Tổng thống Trump được đề nghị không hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, liệu ông ấy sẽ lắng nghe không?

Washington (CNN) – Giới chức Mỹ cho biết: nhiều cố vấn an ninh cấp cao  của tổng thống Donald Trump đưa ra lời khuyên cho ông ta rằng ông ấy nên tuân theo các điều khoản đã thỏa thuận với Iran về vấn đề hạt nhân và đồng thời gia hạn việc cắt giảm tạm thời các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ đối với Iran trước khi đến hạn chót.

Sự gia hạn của việc cắt giảm lệnh trừng phạt này như một hình thức cứu trợ khi mà các lệnh trừng phạt này của Hoa Kỳ chưa hề hết hạn trong vài năm qua. Sự gia hạn này diễn ra mỗi 120 hoặc 180 ngày để cho Hoa Kỳ không vi phạm thỏa thuận.

Tổng thống Trump sẽ mở một cuộc họp với hội đồng an ninh quốc gia vào thứ thứ năm để xem xét lại vấn đề cắt giảm này, thuật lại với CNN hai quan chức cao cấp của bộ Ngoại giao, thêm cả bộ trưởng bộ ngoại giao Rex Tillerson và bộ trưởng bộ Quốc phòng James Mattis đều đã đề nghị tổng thống ký lệnh cắt giảm để cho thượng viện Mỹ thời gian sửa đổi luật.

Một quan chức nói về Tillerson: “Anh ấy đã khuyên tổng thống để cho tiến trình có thêm thời gian.” Ý kiến phản bác lại thì cho rằng: “Tiến trình không hoàn toàn chắc là sẽ không xong và chúng ta nên tiếp tục theo cách đó.”

Nhiều quan chức nói vẫn chưa chắc liệu ngài Trump sẽ cắt giảm lệnh trừng phạt hay không, nhưng họ tỏ ra mong muốn ông ấy sẽ làm như vậy

Một quyết định không gia hạn lệnh cắt giảm có thể bị đồng minh châu Âu và Iran xem là vi phạm hiệp ước và hơn nữa là làm hỏng mọi hi vọng vớt vát thỏa thuận.

Theo một nguồn thân cận với ý nghĩ về sự nhem nhóm hi vọng nổi lên bên trong nhà Trắng là ngài Trump sẽ ký lệnh cắt giảm một lần nữa: “Nhưng những gì ông ấy nói trong khi làm việc đó – những con dấu ông ấy đóng xuống cho Iran và các bên ký kết khác – vẫn còn được xem xét.”

Tuần trước, một quan chức cấp cao nói trên CNN rằng chính phủ vẫn đang tiếp tục thảo luận liệu tổng tống nên miễn trừ lệnh trừng phạt và tiếp tục tuân theo các điều khoản đã được thỏa thuận về hạt nhân hay không.

Nhiều quan chức nói Tổng thống dường như sẽ không đưa ra quyết định cho đến giờ phút cuối cùng, như khi ông ấy đã làm với thỏa thuận trước đây với Iran. Thêm nữa, chính phủ hiểu được rằng nếu Ngài Trump không đồng ý với lệnh miễn trừ thì người dân Iran sẽ buộc tội Hoa Kỳ đã phá vỡ thỏa thuận và dư luận thế giới sẽ đứng về phía Iran chứ không phải Hoa Kỳ.

Một nguồn tin ở nhà Trắng nói với CNN vào thứ tư rằng, họ hi vọng ngài Trump sẽ ký những lệnh miễn trừ nhưng cũng cảnh báo rằng “sẽ chả thể biết được tổng thống sẽ làm gì khi ông nhìn thấy những lệnh cắt giảm này trên bàn làm việc của mình.”

Ngài Trump đã từng cắt giảm trừng phạt vào lần gia hạn trước nhưng từ khi xác nhận Iran tuân thủ với thỏa thuận hạt nhân thì ông vẫn buộc tội nước này vi phạm nhiều thỏa thuận cho dù cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, các đồng minh châu Âu và chính phủ Mỹ nói rằng Tehran tuân thủ thỏa thuận năm 2015.

Ngài Trump dự định sẽ một lần nữa xác nhận lại sự tuân thủ của Tehran vào giữa tháng giêng, giống như ông đã làm hồi tháng 10, một quan chức cấp cao trong chính phủ cho biết vào tuần trước.

Nhưng quyết định của ông ấy về việc cắt giảm lệnh trừng phạt vẫn còn chưa rõ ràng, đặc biệt khi xem xét lời đe dọa đơn phương phá vỡ thỏa thuận của ông ấy vào tháng 10 nếu như quốc hội và đồng minh Mỹ không thể đưa nó lên tầm cao mới.

Một quan chức bộ ngoại giao nói rằng các lệnh cắt giảm không phải là vấn đề thực sự của ngài Trump mà là vấn đề Iran có thực sự làm tròn bổn phận theo các thỏa thuận này trong quá khứ hay không.

Một quan chức phát biểu, bởi vì một khi tổng thống đã hoàn toàn xác nhận được việc này thì không có lý do gì để trì hoãn các lệnh trừng phạt này cả, nhưng thật ra chính phủ đã khuyến khích giới đầu cơ bằng cách nói rằng họ đang giữ cho các lựa chọn đầu tư được chia theo nhiều hướng khi mà các biện pháp trừng phạt này rất được quan tâm.

Quan chức này cũng lưu ý rằng có nhiều cách khác để trừng phạt hành vi của Iran, không nhất thiết phải liên quan đến thỏa thuận hạt nhân như hoạt động tên lửa đạn đạo của họ, các hành động can thiệp vào Yemen và nhiều nơi khác.

Hôm thứ sáu, Tilerson khẳng định lại ý định của chính phủ là xem xét lại toàn bộ động thái của Iran và cho rằng các biện phát trừng phạt phi hạt nhân khác sẽ bắt đầu được thực hiện trừ phi Iran thay đổi hành vi của mình.

Điều gì đang được thực hiện

Một quan chức cấp cao cho biết, tuần trước chính phủ cũng đang làm việc với các đối tác châu Âu để thay đổi thỏa thuận hạt nhân và họ đã đạt được vài bước tiến.

Tuy nhiên các nhà ngoại giao châu Âu đã thành công trong việc ngăn chặn những hành động cố gắng gây nguy hại của Hoa Kỳ tới thỏa thuận hạt nhân hay tên gọi khác là kế hoạch hành động toàn diện bao gồm việc không muốn thống nhất thời gian của Mỹ cho kế hoạch cắt giảm lệnh trừng phạt sắp tới.

Chính phủ Mỹ đã nhận thấy những mối lo ngại của các nước châu Âu – một nhà ngoại giao nói với CNN vào tuần trước.

Ba nhà ngoại giao Ả Rập bày tỏ: Các đồng minh Ả Rập cũng đưa vụ việc này lên chính phủ để ký các lệnh miễn trừ và tập chung chú ý tới những hành vi khác của Iran trong khu vực Trung Đông như tên lửa đạn đạo, hỗ trợ các nhóm vũ trang như Hezbollah, Houthis và vi phạm quyền con người.

Một nhà ngoại giao cấp cao Ả Rập cho biết: “Chúng tôi đã nói với nhà Trắng rằng nếu tổng thống cứ khăng khăng chú tâm vào cái kế hoạch hành động toàn diện và tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt, ông ấy sẽ mất đi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là châu Âu.”

Theo lời chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện, thượng Nghị Sĩ Bob Corker: Nhà Trắng và nhiều nhà lập pháp đang tiếp tục bàn thảo các biện pháp, điều này sẽ giải quyết các mối quan tâm chính được đưa ra bởi Tổng Thống vào tháng 10 và “sẽ có sửa đổi trong pháp luật.”

Đảng viên đảng Cộng Hòa thuộc bang Tennessee nói với CNN hôm thứ 4: “Việc sửa đổi này sẽ giải quyết một số vấn đề tồn tại trong thỏa thuận, khi mà những vấn đề này có thể ít được coi trọng sau một năm bùng nổ nhanh chóng, và việc sửa đổi này ít nhất mỗi nước sẽ giải quyết được bằng chính sách của họ.” Đảng viên này tiếp tục lưu ý rằng ông đang tiếp tục làm việc với các nhà lập pháp và cố vấn an ninh của Trump H.R McMaster về vấn đề này.

Nhưng Corker thừa nhận rằng ông không biết liệu pháp luật sẽ đủ để giữ cho Hoa Kỳ duy trì thỏa thuận hạt nhân hay không.

“Câu hỏi được đặt ra là thậm chí với sự sửa đổi pháp luật này thì tự bản thân tổng thống có muốn duy trì thỏa thuận này hay không?” Ngài Corker nói: “Tôi nghĩ quyết định đó sắp đến rồi.”

Theo nhiều nguồn tin nói, các quan chức cấp cao và ngài Corker đã đưa vụ việc lên chuyên cơ riêng của tổng thống Trump vào thứ 2 để đưa ra lệnh cắt giảm, đồng thời đưa ra một bản cập nhật tình trạng về lưỡng đảng đang được phát triển.

Nhiều nguồn nói Ngài Trump đã không biểu hiện ra những gì ông dự định làm.

Người đồng cấp với ngài Corker, thượng Nghị Sĩ đảng cộng hòa Jonh Cornyn cho biết hôm thứ tư rằng ông cũng không biết tổng thống sẽ đưa ra quyết định gì vào thứ sáu.

“Tôi không biết tổng thống chuẩn bị làm gì, tôi nghĩ chúng ta cần nhìn một cách tổng thể chứ không chỉ nhìn vào khía cạnh quân sự.”

Chính quyền Obama đã xóa đi những bất đồng sâu sắc khác với Iran qua thỏa thuận, rõ ràng nó sẽ tệ hơn rất nhiều nếu trở thành một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân dù chỉ trong vài tháng.

Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin của bang Maryland người đứng đầu ủy ban đối ngoại đảng Dân Chủ thừa nhận rằng ông rất lo lắng trước thời hạn cuối cùng.

Ông nói trên CNN: “Vì các cổ phiếu đang có giá rất cao nên thực sự là rất đáng lo ngại.”

Trong khi Cardin chưa thấy pháp luật được áp dụng hiệu quả bởi đảng cộng hòa và chính phủ, ông ta đã nói với McMaster rằng: “Có một khuôn khổ có thể áp dụng được” nhưng phe dân chủ cũng có thể muốn tham dự.

Những cuộc biểu tình làm rối thêm quyết định của Trump

Các cuộc biểu tình gần đây ở Iran gây thêm nhiều vấn đề phức tạp cho Trump và các cố vấn cao cấp của ông khi mà chính quyền của ông ta đang cân nhắc liệu có nên gia tăng áp lực lên giới cầm quyền Iran hay không.

Một quan chức Hoa Kỳ nói trên CNN rằng, có một cuộc tranh luận về việc thiết lập lại lệnh trừng phạt sẽ gây hoang mang tư tưởng của những người Iran đang đi biểu tình chống chính phủ họ vì cách xử lý vấn đề kinh tế trong nước của chính phủ.

Quan chức này nói: “Nếu tổng thống Trump cố gắng áp đặt lệnh trừng phạt thì chính phủ Iran sẽ đổ lỗi hết cho nước Mỹ về vấn đề kinh tế của họ. Chúng ta cần giữ trọng tâm vào chế độ chính trị và tình trạng kiệt quệ kinh tế của họ.”

Đại sứ Iran tại liên hợp quốc dường như đã nói như sau trong một cuộc họp hội đồng bảo an liên hợp quốc vào tuần trước sau khi Hoa Kỳ yêu cầu một phiên họp khẩn cấp để bàn thảo về các quộc biểu tình tại nước này.

Đại sứ Iran tại liên hợp quốc Gholamali Khoshroo phát biểu: “Nhằm mục đích đưa các cuộc biểu tình tại Iran tới hội đồng bảo an mà chỉ vì một số công dân của nước tôi đang cố gắng than thở cuộc sống của họ – một số thì bị ảnh hưởng trầm trọng hơn mà người chịu trách nhiệm không ai khác là chính Hoa Kỳ khi lơ là các nghĩa vụ của họ trong khuôn khổ kế hoạch hành động toàn diện – động thái này của Hoa Kỳ quả là một hành động lạm dụng quyền lực khi là một thành viên thường trực và lạm dụng chính hội đồng bảo an để giải quyết vấn đề riêng.”

Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein cho biết hôm thứ Tư rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đáng ra được cắt giảm theo các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân sẽ làm “suy giảm ý chí của người biểu tình” những người Trump “tuyên bố ủng hộ.”

Người đại diện đảng dân chủ bang Cali nói: “Trong vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến những người Iran biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ và các chính sách của họ – các biện pháp trừng phạt đã từng giúp phơi bày tham nhũng và hệ thống quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ này và nếu áp dụng lại những biện pháp đó giờ đây sẽ chỉ làm đau khổ thêm cho người dân Iran.”

Trump đã dùng các cuộc biểu tình chống chính phủ của dân chúng Iran như một cơ hội để đập tan thỏa thuận hạt nhân trước khi đến hạn cuối trong tháng này, tạo ra một phản ứng mạnh mẽ trực tiếp từ các đồng minh quan trọng ở châu Âu.

Bộ trưởng bộ Ngoại giao Anh Boris Johnson đã nói với Quốc hội Anh rằng “Người dân Iran và chính phủ Iran nên hiểu rằng chúng tôi ở đất nước này luôn ủng hộ quyền mưu cầu hòa bình theo pháp luật”. Ông cũng kêu gọi các “thân tín của nước Anh trong nhà Trắng không được bỏ rơi” thỏa thuận hạt nhân.

Các nhà ngoại giao Ả Rập đã nói với CNN, họ đang thảo luận với chính quyền ông Trump về Iran và đã tập trung vào việc tận dụng các cuộc biểu tình để giữ áp lực lên Tehran.

Một nhà ngoại giao Ả Rập cho biết: “Các cuộc biểu tình của dân chúng Iran đã trao cho chúng tôi cơ hội để hướng dư luận vào hành vi của Iran tại khu vực”, “giờ đây khi đã có được sự quan tâm của công chúng thế giới chúng ta không thể đánh mất điều này, hãy ký các lệnh cắt giảm trừng phạt và tập trung vào các mối lo ngại như chương trình tên lửa, quyền con người, Hezbollah, the Houthis. Hành vi của Iran mới là vấn đề chính. Đừng bỏ lỡ thời cơ này và cũng đừng để dư luận chĩa mũi nhọn vào Hoa Kỳ.”

Thanh Tuyền (Theo cnn.com)