5 hành động đơn giản để có một cuộc sống trọn vẹn hơn

Mặc dù chúng ta là những cá thể khác nhau, chúng ta đều có ước muốn được sống một cuộc sống trọn vẹn. Đó là một trong những thứ tạo nên con người chúng ta – đó chính là con người. Vì là một cá thể trong xã hội, chúng ta luôn tìm những ý nghĩa của những việc mà chúng ta làm. Chúng ta muốn có được thật nhiều từ những trải nghiệm và vì thế chúng ta chủ đích đi tìm những mục tiêu của những việc mà chúng ta trải qua.

Câu hỏi ở đây là: một cuộc sống trọn vẹn với bạn là như thế nào? Đó có phải cuộc sống mà bạn có thật nhiều tiền để mua những thứ bạn muốn và cần không? Hay đó có phải cuộc sống mà bạn có những mối quan hệ tuyệt vời nhất với những người mà bạn yêu thương ở xung quanh bạn? Hay đó là cuộc sống bình yên, mạnh khỏe, và hài lòng? Dưới đây là 5 mẹo hữu ích để giúp bạn tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn.

1.Sống trong thực tại.

Cơ thể của chúng ta tồn tại ở hiện tại, nhưng đứng trên quan điểm về tinh thần, mọi thứ không phải lúc nào cũng đi theo hướng này. Mặc dù chúng ta về mặt vật lý đang tồn tại ngay trong khoảnh khắc này, nhưng hầu hết những suy nghĩ của chúng ta lại trượt xa tới quá khứ xa xôi hay tương lai mờ ảo. Bởi vì thế, chúng ta mất mất kết nối với thực tại – với khoảnh khắc “BÂY GIỜ” vô cùng quan trọng.

Các nhà tâm lý học tin rằng đây là lý do vì sao rất nhiều người cảm thấy như họ bị mắc lại trong quá khứ hay sợ hãi tương lai. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta cảm thấy có những ngày thật ngắn ngủi, hoặc có những lúc chúng ta chẳng có đủ thời gian. Điều chúng ta không nhận ra là những khoảnh khắc nhỏ bé này tạo nên kỷ niệm cho bạn – đây chính là cuộc sống của chúng ta. Những gì xảy ra ngay bây giờ mới là những điều bạn nên quan tâm tới. Những gì xảy ra bây giờ mới có tác động mạnh mẽ nhất tới con người của bạn trong tương lai.

2.Đừng đi theo số đông; hãy đi tới nơi mà trái tim bạn dẫn đường.

Thế giớ này cần nhiều hơn những người dũng cảm dám đứng lên bảo vệ chính kiến của mình – những người có nguyên tắc và lòng quyết tâm sẵn sàng dấn bước vì họ biết rằng đó là điều nên làm. Những người như Mahatma Gandhi, Nelson Mandela, và Nikola Tesla đã đứng lên vì niềm tin của chính họ và khiến những điều tuyệt vời xảy ra.

Chúng ta ai cũng có một cuộc sống khác nhau. Mỗi người trong chúng ta có những mong muốn và nhu cầu riêng của mình. Để sống trọng vẹn và trở thành phiên bản tuyệt nhất của chính chúng ta, ta phải khám phá xem niềm đam mê thực sự của mình là gì. Hãy đi theo con đường của riêng bạn; làm việc với mục tiêu cốt lõi của mình; trở thành tia sáng trong thế giới tối tăm này.

3.Nhận biết những kiểu thành công khác nhau.

Trong xã hội vì tiền này, mọi người cũng hay nhầm lẫn khi đo lường sự thành công bằng số tiền mà bạn kiếm được, nhà bạn bao nhiều tầng, hay xe bạn xịn như thế nào. Tiền quan trọng – không phải bàn cãi gì cả. Tuy nhiên, có những kiểu thành công khác mà còn có giá trị hơn nhiều. Thành công trong các mối quan hệ, sức khỏe, và sự nghiệp là những thứ tạo nên hạnh phúc và trọn vẹn tuyệt vời hơn là nguồn tài chính dồi dào.

4.Học cách biến những chướng ngại vật thành la bàn chỉ lối.

Biến những thứ nằm chắn đường thành con đường. Những thứ chúng ta gọi là chướng ngại vật không phải là những thứ chúng ta phải “vượt qua”. Đó là những thứ dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đi đúng đường; nói cách khác, chúng là những con đường mòn tới thành công và sự trọn vẹn. Những điều tuyệt vời thường đến trước những điểm ngoặt – người ta thường phải đối mặt với những khó khăn trước khi họ đạt được thành công. Lần tới khi bạn gặp khó khăn, hãy thử nhìn nhận chúng như một chiếc la bàn, và dùng nó để đạt được những gì bạn muốn.

5.Hướng tới sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo.

Ở bên ngoài, cả sự tiến bộ và sự hoàn hảo đều là những thứ tốt; tuy nhiên, một trong hai thứ này tạo ra sự sợ hãi và hoàn tác, trong khi thứ còn lại lại trau dồi sự tự tin và tính sáng tạo. Bạn có được cái nào là cái nào không?

Đơn giản lắm. Trong khi nhắm tới sự hoàn hảo thật đáng ngưỡng mộ, nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Sự cầu toàn có thể làm bạn tê liệt, và hầu như lúc nào cũng dẫn đến sự sợ hãi, né tránh và hoàn tác. Vì bạn muốn làm ra một thứ gì đó “hoàn hảo”, bạn sợ hãi những lỗi lầm, vì thế bạn tránh làm những việc tạo cho bạn quá nhiều áp lực – cuối cùng, nó khiến bạn phải từ bỏ công việc.

Sự tiến bộ mặt khác lại cho phép bạn mắc phải những sai lầm; nó nhấn mạnh rằng không cần phải hoàn hảo miễn là bạn tiến bộ từng ngày. Và điều này thực sự rất tốt. Khi bạn tiến bộ, bạn cảm thấy tuyệt hơn, tự tin hơn, và tin tưởng vào khả năng của mình hơn – những thứ dẫn bạn tới nơi có nhiều niềm vui và sự trọn vẹn hơn.

Theo Lifehack.org

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.