Khi tôi đi phỏng vấn những người thành công, họ luôn nói với tôi họ đã làm việc chăm chỉ thế nào. Và khi đó tôi đã nghĩ ‘Trời ạ, lại một người khác nói về cách làm việc của họ. Tại sao họ không nói luôn cho mình bí mật thật sự khiến họ thành công cơ chứ?’
Và rồi cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng ‘Chăm chỉ chính là bí mật thật sự dẫn đến thành công. Tất cả những người thành công đều làm việc rất chăm chỉ.’
Martha Stewart bảo với tôi ‘Tôi thật sự là một người chăm làm việc. Tôi làm, làm và làm hết cả thời gian.’
Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch đã nói ‘Tất cả là nhờ sự chăm chỉ. Không có thành công nào đến dễ dàng cả. Nhưng tôi thấy làm việc rất vui.’
Có phải ông ta nói là ‘vui’ không? Đúng vậy. Những người thành công đều cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Đó là lý do tại sao họ không phải là những người nghiện việc (Workaholics). Họ là những người yêu việc (Workafrolics)
Jim Pattison, Chủ tịch tập đoàn Jim Pattison là một người nghiện công việc. Ông ta nói ‘Tôi có thể nói với anh rằng kinh doanh là một trò tiêu khiển của tôi. Tôi thích tới nhà máy và đi gặp nhân viên của mình hơn là đi tắm biển.’
Dave Lavery, gã khổng lồ của NASA đồng thời cũng là người đã chế tạo ra những rô bốt tới Mặt Trăng. Ông ta nói với tôi ‘Chúng tôi làm việc rất hăng hái. Nhưng nó chẳng phải là làm việc. Công việc rất thú vị và đó là điều chúng tôi muốn làm. Chúng tôi thậm chí còn không muốn dừng công việc để về nhà.’
Bill Gates là một người yêu việc. Thậm chí sau khi đã trở thành triệu triệu phú, Bill Gates vẫn làm việc tới tận 10 giờ đêm, và chỉ dành ra hai tuần để nghỉ ngơi trong 7 năm liền. Và có lẽ tất cả thời gian ấy chỉ dành cho máy tính.
Oprah là một người yêu công việc. Cô ấy nói ‘Tôi chưa bao giờ thấy ánh sáng mặt trời. Tôi đến chỗ làm vào lúc 5:30 sáng, lúc đó trời vẫn tối. Rồi khi ra về lúc 7 hay 8 giờ tôi thì trời đã không còn sáng nữa rồi.’
Tôi là một người yêu việc. Trong nhiều năm liền, tôi làm việc hàng ngày, hàng tuần mà ngủ rất ít, chỉ bởi vì tôi thấy rất nhiều niềm vui khi làm việc. Và tôi phải thừa nhận rằng vào những lúc như thế bạn có thể tự nhủ rằng ‘Chỉ có mình làm việc chăm chỉ thế này thôi sao?’
Bởi vì nhiều khi chúng ta lầm tưởng rằng mọi thứ đều đến dễ dàng. Đó là khi bạn bật tivi lên, bạn thấy chẳng ai đang làm việc vất vả cả. Chẳng hạn như anh chàng Chris Rock, anh ta đang đứng trên sân khấu rồi kể vài câu chuyện thật hài hước, thế là xong.
Có gì cực nhọc đâu? Thậm chí cả Chris cũng nói rằng ‘Tôi không phải là một người hài hước ngay từ trong bụng mẹ, nhưng tôi là người làm việc chăm chỉ nhất để trở thành kẻ hài hước.’
Tin tôi đi. Tôi đã phỏng vấn hơn 500 người thành công rồi, không có một ai cho rằng mọi thứ đến một cách dễ dàng đâu, ngay cả khi họ đang làm việc họ yêu thích đi chăng nữa. Chúng ta thường đề cao tài năng thiên bẩm và đánh giá thấp sự cần cù. Nhưng cuối cùng, ‘cần cù bù khả năng.’, thậm chí cần cù còn vượt lên cả tài năng.
Arthur Benjamin, nhà toán học hàng đầu của Mỹ chia sẻ với tôi ‘Tôi nghĩ những con số và tôi có mối liên hệ đặc biệt. Nhưng tôi chắc chắn rằng ‘tài năng’ chỉ là do thời gian, do hàng giờ liền tôi dành cho công việc mà tôi đã làm.’
Thật không may là có nhiều người có tài nhưng lại không thể đạt được thành công như họ mong muốn. Bởi vì họ chỉ ngồi đó, ngồi trên đống tài năng của họ mà không chịu học cách làm việc chăm chỉ. Đó là việc đã xảy ra với Michael Jordan vào lần đầu tiên anh chơi bóng rổ. Anh có tài, nhưng lại không chịu bỏ công sức tập luyện, và sau đó huấn luyện viên đã loại anh ra khỏi đội chơi bóng rổ ở trường. Nhưng đó chính là sự đánh thức. Anh nói ‘Tôi rất thất vọng. Tôi bắt đầu tập luyện ngay sau ngày tôi bị loại.’ Sau một thời gian ngắn, anh đã trở thành cầu thủ chăm chỉ nhất trong tất cả những người chơi bóng rổ, người đã chế giễu những người chơi khác không chịu tập luyện hăng say. Và chính sự cần cù, siêng năng ấy đã giúp anh trở thành cầu thủ chơi bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Vậy nên, tôi muốn nói món quà thật sự không phải là tài năng mà là khả năng làm việc miệt mài. Chúng ta có xu hướng chỉ đề cao sự thông minh mà không coi trọng sự chăm chỉ. Nhưng đến cuối thì chăm chỉ chiến thắng thông minh.
Trong thực tế, có nhiều người thành công nhưng không phải là người thông minh nhất, họ là người làm việc chăm chỉ nhất. Francois Parenteau, người đã được báo Business Week nhận xét là nhà phân tích độc lập hàng đầu của phố Wall đã bảo tôi ‘Tôi chắc chắn tôi không thông minh tới vậy. Tôi còn không thể nhớ nổi mã vùng của mình cơ mà.’
Nhưng ông cũng nói ‘Công việc là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Tôi nghĩ về việc đầu tư 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.’
Nez Hallett III là một CEO của Smart Wireless, và tôi nghĩ thật nực cười khi anh nói với tôi anh không quá thông minh. Anh nói ‘Tôi tốt nghiệp trường trung học phổ thông với điểm trung bình là C, và ở trường cao đẳng cũng chỉ có điểm trung bình là C trừ.’ Thế mà bây giờ, các tiến sĩ tài giỏi còn đang phải làm việc rồi báo cáo lại cho anh.
Anh đã làm cách nào vậy? Anh nói tiếp ‘Nếu bạn chưa thể thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, thì chìa khóa chính là sự chăm chỉ. Tôi không thông minh. Bằng chứng chính là kết quả học tập lớp 12 của tôi đây. Chỉ có một bản duy nhất do bố mẹ tôi giữ. Đừng hỏi tại sao bố mẹ tôi giữ nó lại, nó chẳng có gì để mà khoe khoang cả. Như anh thấy đấy, tôi là một học sinh ăn toàn điểm C, không phải là một học sinh điểm A. Tôi thậm chí còn không tin nổi là tôi vào được cao đẳng trong thời gian ấy.’
Vậy làm thế nào mà tôi đã có được chút thành tựu và sự giàu có à? Tôi chỉ làm việc chăm chỉ, hơn 60 đến 80 tiếng mỗi tuần. Và bây giờ tôi biết tôi không hề đơn độc. Thomas Stanley đã nghiên cứu về hàng trăm triệu phú, và ông ta phát hiện ra hầu hết các triệu phú đều không phải là học sinh hạng A. Họ không hề có điểm cao trong bài kiểm tra và thầy cô giáo thường nhận xét là họ khó có thể thành công được. Nhưng họ vẫn thành công bởi vì họ rất chăm chỉ.
Vậy nên, có một tin tốt đó cho bạn đây: nếu bạn không phải là người thông minh nhất, nếu bạn chỉ là một học sinh hạng C, không phải một học sinh toàn điểm A, thì hãy cứ tự tin rằng bạn vẫn có thể thành công. Bởi vì cái từ ‘thành công’ có hai chữ C mà chẳng hề có chữ A nào cả. Bạn vẫn có thể thành công miễn là bạn phải thật chăm chỉ.
Và nếu như bạn thông minh thì sao? Thì tôi xin lỗi, dường như không có hy vọng thành công nào cho bạn đâu. Bởi vì nhiều người thông minh không thu được thành công theo đúng tài năng của họ, bởi vì họ chỉ nghỉ ngơi trên sự thông minh của họ, và không bao giờ chịu học cách làm việc chăm chỉ.
Jeong Kim, Chủ tịch của Lucent Technologies nói rằng ‘Những người thông minh nhất đôi khi không nhận ra tài năng tiềm ẩn của chính họ, bởi vì mọi thứ đến quá dễ dàng, vì vậy họ không thể thúc đẩy hay tạo động lực cho bản thân để trở nên cần cù.’
Sau một bài phát biểu của tôi tại 10 trường kinh doanh nổi tiếng nhất thế giới, có một người đàn ông tiến về phía tôi và nói ‘Anh biết không, khi tôi có tấm bằng MBA vài năm về trước, tôi là một trong những người thông minh nhất lớp. Tôi nghĩ tôi đã thành công. Sau đó tôi tốt nghiệp, tôi chỉ ngồi một chỗ và làm việc một cách hời hợt. Rồi tôi xuống dốc. Vào thời điểm này trong cuộc đời, tôi chẳng đi tới đâu cả. Tôi không đạt được bất kỳ thành công nào. Cảm ơn vì đã đánh thức tôi. Bây giờ tôi biết tôi cần phải làm gì rồi. Tôi cần phải chăm chỉ làm việc.’
Tóm lại, dù bạn có thông minh hay không, dù bạn có tài năng thiên bẩm hay không, hãy luôn làm việc chăm chỉ.
Vàng Anh (Theo TED – ed)