3 anh ấy tham gia Olympics, và anh ấy tham gia đến lần thứ 13 ở cả Vancouver năm 2010 và ở Sochi năm 2014. Thêm vào đó, ở mùa này, anh ấy đứng thứ 18. Khi anh ấy đạt tấm huy chương bạc ở lần này, anh ấy đã rất hạnh phúc. Tôi thậm chí có thể cảm nhận được niềm vui của anh từ tận California, nửa vòng trái đất.

Và tôi yêu cái cách mà các VĐV người Mỹ nắm tay nhau thành vòng và đồng loạt nhảy nhót ăn mừng sau khi đạt được huy chương đồng ở bộ môn Trượt băng đồng đội.

  • Sự cứng nhắc trong cách nhìn nhận sự việc có thể dẫn đến việc bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc sống

Tôi là một người có tư tưởng truyền thống về sự kiện Olympics, nên tôi đã phản ứng khá cực đoan khi họ cho thêm bộ môn Trượt tuyết bằng ván một vài năm về trước. Tôi nghĩ mình đã quá cứng nhắc khi cho rằng đó chỉ là một bộ môn thứ cấp trên bàn so sánh với các bộ môn liên quan đến tuyết khác, ví dụ như Trượt tuyết dốc và Trượt tuyết vượt chướng ngại vật.

Tuy nhiên, năm nay tôi tình cờ đọc được một câu chuyện trên báo New York Times về một VĐV bộ môn Trượt tuyết nửa ống mới chỉ 17 tuổi tên là Chloe Kim. Gia đình cô bé di cư từ Hàn Quốc sang Mỹ từ nhiều năm trước. Cha của cô đã dành cả đời để huấn luyện cho cô, mỗi ngày cuối tuần 5 tiếng đồng hồ để đưa cô di chuyển từ Los Angeles đến vùng nông thôn có tuyết. Ông cũng thiết kế lại khoảng sân sau để cô bé có thể luyện tập tại đó.

Cho nên, khi tôi biết phần thi Trượt tuyết nửa ống đó sẽ được chiếu trên TV, tôi bật lên chỉ vì bài báo về cô bé Kim mà tôi đã đọc. Tôi thích phần thi đó đến nỗi xem luôn cả phần thi của nam. Thật là thú vị khi nhìn các VĐV nhảy lên cao như vậy (đôi lúc độ cao đó lên tới 1 tòa nhà 4 tầng), đồng thời liên tục điều khiển để làm những cú xoay vòng, và vẫn phải gắn chặt với tấm ván trượt, chỉ để tạo những cú lượn đẹp mắt trên cái máng. Và, trong sự ngạc nhiên của tôi, kỹ thuật của họ thật là tuyệt vời.

Vậy là tôi đã gạt cái tư tưởng cũ sang một bên và tự nhắc nhở bản thân mình rằng sự cố chấp có thể khiến tôi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội mà cuộc sống đem đến, bất kể tôi là người thi hay khán giả.

  • Thực sự tập trung vào mỗi khoảnh khắc có thể khiến trải nghiệm trở nên thú vị hơn

Tôi đã không định xem phần thi môn Trượt băng nằm ngửa vào cái ngày mà tôi xem môn trượt tuyết nhưng trong quá khứ thì bất cứ khi nào cái bộ môn đó được chiếu trên TV thì tôi đều ca thán: “Thật là chán chết đi được” và chuyển sang làm việc khác. Ở mùa Olympics này, tôi bật TV lên và nó ở đó: Trượt băng nằm ngửa. Một người đàn ông nằm ngửa trên cái ván trượt, đầu quay bên trên và chân ở phía dưới – anh ta sẽ phải trượt xuống con dốc hẹp và quanh co. Tôi nghĩ: “Trông thật là kém thoải mái. Anh ta không thể nhìn thấy hướng đi. Anh ta sẽ không thể kiểm soát được cái ván mất. Tại sao lại có người muốn làm hoặc là muốn xem cái này nhỉ?”

Sau đó, các bình luận viên sử dụng các tấm áp phích để minh họa, giải thích về bộ môn này một cách chi tiết hơn, bao gồm cả cách mà các VĐV lái mình đi bằng những lần nhấn người thật nhẹ xuống, đặc biệt là những lần xoay vai hay tạo ra lực ấn bằng bắp chân của họ. Người cán đích với thời gian ngắn nhất sẽ thắng. Cho nên mục tiêu là tối thiểu hóa bất cứ thứ gì gây lực cản, ví dụ như lực cản không khí. Để làm điều đó, họ chĩa hai ngón chân cái và nâng đầu lên chỉ vừa đủ để có thể nhìn được hướng đi ngay phía trước. Họ có thể đạt đến tốc độ lên tới 85 dặm/giờ. Và thế là tự nhiên, tôi lại thấy bộ môn Trượt băng nằm ngửa này không hề tẻ nhạt chút nào.

Sự thích thú dành cho bộ môn này đến từ việc tôi đã tập trung cao độ vào nó, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày: nếu chúng ta thực sự dành toàn bộ sự tập trung vào một thứ gì đó (một sự luyện tập tinh thần), chúng ta hầu như đều có thể cảm thấy nó thú vị.

P.S: Một vài ngày sau, tôi đã khám phá ra rằng còn có một loại thi Trượt băng nằm ngửa mà ở đó hai VĐV sẽ phải nằm chung một tấm ván, người này chồng lên người kia để trượt.

4. Sự nhẫn nại có thể biến ước mơ trở thành hiện thực

Trong Phật giáo, “nhẫn nại” (patient endurance) là một trong mười đức tính một con người nên có. Đức tính này còn có thể gọi là kiên trì (patient), nhưng tôi thích dùng từ “nhẫn nại” hơn trong từ “nhẫn nại” này tôi cảm thấy ngoài việc cần phải lì lợm ở bề ngoài theo cách truyền thống (chấp nhận khó khăn mà không nổi giận hay tiêu cực), chúng ta cũng cần phải có khả năng chịu đựng nó, đối mặt với sự thất vọng mà không bỏ cuộc.

P.S: Ở đây tác giả dùng cụm patient endurance và patience thực ra về ngữ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt cũng không hẳn là khác nhau. Mình thì nghĩ rằng có thêm chữ Endurance sẽ nhấn mạnh hơn về khả năng đối mặt với sự thất vọng khi chưa đạt được điều mình muốn trong một thời gian dài mà không bỏ cuộc.

Điều này đưa tôi đến với cặp đôi trượt băng nghệ thuật người Đức. Nữ VĐV tên là Aliona Savchenko. Đây là lần thứ 5 (vâng, lần thứ 5) cô ấy tham gia Olympics và đây cũng là bạn nhảy thứ 4 của cô. Cô ấy đã đạt huy chương đồng trong 2 mùa trước với bạn nhảy cũ, Robin Szolkowy.

Cô ấy đã dự định nghỉ hưu sau khi kết thúc Olympics 2014 nhưng lại quyết định phải nỗ lực đạt bằng được huy chương vàng thêm một lần nữa. Sau một thời gian luyện tập ngắn ngủi, cô và bạn nhảy mới, Bruno Massot, đã tham gia thế vận hội lần thứ 4. Có vẻ như họ cũng chẳng màng đến huy chương nữa. Sau đó, họ đã thực hiện một phần thi vô cùng đẹp mắt, hoàn toàn không có một lỗi sai nào và thật là ấn tượng. Cô ấy đặt mọi thứ mà cô ấy có vào trong đó, các kỹ thuật và cả nghệ thuật nữa. Và họ đã đạt huy chương vàng.

Ngoài lề một chút, cái cảnh diễn ra ở cuối cuộc thi cũng thật lay động. Ba cặp thi trượt băng đã đạt được huy chương tập trung lại một góc, từng người một, họ ôm nhau, và sau đó dành toàn bộ sự tập trung đặc biệt cho Aliona. Cô ấy đang vỡ òa trong nước mắt.

  • Sẽ luôn luôn có thứ gì đó để phàn nàn. Vậy thì tại sao phải bận tâm?

Tôi có cả một danh sách phàn nàn về cái mùa thế vận hội này, nhưng mà tại sao phải đặt thời gian và tâm trí vào nó nhỉ? Thực ra, những lời phàn nàn lại thường là phi lý. Lại nói tới thế vận hội, có những lo lắng về việc cái lạnh và gió quá khắc nghiệt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các phần thi trượt tuyết. Một số bình luận viên dự đoán điều này sẽ phá hỏng cả thế vận hội. Và cuối cùng, tất cả thiệt hại mà nó gây ra chỉ là sẽ phải lên lại lịch trình cho một số phần thi mà thôi. Một vài VĐV còn nói họ rất tán dương việc này vì nó cho họ thêm thời gian để nghỉ ngơi trước khi bước vào cuộc thi.

Và, thậm chí nếu chúng ta chắc chắn rằng những lời phàn nàn đó nên được quan tâm thì chúng ta cũng chẳng thể làm được gì với chúng cả. Tôi nghĩ một số bình luận viên hơi bị tiêu cực. Về sau, tôi tự nói với bản thân mình đừng bao giờ phí phạm thời gian phàn nàn về bất kỳ điều gì (sau cùng thì, như tôi đã nói bên trên về ban nhạc Beatles đó).

  • Đừng gắn chặt bản thân mình vào kỳ vọng. Thay vào đó, hãy cầu chúc mọi người nhận được điều tốt đẹp

Có một câu nói nổi tiếng của vị Tông sư Trung Quốc thế kỷ thứ 7, Huệ Năng: “Đường đi sẽ không là gian nan đối với người không có kỳ vọng”. Đây đúng là một thách thức. Không có sự kỳ vọng? Tôi đã bắt đầu những quan điểm về thế vận hội này với một vài kỳ vọng về việc ai sẽ thắng cuộc. Và điều đó chính là một áp lực vô hình.

Và tôi đã cố gắng bỏ đi cái sự kỳ vọng đó. Tôi tự nói với mình rằng cứ thưởng thức bất cứ những gì mà mình đang xem đi, và chúc mừng cho cả 2 bên VĐV đối thủ nữa. Khi làm như vậy, tôi cảm thấy cơ thể và tâm trí của mình như được thư giãn hoàn toàn vậy. Không có sự tức giận nào trong cơ thể. Cũng chẳng có sự thất vọng nào trong tâm trí.

Việc cầu chúc những người xung quanh được bình an xuất phát tự một hoạt động phật giáo được gọi lại “metta”. Điều này khiến chúng ta trở nên tốt bụng và thân thiện hơn với bất cứ ai chúng ta gặp trong cuộc sống. Khi tôi ra khỏi nhà, đôi lúc tôi thầm gửi lời chúc bình an của mình tới bất cứ ai tôi gặp. Thật là một việc đơn giản đúng không? Nhưng cảm giác thật là tuyệt. Tôi nhẩm nói với họ rằng: “Tôi hy vọng anh/chị sẽ có một ngày vui vẻ” hoặc là “Ngày hôm nay, hãy hạnh phúc nhé”.

Mang quan điểm này áp dụng cho kỳ thi thế vận hội, tôi đã học cách chúc những điều tốt đẹp cho các VĐV. Điều này khiến tôi như được kết nối với tất cả họ vậy, bất kể là họ đến từ đâu. Tôi cảm nhận được niềm vui của những người thắng cuộc khi tôi xem họ ăn mừng là bởi vì tôi không hề cảm thấy thất vọng về kết quả đó.

Khi chúng ta rộng mở trái tim mình với những người xung quanh, chúng ta dùng sự tử tế để cảm nhận họ, cùng với điều đó, chúng ta có thể học cách trở nên tốt bụng với mọi thứ, bao gồm cả chính bản thân chúng ta nữa.

Như Nguyễn (Dịch từ psychologytoday.com)