Điều gì thường diễn ra với trước khi bạn có một bài kiểm tra lớn? Vài người thường hỏi bạn rằng bạn đã có một kế hoạch ôn tập hay chưa.
Điều gì xảy ra sau khi bạn tốt nghiệp một trường? Sẽ có ai đó hỏi bạn kế hoạch sự nghiệp của bạn như thế nào.
Ở nơi làm việc, với một dự án mới, sếp thường muốn bạn trình bày về kế hoạch công việc.
Đối với nhiều người, ý tưởng của việc lên kế hoạch gần như là một loại siêu năng lực – nó là con đường vững chắc đi đến thành công.
Trong một chừng mực nào đó, thì điều nói trên là đúng đắn. Nhưng thực tế, một kế hoạch thực sự không hơn một sự phỏng đoán. Nó không chắc chắn. Nó không đảm bảo thành công. Mỗi ngày có hàng trăm kế hoạch (nếu không muốn nói là hàng triệu) được lập ra. Khi việc lập kế hoạch cho ta cái nhìn thoáng qua về tương lai, những gì chúng ta nghĩ về nó là sai lầm. Chúng ta hãy xem nó như một ứng dụng định vị toàn cầu GPS có thể chỉ dẫn bạn ở bất cứ đâu. Trong thực tế, một GPS có thể bị lỗi hoạt động hoặc đưa cho bạn nhưng chỉ dẫn sai.
Cứ bám vào kế hoạch có thể là không tốt
Kế hoạch làm giảm sự hoang mang. Đây là điểm then chốt. Mọi người thường sợ những điều không chắc chắn, cho dù những điều không chắc chắn là một quy tắc cơ bản. Khi bạn phải làm một việc không chắc chắn, cơ thể bạn phản ứng như sau: thở gấp và bàn tay vã mồ hôi. Có một kế hoạch sẽ giúp chúng ta có thêm sự chắc chắn và ít thấy lo sợ hơn. Hãy liên tưởng đến việc lái xe ở một vùng đất mới. Bạn cảm thấy lo lắng và có thể bị lạc. Tuy nhiên, bạn đồng hành của bạn có định vị GPS. Đó là một kế hoạch. Nó là một sự chỉ dẫn. Nó sẽ đưa ra các bước bạn cần để đến được nơi mà bạn muốn đến. Sự lo lắng giảm đi.
“Lập kế hoạch là tốt – nhưng nhắm mục tiêu luôn bám dính theo kế hoạch là không tốt” – Tổng thống Eisenhower thường nói trong suốt quá trình phục vụ quân đội của ngài.
Tôi luôn thấy rằng các kế hoạch là không hữu dụng, nhưng lập kế hoạch lại là cần thiết
Bây giờ hãy nghĩ về tình huống tương tự trong chiếc ô tô. Nếu bạn lái xe đi từ New York đến Philadelphia, hầu hết mọi người sẽ đi đường 95 phía Nam. Kế hoạch là như vậy. Nhưng sẽ làm gì nếu một ngày có một chiếc xe tải bị lật giữa đường 95? Ngay lúc này, bạn cần có một kế hoạch mới. Bạn cần đi đường khác hoặc tuyến đường khác. Kế hoạch phải thay đổi tùy theo điều kiện.
Một kế hoạch có thể trở thành một sự ảo tưởng
Để bớt đi sự không chắc chắn, chúng ta thường lo lắng quá nhiều về việc phải trải rộng hết các căn cứ. Nhưng sau đó chúng ta lại thiếu sự hành động trước những gì đang thực sự diễn ra.
Luôn có khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế – khi chúng ta cam kết một kế hoạch ngoài khả năng, nó sẽ hạn chế cách chúng ta giải quyết vấn đề và bỏ qua những khả năng khác. Nếu kế hoạch đó vượt quá sức của bạn, bạn sẽ không thể đi xa rời nó và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống không mong đợi.
Lại xét đến ví dụ về GPS. Thật vậy một số thiết bị GPS lỗi sẽ chỉ dẫn bạn lái xe đi trên nước. Tại thời điểm hiện tại thì điều này là bất khả thi trừ khi bạn có 1 chiếc Hovercraft đi trên nước. Vậy nên nếu bạn cứ theo hết chỉ dẫn bên trên thì bạn sẽ lái xe của bạn xuống biển.
Lập kế hoạch về bản chất là sự phỏng đoán
Đừng để bị ám ảnh bởi kế hoạch của bạn. Cứ đi theo kế hoạch mà có sự hạn chế với thực tế một cách mù quáng sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên xấu đi mà thôi.
Hãy nghĩ về các nghệ sĩ nhạc jazz. Họ biểu diễn với một kế hoạch, nhưng họ cũng rất linh động. Đó là sự chủ động và tùy biến. Nó cũng tương tự như hài kịch và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác. Một nghệ sĩ hài bắt đầu tiết mục của mình với một kế hoạch gây cười và sắp đặt các câu chuyện cười, nhưng bạn cần sự hưởng ứng của khán giả. Có thể bạn sẽ bị hỏi vặn, có thể một tiết mục hài của bạn không gây được nhiều tiếng cười. Bạn cần phải thay đổi kế hoạch.
Bây giờ hãy quay trở lại với ví dụ GPS, nếu bạn đồng hành của bạn tìm thấy một cây cầu ở xa đó mà giúp bạn có thể đi qua vùng nước đó thì sao? Hoàn hảo! Đó không phải là một phần của kế hoạch gốc (cái mà thành thật mà nói chỉ là một sự phỏng đoán), nhưng bây giờ bạn đã có một cách để lái xe ngang qua vùng nước đó.
Hãy tùy cơ ứng biến như một nghệ sĩ nhạc jazz
Lập kế hoạch không phải là con đường duy nhất đến thành công. Đúng hơn là, một kế hoạch cần phải được xem xét liên tục. Xem xét lại kế hoạch đó để điều chỉnh nó cho phù hợp với những thách thức phải đối mặt trong thực tế. Đừng để một kế hoạch làm hạn chế bạn trong việc ra quyết định tốt nhất trong các tình huống. Hãy theo những căn cứ trong kế hoạch nhưng tùy cơ ứng biến khi phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau.
Đặc biệt, trong phạm vi nơi làm việc, chúng ta có xu hướng nghĩ việc lên kế hoạch là tất cả. Chúng ta có kế hoạch năm, kế hoạch chiến lược… Nhưng điều kiện công việc thay đổi bất cứ lúc nào: chủ doanh nghiệp thôi việc, sếp mới được bổ nhiệm, thị trường bạn đang cạnh tranh biến đổi… Sau đó thì sao? Kế hoạch cần được thay đổi. Nó cũng xảy ra ở mức độ cá nhân mọi lúc. Đừng để kế hoạch là tất cả. Hãy chuẩn bị để ứng biến. Theo một cách nào đó, chúng ta đều là những nghệ sĩ nhạc jazz.
Bùi Mỵ (theo lifehack.org)