10 HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT TỐT CHO TRẺ NGHIỆN MÁY TÍNH

Tôi tin chắc bạn sẽ đồng ý khi tôi khẳng định rằng: chúng ta khó kiểm soát được việc sử dụng công nghệ ở trẻ em. Ngày nay, hình ảnh trẻ em dán mắt vào màn hình các thiết bị điện tử không còn quá lạ lẫm.

Trên cương vị là bậc phụ huynh, thật khó để phủ nhận các thiết bị điện tử thực sự cuốn hút như thế nào. Bởi lẽ, không gì dỗ dành trẻ nhanh hơn việc cho chúng chơi các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính. Nhưng, chúng cũng mang lại tác hại đáng kể cho trẻ em. Ngày nay, chúng ta không kiểm soát được tỉ lệ béo phì, bệnh tiểu đường, ADHD (1) ở trẻ.

Giải pháp đơn giản nhất cho tình trạng này là hạn chế việc tiếp xúc của các loại công nghệ này với trẻ và khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động thể chất khác.

Trở ngại lớn nhất trong việc này là tạo ra sự hứng thú cho trẻ với các hoạt động thể chất khác. Vì các nội dung của Minecraft, Roblox, và Youtuber luôn rất thú vị, tràn đầy màu sắc và kích thích nên trẻ em không bao giờ cảm thấy buồn chán. Do đó, để trẻ bỏ những thú vị kia xuống thì bạn nhất định cần đưa trẻ vào những hoạt động thú vị khác, không kém gì các Youtubber mang lại cho trẻ. Sau đây là 10 hoạt động thể chất cần cho trẻ em:

  1. Vòng phát quang trong đêm: hula hoop

Trò chơi này không được xem như một bài tập thể dục. Nhưng chúng được nhìn nhận như một bài tập cardio (bài tập đốt mỡ thừa) hiệu quả. Nó tác động tích cực đến khả năng phối hợp hoạt động, cải thiện quá trình tập trung và chú ý.

Nhưng để làm cho trẻ thực sự hứng thú, bạn nên mang hula hoop vào trong bóng tối để chúng phát sáng, điều này sẽ giúp kích thích sự thích thú ở trẻ. Bạn cũng có nhiều sự lựa cho màu sắc của chiếc vòng.

Hãy mang chiếc vòng vào trong căn phòng tối cho một đại hội nhảy nhót cho trẻ và nhìn chúng đốt cháy năng lượng nhé!

  1. Kéo co

Trẻ con đều yêu thích những trò chơi mang tính cạnh tranh.

Kéo co giúp rèn luyện thể lực cũng như tốt cho sự phát triển của bắp tay, bắp chân. Không những tốt cho sức khỏe, kéo co còn giúp trẻ xây dựng tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm.

Thú vị hơn nữa, đó là chơi kéo co sau một cơn mưa. Trẻ sẽ trở nên lấm lem bùn đất nên trò chơi sẽ trở nên hấp dẫn hơn cho trẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nhiều loại vi khuẩn tự nhiên tốt cho sức khỏe, tồn tại và sống dưới đất như Mycobacterium vaccae (1).

  1. Các môn võ thuật

Võ thuật là một hoạt động cực kỳ tốt dành cho trẻ. Trung tâm dạy võ có thể là nơi giúp trẻ bồi dưỡng và phát triển những kĩ năng như:

  • Sự tự tin
  • Khả năng tập trung
  • Khả năng phục hồi
  • Khả năng tự điều chỉnh

Bên cạnh những lợi ích về mặt thể chất và tinh thần như thế, võ thuật là một hoạt động đáng được quan tâm nhất dành cho những bệnh nhân mắc chứng ADHD. (2)

Các môn võ là sự kết hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, thể lực, khả năng cân bằng và sự bình tĩnh dưới áp lực lớn.

Tìm một trường dạy võ thích hợp dành cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Do đó, bạn cần tìm một trường võ thật tốt cho con mình nhé.

  1. Leo núi

Người leo núi cũng được xem như vận động viên thể hình. Với leo núi, bạn có thể tăng cường thể lực, tăng cơ bắp tay và cơ bắp chân cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, leo núi giúp bạn phát triển kỹ năng xây dựng chiến lược thông qua việc quyết định vị trí và thời điểm hợp lý để bước tiếp.

Quan trọng hơn hết, trò chơi này mang đến những tác động tích cực lên trạng thái lo lắng, lòng tự trọng và trầm cảm.

Hãy đến một phòng gym hay các trung tâm thể chất gần bạn nhất và hòa mình vào trò chơi này một cách an toàn nhé.

  1. Bơi lội

Chúng ta đều biết rằng, bộ môn bơi lội tốt cho hoạt động thể chất của trẻ. Hầu hết trẻ em đều thích bơi và chơi đùa trong hồ bơi cùng bạn của chúng. Bơi lội tốt cho sự linh hoạt của cơ thể, giảm sự bốc đồng và củng cố cho sự phát triển xương ở trẻ.

Trong một vài nghiên cứu cho thấy so với những hoạt động thể chất khác, người bơi lội có tỉ lệ chết thấp hơn 50%. Do đó, thật tuyệt vì bơi lội đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho chúng ta. 

  1. Quần vợt

Bộ môn thể thao nào giúp trẻ hình thành khả năng làm việc nhóm tốt cũng như tự lập. Nó tốt cho việc xây dựng các chiến lược. Đặc biệt hơn, đó là môi trường tốt tạo điều kiện cho những đứa trẻ chơi các trò chơi điện tử có cơ hội trải nghiệm các chiến lược trên games một cách thực tế.

Có những lợi ích nổi bật cho thể chất như:

  • Khả năng kết hợp tay và mắt cùng lúc
  • Khả năng linh hoạt
  • Tự điều khiển
  • Ổn định cân bằng

Hãy giúp trẻ say mê quần vợt và phát triển các kỹ năng xung quanh khi chơi bộ môn này, đó chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ cho trẻ. 

  1. Thể dục dụng cụ

Không phải bất kỳ đứa trẻ nào chơi thể dục dụng cụ cũng có thể tham gia ở thế vận hội Olympics. Nhưng điều đó không hề quan trọng! Thể dục dụng cụ được xem như một bộ môn thể hình chất lượng.

Trẻ em sẽ có được sự linh hoạt, khả năng kết hợp nhiều hoạt động cùng lúc, củng cố hoạt động nhận thức, tính kỷ luật và thể lực tốt.

Bởi chúng sẽ xoay vòng, lăn tròn và nô đùa với các bạn cùng trang lứa. Chính vì thế, thể dục dụng cụ không còn là một bộ môn thể thao quá cứng nhắc đối với trẻ nữa.

Bạn không cần đưa trẻ đến một trung tâm thể dục dụng cụ để biến những đứa con của mình thành các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Hãy giúp con mình củng cố sức khỏe và xem đó như một cách thức để giúp chúng rời ra khỏi màn hình của các thiết bị điện tử.  

  1. Bóng đá

Bóng đá giúp xây dựng một hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như tính linh hoạt và khả năng phối hợp cùng đồng đội. Kể từ lúc bóng đá được chơi ở ngoài trời, trẻ còn nhận được nhiều lợi ích hơn từ đá bóng, đó là: chúng hấp thụ vitamin D giúp chắc xương hơn.

  1. Đấu vật

Không như võ thuật, đấu vật được tập trung chủ yếu vào hai người. Đấu vật hình thành được độ nhạy bén cao thông qua những cuộc “chạm trán” trực tiếp với đối phương, buộc bạn phải hiểu nhanh những ý định của đối phương cũng như khả năng đưa ra các quyết định chính xác.

Nó giúp trẻ phát huy:

  • Khả năng tự điều chỉnh
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Khả năng tự vệ

Ngoài ra, nó là bộ môn thể thao nhưng lại không tốn tiền tiền và bạn cũng không cần quá nhiều thiết bị chuyên dụng.

Bởi vì nhiều đô vật không thực cố gắng đi vào con đường chuyên nghiệp nên bộ môn thể thao này thực sự không chiếm quá nhiều thời gian và chi phí của chúng ta. 

  1. Vượt chướng ngại vật

Ai cũng muốn được trở thành một anh hùng cứu thế thực sự một lần. Có lẽ chúng ta nên thử trò vượt chướng ngại vật này một lần để trải nghiệm cảm giác thú vị đó.

Vượt chướng ngại vật được gọi với nhiều tên khác nhau như: chạy tự do, thể dục nhịp điệu, võ thuật, nhưng thực chất nó có những đặc trưng riêng biệt. Nó có nhiều điểm giống trượt ván, nhưng không dùng ván trượt.

Nhiều thí sinh tham gia các chương trình như American Ninja Warrior có một nền tảng cho vượt chướng ngại vật khá tốt. Trò này bắt đầu nổi tiếng hơn sau nhiều thập kỷ thông qua các chương trình truyền hình.

Hãy tìm và đăng kí vào một trường dạy về vượt chướng ngại vật hoặc tham gia các lớp thể dục địa phương có hỗ trợ trò vượt chướng ngại vật.

Vượt chướng ngại vật giúp phát triển não bộ thông qua các hoạt động leo trèo và nhảy vượt qua các chướng ngại vật, đồng thời nó giúp xây dựng được một nền tảng thể lực tốt và khả năng phối hợp cơ thể.

Một bài thể dục tốt nhất thì luôn mang lại cảm giác sảng khoái, vui vẻ, thú vị như nó không phải là một bài thể dục (nhưng thực chất chính là một bài thể dục).

Cân bằng thời gian tiếp xúc với các thiết bị di động với hoạt động thể chất cho trẻ.

Như chúng ta đều biết, màn hình máy tính và các thiết bị công nghệ hiện đại là một phần thiết yếu trong xã hội ngày nay. Màn hình máy tính trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ nhỏ ngày nay hơn hẳn thế hệ trước. Nhưng chúng ta dường như không cố gắng đấu tranh lại điều này.

Chúng ta cần biết cân bằng mọi thứ trong cuộc sống. Do vậy, thật tốt nếu biết giới hạn thời gian sử dụng và tiếp xúc với màn hình máy tính. Hãy tìm những bài thể dục phù hợp với trẻ của bạn, mang chúng ra khỏi khoảng an toàn đó và kích thích trí não hoạt động.

(1) Vi khuẩn Mycobacterium vaccae là loại vi khuẩn tự nhiên, nó kích thích khả năng phục hồi, giảm căng thẳng ở chuột.

(2) ADHD: rối loạn tăng động giảm chú ý.

Kim Phụng (Theo Lifehack.org)