7 lý do những người thông minh chăm chỉ nhưng lại chật vật để có được thành công

Tôi đã từng nghĩ rằng trí thông minh và tinh thần làm việc mạnh mẽ là những gì bạn cần để thành đạt. Nhưng hóa ra điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Cả hai điều này đều rất quan trọng, nhưng chúng không đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Một cơ số các nhân tố khác cũng đóng vai trò trong việc này.

Đây là 7 lý do mà những người thông minh chăm chỉ không thể thành công:

1.Họ không tìm gặp những người mới.

Hãy đối mặt với điều này. Thật dễ dàng để gắn bó với những người mà bạn đã biết trong một thời gian dài rồi. Các bạn đã biết quá khứ của nhau và có thể cười đùa với nhau về những câu đùa trong cuộc mà không ai hiểu được. Tuy nhiên, chỉ nói chuyện với những người gần gũi cũng có nghĩa là những ý tưởng sẽ xoay vòng, và bạn sẽ chẳng có được góc nhìn mới ngoài cái bong bóng của bạn.

Trong khi những người bạn cũ thực sự là đáng có, gặp gỡ làm quen với những người bạn mới cũng quan trọng không kém. Ban đầu có thể hơi khó khăn, nhưng cứ đi từng bước nhỏ, bạn vẫn sẽ đến nơi. Ban đầu hãy đặt mục tiêu nhỏ thôi, ví dụ như giới thiệu bản thân với một người mới mỗi tuần. Gặp gỡ những người bạn mới giúp bạn có được cái nhìn ở những khía cạnh mà hoàn toàn khác với những gì bạn có từ trước đó.

2.Họ không thể làm quen với những tình huống mới.

Sự thay đổi trong môi trường, cho dù là thay đổi tình huống hay sự kiện, đều có nghĩa là có một sự bất ngờ mà bạn cần phải làm quen với nó. Đôi khi ở trong cùng một môi trường và trong một khoảng thời gian dài có nghĩa là sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc ứng biến tốt nhất trong một tình huống khác.

Tin tốt là những thay đổi cũng là cơ hội để bạn đổi mới. Thay vì kháng cự lại những thay đổi, hãy xem xem bạn có thể ứng biến như thế nào và cho phép chúng phục vụ bạn. Hãy cởi mở với những khái niệm mới và luôn luôn tò mò về thế giới xung quanh bạn. Tôi thích truy cập vào trang Page-Turner Technique để thúc đẩy và tạo cảm hứng học tập cho bản thân.

Có thể có một cơ hội kinh doanh mới hoặc một sự kiện thay đổi cả cuộc đời ở đâu đó ngay đây. Hãy học cách làm quen với chúng và bạn sẽ thành công hơn.

3.Họ không chịu những rủi ro đã được tính toán.

Có 2 loại rủi ro. Rủi ro mù quáng, khi thứ gì đó được làm đơn giản chỉ để tìm kiếm sự hồi hộp và phấn khích về một hệ quả kinh khủng tiềm năng trong dài hạn; và những rủi ro đã được tính toán, khi mà có những mất mát tiềm năng, nhưng mặt tốt rất tuyệt và có thể thay đổi cuộc sống.

Tôi nghĩ chúng ta đều có thể đồng ý rằng những rủi ro đã được tính toán là những gì chúng ta hướng tới.

Những người thông minh lại thường chẳng lựa chọn cái nào, bởi họ chọn con đường an toàn. Họ có thể đi theo con đường mòn như những người bạn của họ hoặc lựa chọn một nghề nghiệp vì nó được coi là được chấp nhận bởi tất cả những người còn lại. Trong khi làm vậy có vẻ an toàn, nó cũng có nghĩa là có ít cơ hội đạt được thành công bằng cách vươn ra ngoài.

4.Họ nghĩ rằng họ đáng có được thành công vì những chứng chỉ của họ.

Những người học hành chăm chỉ ở trường thường có một học hiệu ấn tượng, hàng loạt những thành tựu, và điểm số cao chót vót. Họ đã quen với việc ở đỉnh cao và được mọi người tán tụng về tiềm năng của họ.

 Tất cả những tứ này có thể thật tuyệt, nhưng chúng cũng gây ra hậu quả khá nghiêm trọng. Tôi có nghe mọi người nói họ đáng có được cái gì vì họ thông minh hay vì họ có đi học. Họ mong đợi rằng mọi thứ sẽ tự động trải ra cho họ vì những chứng chỉ của họ. Đáng buồn là, cuộc sống không hoạt động như vậy.

Trong thế giới thực, những kết quả mới là quan trọng. Có được những kết quả tức là đã có sự chăm chỉ, tư duy chiến lược, và một ít dính líu của may mắn. Bạn có thể tăng yếu tố cuối cùng bằng cách làm việc với 2 yếu tố đầu tiên trước.

5.Họ luôn theo đuổi những thứ to lớn

Có một điều mà tôi thường được nghe từ những người đạt được nhiều thành tựu là họ không thích tốn phí thời gian. Những người thông minh, tất cả bọn họ, đều quá để ý tới giá trị thời gian của họ, khi mà thời gian và công sức đổ và một việc nào đó có nghĩa là họ có thể đã bỏ lỡ một điều gì khác rồi.

Trong khi đây có thể là một nhân tố quan trọng, nó cũng có thể kéo theo một thói quen xấu là theo đuổi những thứ to lớn và không theo đến cùng. Bắt đầu bất cứ lĩnh vực hay sự nỗ lực nào cũng khó khăn, và vượt qua những chướng ngại vật ban dầu đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn.

Tập trung năng lực vào một mục tiêu sẽ gặt hái được những thành quả tốt hơn trong dài hạn so với việc theo đuổi một thứ, cảm thấy chán nản và sau đó lại theo đuổi một thứ mới nào đó.

6.Họ không thể cam kết việc thực hiện một quyết định.

Thông minh và chăm chỉ có thể mở ra rất nhiều cánh cửa cho bạn. Mọi người thường thấy đây là một điều tốt, nhưng điều này cũng có nhiều hạn chế giống như việc có ít lựa chọn hơn.

Một loạt lựa chọn có thể gây khó dễ trong việc quyết định xem làm cái gì. Kết quả là, bạn bị lôi kéo đi chạy nhảy khắp nơi để xem “bạn hợp với cái gì”. Tôi có biết một người đã tham gia hàng loạt những chương trình ở đại học, lớp này nối liền lớp khác. 10 năm sau, cô ấy vẫn chẳng biết mình phải làm gì.

Thay vì việc đổ công sức vào thật nhiều việc, tôi khuyên các bạn nên kiểm tra việc đó trước. Nói chuyện với những người khác và nghiên cứu trước khi ra quyết định, để bạn biết là lựa chọn đó có hợp với tính cách và lối sống của bạn không.

7.Họ không tin vào khả năng của mình.

Thật đáng ngạc nhiên là, những người thông minh thường đánh giá thấp khả năng của họ. Họ là những nhà phê bình tồi tệ nhất của bản thân, khiến họ tin rằng họ chẳng đạt được điều gì cả cho dù họ hoàn toàn có thể làm được.

Những người thông minh có tiêu chuẩn khá cao trong công việc. Bất kỳ khi nào họ làm một dự án, họ thường có xu hướng rà soát và dự đoán lại kết quả. Điều này bề ngoài nghe có vẻ tốt, nhưng thế còn làm bạn thụt lùi hơn là có ích cho bạn. Cầu toàn có thể cản trở mọi người trong việc tiến bước tới mục tiêu của họ hay cản trở trong việc bắt đầu làm bất kỳ thứ gì.

Vì vậy thay vì để nỗi sợ những câu như “nếu…” hay “Mình chẳng đủ giỏi đâu” khiến bạn không dám thử những thứ mới, cứ thử đi. Bắt tay vào làm còn hơn là lúc nào cũng cố làm mọi thứ thật hoàn hảo.

Huỳnh Hữu Tài (Theo Lifehack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.