CÓ THỂ CẢI THIỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC KHÔNG?

Nói về trí tuệ, có thể bạn nghĩ rằng mình khá thông minh. Thế còn trí tuệ cảm xúc thì sao?

Trí tuệ cảm xúc cho phép chúng ta nhận biết được cảm xúc theo bản năng không chỉ của chính mình mà còn của những người xung quanh. Theo Marc Brackett từ đại học Yale, trí tuệ cảm xúc, không những vậy, còn giúp chúng ta hiểu và nhận biết được cảm xúc cũng như biểu lộ và điều chỉnh cảm xúc của mình.

Có thể nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ rằng bản thân họ có thể làm được tất cả những điều trên. Chúng ta nhận diện và hiểu được cảm xúc trong chúng ta và mọi người, chúng ta phân biệt cảm xúc một cách chính xác với mục đích điều chỉnh những suy nghĩ và hành động của mình.

Tuy nhiên, theo Brackett-giáo sư tại trung tâm nghiên cứu Trẻ em ở Yale và giám đốc sáng lập của Trung tâm nghiên cứu trí tuệ cảm xúc Yale, có rất nhiều người trong chúng ta đánh giá quá cao trí tuệ cảm xúc của mình.

Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng vì các chuyên gia cho rằng khả năng đọc, hiểu và phản ứng lại với cảm xúc trong chúng ta và người khác là một yếu tố quan trọng trong việc dự đoán sức khỏe, sự hạnh phúc cũng như sự thành công và nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Chính vì thế, tất cả chúng ta cần nghỉ ngơi và dành thêm chút thời gian tự mình tìm hiểu thế nào là trí tuệ cảm xúc.

Hiểu rõ về trí tuệ cảm xúc

Brackett cho biết vị chủ tịch thứ 23 của trường đại học Yale, ông Peter Salovey cùng với một giáo sư tâm lý của trường đại học New Hampshire là ông John “Jack” Mayer đã viết trong cuốn lý thuyết của mình rằng lý thuyết về trí tuệ cảm xúc-bản thân thuật ngữ này-bắt nguồn từ trường đại học Yale và New Hampshire.

Là ủy viên quản trị tham dự của Trung tâm nghiên cứu trí tuệ cảm xúc Yale cũng như một nhà giáo dục, một tác giả và nhà phân tích tâm lý, ông Robin Stern cho biết nghiên cứu của Peter Salovey và John “Jack” Mayer đã chứng mình cảm xúc ảnh hưởng rõ rệt như thế nào đến suy nghĩ và cách ứng xử ở cá nhân mỗi người.

Bà cho biết thêm, các chuyên gia vẫn đang tiếp tục công việc của mình để điều chỉnh định nghĩa một cách chính xác vấn đề cốt lõi của trí tuệ cảm xúc là gì. “Trí tuệ cảm xúc rất giỏi các vấn đề liên cảm đến cảm giác. Đó chính là sử dụng cảm xúc của bạn như thế nào để đưa ra tín hiệu cho bạn nhận biết những suy nghĩ của mình cũng như sử dụng chính những suy nghĩ của bạn để đưa tín hiệu cho bạn nhận biết cảm xúc của đó.”

Một tác giả và cũng là nhà diễn giả lãnh đạo, Sara Canaday cho biết trí tuệ cảm xúc nhận thức rõ về cảm xúc tác động như thế nào đến quyết định, hành vi để bạn có thể tương tác cũng như ảnh hưởng đến người khác. Theo Canaday, những người có trí tuệ cảm xúc có xu hướng cảm thông, có thể nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác, được cho là cởi mở, khả năng thành công cao sau những khó khăn và thử thách, cũng như là theo đuổi ước mơ của mình mặc cho những trở ngại có thể gặp.

Stern cho biết: “Một số người nghĩ rằng trí tuệ cảm xúc là một kĩ năng mềm hay năng lực hay xu hướng trở nên tốt đẹp. Thực chất, nó chính là sự thấu hiểu điều gì đang xảy ra với bạn ở thời điểm hiện tại, nhờ đó, bạn có thể đưa ra các lựa chọn có nhận thức về cách mà bạn sẽ sử dụng cảm xúc của mình và cách mà bạn muốn điều khiển bản thân cũng như được thế giới công nhận.”

Bên cạnh đó, Brackett cũng cho biết thêm: “Những người có trí tuệ cảm xúc thường sống lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn và sống có hiệu quả hơn.”

Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng?

Canaday còn đưa ra giả thuyết rằng trí tuệ cảm xúc, hơn cả hồ sơ xin việc ấn tượng hay chỉ số IQ cao, là nhân tố tiên đoán tốt về sự thành công trong công việc.

Điều này có thực sự đúng?

Canaday cho rằng chỉ cần suy nghĩ về kinh nghiệm làm việc của bản thân bạn.

Bạn có làm việc với ai đã từng rời bỏ tất cả, xin nghỉ việc, thậm chí là khi họ có khả năng hay các kĩ năng công nghệ cho công việc?

Canaday cho biết: “Chúng ta có thể được tuyển dụng bởi chính những kĩ năng công nghệ tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng thường xuyên bị đuổi việc chỉ vì thiếu trí tuệ cảm xúc.”

Các cá nhân với trí tuệ cảm xúc thấp có thể thành công, tuy nhiên, họ sẽ có thể thành công hơn nữa nếu chỉ số trí tuệ cảm xúc của họ cao hơn mức đó.

“Đây chính là cách mà bạn hợp tác tốt, tương tác tốt với mọi người và để lại những ảnh hưởng của bạn. Là câu chuyện mà bạn có thể kể, là cách mà bạn mang các dữ liệu đến với đời sống làm sao đế có thể kết nối với mọi người. Đây là tất cả những yếu tố tạo nên sự khác biệt ở bạn.”

Kiểm tra trí tuệ cảm xúc

Theo Canaday, các nhà khoa học về hành vi vừa tạo ra một số chỉ tiêu tự đánh giá trí tuệ cảm xúc, thường được chia thành “khả năng kiểm soát bản thân, khả năng điều khiển mối quan hệ, sự tự nhận thức và nhận thức xã hội.”

Kết quả sẽ được đánh giá đối chiếu với những người cũng tự đánh giá trí tuệ cảm xúc khác để đưa ra số chỉ kết quả của bạn trên bảng quang phổ từ vùng trí tuệ cảm xúc thấp đến cao.

Tuy nhiên, Brackett lại cảnh cáo rằng: “Việc đánh giá này là một đề tài khó.”

Trong nghiên cứu ban đầu của ông, ông phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng đánh giá cao trí tuệ cảm xúc của mình, đây cũng là lí do ông tin rằng nên đánh giá trí tuệ cảm xúc dựa vào bài đánh giá khả năng. Trong bài đánh giá khả năng, người tham gia được yêu cầu giải quyết vấn đề, họ phải giải mã các biểu hiện trên khuôn mặt hay lên chiến lược cho tình huống đầy căng thẳng. Theo cách đó, kiến thức và kĩ năng sẽ được kiểm tra, kết quả sẽ trái ngược với những đánh giá ban đầu về bản thân của họ.

Một dạng khác của bài đánh giá trí tuệ cảm xúc là “đánh giá 360 độ”.

Trong môi trường làm việc, đánh giá 360 là quá trình bao gồm những phản hồi từ phía đồng nghiệp và sự đánh giá của giám sát trí tuệ cảm xúc ở một người. Canaday tin rằng chúng ta thường “nhìn nhận bản thân một cách khác biệt so với cách nhìn nhận của người khác đối với chúng ta.”

Bà cho biết thêm khi một đồng nghiệp đánh giá trí tuệ cảm xúc của bạn thông qua đánh giá 360, chính việc làm này tạo cơ hội để bạn tự so sánh đánh giá đó với đánh giá của bạn. Một cách khác để tham gia đánh giá 360 mà không cần phải làm bài kiểm tra thông thường đó chính là hỏi một cố vấn đáng tin cậy, có lẽ là ông chủ hiện tại hay trước đây, để đánh giá trí tuệ cảm xúc của bạn.

Tuy nhiên, Canaday đưa ra lời cảnh báo rằng nếu bạn xin ý kiến của một ai đó, hãy sẵn sàng tâm lý lắng nghe những ý kiến đó. “Việc này nghe có vẻ mang tính chất cá nhân. Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta nói rằng chúng ta muốn học hỏi và trưởng thành, nhưng ở kía cạnh khác, chúng ta lại muốn được người khác công nhận con người thật của mình, hai đặc điểm này lại đi ngược với những suy nghĩ của chúng ta.”

Có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc không?

Có lẽ là bạn sẽ cần cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình. Vậy, bạn phải làm gì?

Stern nghiêm khắc cho biết ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ em nên được dạy làm thế nào để nhận ra, hiểu ý nghĩa và nhận diện cảm xúc một cách chính xác, mục đích là để biểu lộ và kiểm soát chúng.

Đối với người lớn không được giáo dục vững chắc về trí tuệ cảm xúc, việc cải thiện trí tuệ cảm xúc sẽ khó khăn. Canaday đề xuất lên kế hoạch hành động về cách bắt đầu tốt nhất để làm rõ nhân tố trí tuệ cảm xúc nào bạn đang cố gắng phát triển.”

Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng kiểm soát cơn giận của mình, bạn có thể sẽ tìm thấy lối thoát lành mạnh cho mình-có thể là yoga, thiền hay boxing.

Canaday cũng đưa ra lời đề xuất tìm kiếm quan điểm từ người không đồng ý với quan điểm của bạn. “Hãy chủ tâm làm điều đó. Thực hiện nó một cách tích cực. Nếu xung quanh bạn là người có quan điểm giống như bạn, bạn sẽ nghe những mẩu đối thoại chẳng có gì khác lạ, bạn sẽ không trưởng thành nổi, bạn sẽ chẳng học hỏi được điều gì để cởi mở với các quan điểm.”

Brackett khuyên nên tìm ra các chiến lược hiệu quả để kiểm soát cảm xúc. Luyện tập kiểm soát cảm xúc và sau đó đánh giá các chiến lược này. Điều quan trọng là “dành thời gian suy nghĩ về ảnh hưởng của bạn đối với người khác và cách mọi người phản ứng với cảm xúc của bạn, hãy tự nhận thức bản thân và xã hội về sự hiện diện của bạn.”

Stern đưa ra lời khuyên kéo dài thời gian khi bạn cái gì đó là nguyên nhân gây ra những cảm xúc của bạn và khi bạn phản ứng lại với các nguyên nhân đó. Tạm dừng mọi việc, từ từ hít thở thật sâu. Hãy tưởng tượng con người tốt nhất của bạn sẽ như thế nào. Dành thời gian tạm dừng và suy nghĩ về con người tốt nhất đó của bạn sẽ làm gì trong từng tình huống cụ thể, nhờ có điều này, cảm xúc sẽ không thể kiểm soát bạn. Bạn có quyền cho phép bản thân mình thời gian để kiểm soát cảm xúc.

Bên cạnh đó, Stern cũng cho biết cách bạn nói chuyện với chính bản thân mình cũng để lại một ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và sức khỏe nếu sự tự nói chuyện mang ý nghĩa tiêu cực. Bà đề xuất rằng chúng ta không nên nói với người khác theo cách mà ta nói với chính bản thân mình.

“Tôi không còn nghi ngờ gì khi mọi người đánh giá tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc, cho phép bản thân họ có những cảm xúc, tạo không gian cho người khác có thể biểu lộ cảm xúc và phản ứng lại những cảm xúc này một cách khéo léo, tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn, vì thực tế, chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.”

Yến Trần (theo edition.cnn.com)