Phải Làm Gì Khi Bạn Không Thể Đưa Ra Quyết Định

Bạn đã bao nhiêu lần lung lay trong khi đưa ra một quyết định, không biết cái nào là sự lựa chọn đúng đắn? Cuộc sống đặt chúng ta vào những ngã tư nhiều lần và lựa chọn một cọn đường trong số đó bằng cách cân nhắc cẩn thận lợi và hại của mỗi con đường, lắng nghe tiếng lòng và không để bất cứ ai ảnh hưởng tới quyết định của bạn là điều cực kỳ quan trọng – nếu bạn muốn được hạnh phúc trong cuộc sống… Việc ra quyết định là một kỹ năng quan trọng mà tất cả chúng ta đều cần để phát triển, trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Nhưng tại sao việc ra quyết định lại khó khăn như vậy?

Thẳng thắn mà nói, trong bất cứ một ngày nào đó, chúng ta thường đưa ra quyết định với hàng trăm việc nhỏ và có khi là những quyết định không đáng chú ý. Lúc nào cần thức dậy, tập thể dục hay không, mặc gì, ăn gì, đi đâu, đi như thế nào và những việc khác nữa? Những quyết định này được đưa ra trong một phần giây và rất dễ để hình dung nhưng bởi chúng không thực sự ảnh hưởng tới kết quả của bất cứ việc gì – sự lựa chọn bữa sáng của chúng ta, miễn là nó bổ dưỡng và đầy đủ, sẽ không làm thay đổi tương lai của chúng ta hay thế giới.

Những sự thay đổi này khi đưa ra quyết định bị phức tạp hóa bởi các yếu tố bên ngoài. Việc bạn mặc gì tới cơ quan vào một ngày bình thường không phải là một vấn đề lớn, nhưng khi bạn có các buổi phỏng vấn quan trọng, thì vẻ ngoài sẽ trở thành một quá trình đưa ra quyết định trọng yếu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, và vật lộn với các sự lựa chọn trong những ngày tới, tự hỏi liệu những gì bạn làm là đúng, thì bạn cần dừng lại.

Trong khi chúng ta không bao giờ khuyên bạn đưa ra quyết định ngay lập tức và chỉ lao vào mà không cân nhắc ưu nhược điểm – bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng và ngắn gọn và ghi nhớ những suy nghĩ sau.

  • Suy nghĩ nhiều không phải lúc nào cũng là suy nghĩ tốt.
  • Học cách để tin tưởng vào trực giác và bản năng của bạn.
  • Đưa ra một hạn cuối cho việc ra quyết định.
  • Chấp nhận rằng bạn không thể lúc nào cũng có tất cả; bạn có thể sẽ phải thỏa hiệp một chút.
  • Cuối cùng, nếu một quyết định bạn đã đưa ra sau cùng lại thành sai – hãy nhớ rằng cuộc sống thỉnh thoảng sẽ đưa chanh cho bạn.

Làm thế nào để tôi cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định?

Nhận thức được rằng bạn có vấn đề với việc đưa ra quyết định là một bước tiến tốt. Nhận ra các dấu hiệu – nếu bạn thậm chí không thể gọi món cho bản thân, vậy thì đã đến lúc đánh bóng kỹ năng ra quyết định của bạn, củng cố xương sống, và tin vào bản năng mách bảo.

Quy tắc 10/10/10 để đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Suzy Welch là một nhà văn về kinh doanh với rất nhiều ấn phẩm đáng tôn trọng và bà đã sáng tạo ra một công cụ đơn giản có thể giúp chúng ta quyết định, làm thế nào để tiến về phía trước. Được gọi là 10/10/10, và được miêu tả bởi Welch trong một cuốn sách cùng tên, nó khuyên rằng chúng ta nghĩ về quyết định sẽ đưa ra trong ba khung thời gian khác nhau: Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào trong 10 phút tới? Trong 10 tháng tới? Trong 10 năm tới? Công cụ này cơ bản giúp chúng ta nhìn mọi thứ với một viễn cảnh mới và đảm bảo rằng sự hối tiếc không phải là một phần trong cuộc sống của chúng ta – nếu chung ta có thể nhìn thấy một quyết định được đưa ra hiện nay có thể sẽ khiến ta hối hận sau đó, nó nghĩa là bạn cần hướng tới một con đường khác dự đoán được một tương lai hạnh phúc hơn.

Đối mặt với nỗi sự hãi của bạn và sau đó tiến về phía trước

Nhiều lúc, việc ra quyết định làm tê liệt chúng ta, nói như vậy là bởi ta sợ hãi hậu quả. Chúng ta sợ kết quả mà quyết định mang lại và khi cơ bản là rất lo lắng về nó, phân tích nó đến một mức độ nhất định quá nhiều ta sẽ kết thúc trong nỗi khổ não. Chìa khóa để thoát ra khỏi trạng thái tê liệt này là đối mặt và nói ra những nỗi sợ. Viết ra điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với quyết định sắp đưa ra – ví dụ, bạn có một vấn đề lớn với vợ/chồng và muốn nói ra những lời phàn nàn của mình. Nhưng lại sợ rằng điều này sẽ dẫn tới một cuộc cãi nhau lớn hay thậm chí là một sự ly thân.

Bước tiếp theo là cân nhắc – liệu bạn có thể đối mặt với hoàn cảnh xấu nhất không? Nếu nó dẫn tới việc ly thân hay thậm chí là ly dị – bạn có thể đối mặt với việc độc thân, con cái bạn có thể không? Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng và bạn có thể thấy rằng mặc dù nỗi sợ của bạn và tình huống xấu nhất rất khó khăn, chúng cũng có thể được xử lý.

Bế tắc ư? Hãy viết về ưu và nhược điểm

Nhà diễn thuyết Ruth Chang của tổ chức TED nghĩ ra một cách đơn giản để phát triển các kỹ năng ra quyết định. Cô ấy cho rằng viết ra các ưu và nhược điểm của quyết định sẽ đưa ra để không có những sự lựa chọn chính xác và không chính xác. Con người chúng ta bị sai khiến theo tiềm thức bởi mong muốn và nhu cầu, kể cả khi ta tàn nhẫn đè chúng xuống. Giải pháp này rất hiệu quả khi ta bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn, và cả hai đều có vẻ rất tốt. Mắc kẹt giữa hai lời cầu hôn, hai công việc hay hai ngôi trường cho con cái…

Nếu bạn liệt kê những ưu, khuyết điểm của cả hai lựa chọn, bạn sẽ thấy ưu điểm của một thức dài hơn thứ khác – thông thường, mong muốn bẩm sinh và nỗi lòng bạn sẽ đưa ra quyết định cho bạn. Nghe theo bản năng và chỉ cần mặc kệ những thứ khác cho vũ trụ.

Cẩn thận với mong muốn ngộ nhận và đưa ra quyết định đưa trên nó

Các chuyên gia cho rằng chúng ta đưa ra các quyết định sai lầm đơn giản bởi vì chúng ta lẫn lộn thức ta thích với thứ ta muốn. Con người chúng ta là đối tượng của cảm xúc và cảm giác. Nhưng cảm giác không thực sự nói cho chúng ta nơi chúng đến từ đâu – và vì ta thường hiểu nhầm nguồn gốc chúng, ta sẽ không biết điều ta muốn về tình trạng của chúng ta ngay từ ban đầu.

Ngoài ra, chúng ta có thể muốn thứ gì đó – và nhầm lẫn với mong muốn thực tế. Vậy chúng ta có thể muốn xem Viện bảo tàng Lourve, nhưng liệu ta có thực sự thích nó? Chúng ta không biết. Chúng ta có thể muốn một vẻ ngoài mới… Liệu ta có thích nó? Không biết…

Vậy nên thỉnh thoảng, quyết định nên dựa trên ý thích hơn là ý muốn. Ví dụ, chúng ta có thể muốn đi tới một nơi khác lạ. Nhưng biết rằng ta thích ở trên những ngọn đồi tịch mịch tuyệt đẹp, hơn là một hòn đảo Caribe huyên náo. Quyết định tiếp đó nên là đi tới những ngọn đồi – theo ý thích của chúng ta.

Thoát khỏi nghịch lý của sự lựa chọn

Nhiều năm trước, việc đưa ra quyết định dễ dàng hơn so với bây giờ. Tại sao ư? Bởi vì nó không có quá nhiều sự lựa chọn. Mua một chiếc áo rất dễ bởi tất cả những gì bạn phải làm là chọn kích cỡ và màu sắc. Bây giờ nếu bạn đi mua một chiếc áo – bạn phải chọn thể loại, kiểu dáng, khuy áo, chất vải, kiểu may, mẫu khâu, họa tiết, cổ áo, màu sắc, kích cỡ và những chi tiết khác nữa.

Như Barry Schwartz đã nói rất hùng hồn trong Bài diễn thuyết 6 của ông ở TED – ngày nay chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn, nên mỗi quyết định, trở nên tốt hay xấu đi kèm với hương vị đặc biệt của sự hối tiếc – bởi ta nghĩ rằng có thể A, B, C hay X, Y, Z là một sự lựa chọn tốt hơn so với D tôi đã chọn. Và việc này xảy ra ở khắp nơi – trong công việc, miếng bánh sandwich chúng ta mua, hương vị kem ta chọn hay thậm chí xe hơi hoặc công nghệ mới nhất mà ta yêu thích, nhưng giờ tự hỏi về…

Giải pháp là đơn giản hóa vấn đề – chọn 2-3 con đường, không để ý đến những cái còn lại và nghe theo tiếng lòng bạn. Đối với phần còn lại, để thế giới tiếp tục lung lay – bạn đã đưa ra quyết định, hãy hạnh phúc với nó.

Hồng Xô (Theo lifehack.org)