Vì sao không nên khởi nghiệp một mình?

Nếu bạn muốn start-up của bạn sống sót và thành công, hãy từ bỏ tư duy làm việc đơn độc ngay lập tức.
Chúng ta thường nghĩ rằng một nhà khởi nghiệp là một người cô độc, một kẻ độc hành đầy gan dạ và tham vọng. Nhà khởi nghiệp được tưởng tượng là một người đứng tách biệt khỏi tất cả mọi người, liều lĩnh chấp nhận tất cả để biến ý tưởng vĩ đại của mình thành hiện thực. Thật ra thì những mô tả đó chỉ đúng một nửa sự thật. Những nhà khởi nghiệp thường có xu hướng tách khỏi những suy nghĩ cung bình thường và chấp nhận rủi ro. Nhưng để thành công, họ không thể làm một mình.

Theo tạp chí Forbes, một nhà khởi nghiệp, dù chọn con đường riêng, cần xây dựng một mạng lưới những người thân thiết mà họ có thể tin cậy dựa vào khi cần lời khuyên và sự hỗ trợ, cũng như để có ý tưởng mới hay nhận được các đánh giá chân thành. Mạng lưới này không nên quá đông đảo, mà chỉ bao gồm những người bạn tin tưởng và có thể trao đổi chân thành và thường xuyên. Họ cần hiểu rõ cả bản thân bạn lẫn công việc của bạn, giúp bạn nhận ra được cơ hội, sáng suốt hơn trong các quyết định thường ngày.

Chìa khóa là sự tin tưởng

Đừng đưa những người mà bạn không thể 100% tin tưởng vào trong mạng lưới này. Những người này cần có chuyên môn đáng tin cậy, hoặc mức độ cam kết đủ để bạn tin tưởng. Dennis Mortenson, CEO kiêm nhà sáng lập của start-up trí thông minh nhân tạo, cho biết: “Tôi thích có một mạng lưới mà tôi có đủ sự tin tưởng đến mức không cần phải quan tâm xem họ có làm đúng như dự định của mình hay không”. Nếu bạn nhận thấy bạn không thể tin tưởng một ai đó trong mạng lưới, hãy nhanh chóng xây dựng lại các thành viên trong nhóm.

ảnh 1

Bạn cần những người đáng tin tưởng để đưa ra các lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết khi gặp phải bế tắt. Ảnh: ShutterStock

Xây dựng mối quan hệ

Một mạng lưới thật sự hoạt động hiệu quả nếu như bạn có thể hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, và năng lực chuyên môn của từng thành viên trong nhóm. Với một nhóm các cố vấn và cộng sự mà bạn đủ tin tưởng, những người bạn từng sát cánh cả trong công việc lẫn quan hệ bạn bè cá nhân, bạn sẽ có được cảm giác an toàn và thoải mái cần thiết để đưa ra các quyết định mạo hiểm và táo bạo hơn trên con đường khởi nghiệp.

“Việc có một ê kíp mà bạn đã quen thân từ lâu là một điều cực kỳ quý giá trên con đường khởi nghiệp. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy luôn cố gắng tìm kiếm những người như thế”, Dennis Mortenson chia sẻ.

Đừng phá đi làm lại

ảnh 2

Hãy cố gắng gìn giữ mạng lưới mà bạn tin tưởng. Xây dựng lại một mạng lưới mới sẽ vô cùng khó khăn. Ảnh: ShutterStock
Nếu như bạn có một nhóm những người cộng sự và cố vấn mà bạn cảm thấy cực kỳ ăn ý, tin tưởng thì bạn đang rất may mắn. Hãy cố gắng gìn giữ mạng lưới đó và đừng vội bỏ cuộc nếu gặp các bất đồng nhỏ, thay đổi hay khó khăn nhất định. Việc giữ gìn mạng lưới đã hoàn thiện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc khởi đầu lại một nhóm mới từ con số không.
“Khi bắt đầu một dự án mới, tôi lại liên hệ ê kíp từ dự án cũ của tôi đến. Vẫn những nhà đầu tư đó, với những cộng sự, cố vấn và phân công công việc y như dự án cũ”, Mortenson cho biết. Đương nhiên, tùy vào tính chất của dự án mà bạn theo đuổi, mà bạn sẽ cân nhắc tìm kiếm thêm những cố vấn và cộng sự có chuyên môn phù hợp.
Theo Forbes

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.