TOP 5 LỜI ĐỒN THỔI VỀ VIỆC HỌC MỘT NGÔN NGỮ MÀ BẠN NÊN BIẾT

Bất kể là nơi nào thì những lời đồn thổi cũng luôn tồn tại, và học một ngôn ngữ mới cũng không là ngoại lệ. Truyền thông, bạn bè hay bất kì những phương thức giáo dục truyền thống nào cũng gây cho ta những tư tưởng thiếu chính xác và ngăn cản mục tiêu mà chúng ta muốn theo đuổi chinh phục.

Hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 5 quan niệm thiếu chính xác khi một người bắt đầu học ngôn ngữ mới thường gặp phải.

1. “Tôi không thể nào học một thứ tiếng vì tôi không có khả năng đi du lịch…”

Liên kết giữa nhu cầu đi du lịch với việc bắt đầu một ngôn ngữ thì hoàn toàn là một quan niệm sai lầm mà chúng ta thường mắc phải.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này là mọi khi chúng ta vẫn thường thấy có rất nhiều blogger đăng ảnh du lịch của họ đi du ngoạn khắp nơi và giao tiếp với những người bản địa. Quan điểm này có thể là nguồn động lực để chúng ta bắt đầu học một thứ tiếng, nhưng nó cũng gây hoang mang cho người học.

Hầu hết nhiều người bao gồm cả những chuyên gia ngôn ngữ, họ cũng cũng chỉ học một ngôn ngữ mới ngay tại nơi họ sống. Trừ khi bạn có khả năng thực hiện một chuyến du ngoạn hoành tráng trong vòng 1 năm để có thể tiếp xúc trực tiếp  và trải nghiệm với ngôn ngữ mà bạn muốn học, Nếu không được như vậy thì bạn gần như sẽ học thông qua các đoạn giao tiếp, tại trung tâm ngoại ngữ hoặc những khóa học trực tuyến.

2. “Tất cả những người học ngôn ngữ họ đều hướng ngoại hơn tôi…’

Khi bắt gặp hình ảnh của một người biết nhiều thứ tiếng, thường thì chúng ta sẽ thấy họ đang đứng giữa một sư kiện xã hội và giao tiếp với những người khác bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Trên thực tế thì những người đa ngôn ngữ họ không hoàn toàn hướng ngoại hơn những cá nhân khác. Họ cũng lúng túng lấp bấp nếu rơi vào những tình huống bất ngờ, và cũng cảm thấy bối rối khi tình cờ gặp những người lạ đấy thôi. Nói cách khác, người đa ngôn ngữ một số thì hướng nội và số khác thì hướng ngoại- họ cũng như những người khác đấy.

Điều đáng chú ý ở đây là những người biết nhiều thứ tiếng, họ đang tận dụng hết khả năng để luyện tập và tìm cho mình cơ hội tương tác với những người bản xứ thông qua việc giao tiếp.


Tim Doner- sinh viên thành thạo hơn 20 ngoại ngữ.

Nếu như bạn để những giới hạn này cản lối mục tiêu của mình thì đừng quên rằng còn có rất nhiều người học khác cũng giống bạn đang rơi vào tình huống tương tự như vậy.

3. “Tôi quá lớn tuổi để học một ngôn ngữ…”

Chắc hẳn bạn đã nghe điều này trước đây.

“Có phải mình quá già để học một thứ tiếng khác?”
“Lúc trẻ mình từng học tiếng Trung nhưng bây giờ thì mình không thể…”

Đây cũng là một tư tưởng lỗi thời mà chúng ta thường nghe từ trước tới nay, gần đây các nghiên cứu đã chỉ ra những luận điểm để bác bỏ tư tưởng này. Đúng là khi còn trẻ thì não bộ của chúng ta hoạt động nhanh hơn, nhưng đó không hẳn là toàn diện.

Đi kèm với cảm xúc, tính di truyền, môi trường học tập, nội lực thúc đẩy và còn những thứ khác thì tuổi tác chẳng qua chỉ là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến tốc độ học của một người mà thôi.

Điều này còn phụ thuộc vào ngôn ngữ nào mà ta đã biết trước đó. Nếu như bạn thành thạo giao tiếp bằng tiếng Anh thì việc học tiếng Tây Ban Nha tiếp theo sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn việc bạn chọn học tiếng Trung Quốc đấy.

4. “Mọi người đều nói tiếng Anh, vậy tại sao mình cần phải học thêm một ngoại ngữ khác?”

Vâng đúng vậy có rất nhiều người trên thế giới giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới mà thôi. Vậy 3/4 dân số thế giới khoảng 5.4 tỷ người còn lại thì sao?

Chúng ta đang sống ở một thế giới đa chủng tộc, tất cả mọi thứ từ kinh doanh, giải trí đến văn hóa đều mang tính toàn cầu hóa. Nếu như bạn muốn biến bản thân trở nên vững vàng, chuyên nghiệp hơn ở thế kỉ 21 này thì biết thêm một ngoại ngữ nữa sẽ là lợi thế hơn bao giờ hết bởi vì bạn sẽ chẳng thể ngờ được sự hữu ích của nó đâu.

5. “Tôi quá bận rộn…”

Tất cả chúng ta đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày, khoảng thời gian đó đều như nhau cho tất cả mọi người. Điều khác biệt giữa những người thành công và số còn lại là người thành công luôn biết cách sắp xếp những việc nên được ưu tiên trong thời gian biểu của họ. Nếu học một ngôn ngữ thuộc danh sách những điều cần làm thì bất kì ai cũng sẽ tìm được thời gian để thực hiện.

Ngày nay có rất nhiều giải pháp cho phép bạn tự sắp xếp thời gian biểu để học một thứ tiếng, thậm chí bạn vẫn có thể thoải mái học ngay tại nhà. Việc tìm ra hướng giải quyết về thời gian không còn là vấn đề nữa, mà tất cả là chính động lực của bản thân khi chấp nhận bỏ ra một khoảng thời gian để thu lại được những gì thật xứng đáng.

                                                                                                Huỳnh Quyên (theo Lifehack.Org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.