Mối Nguy Hiểm Đối Với Trẻ Nhỏ Khi Nói “Hãy Cẩn Thận”

Bất cứ khi nào trẻ em rời khỏi nhà để ra ngoài chơi, cha mẹ đều cảm thấy cần phải bảo vệ sự an toàn của chúng. Theo bản năng, cha mẹ thường bảo chúng phải cẩn thận. Họ làm vậy để chúng ngấm dần cảm giác thận trọng giúp chúng không bị thương. Nó là một phản ứng ngược với việc nói với trẻ em “hãy cẩn thận” khi chúng ra ngoài chơi. Khi chúng đi đạp xe cùng với bạn bè, cha mẹ nói với chúng “hãy cẩn thận”. Khi bọn trẻ chạy quanh sân chơi, trèo cây, sử dụng những dụng cụ sắc nhọn trong giờ thủ công; bản năng của cha mẹ dặn chúng “hãy cẩn thận”.

Cha mẹ là những người bảo vệ. Để ngăn ngừa trẻ em tự làm bị thương bản thân, cha mẹ cố gắng sử dụng ngôn ngữ phòng ngừa để khiến trẻ em cảnh giác. Vấn đề là, “hãy cẩn thận” rất mơ hồ và được sử dụng thường xuyên đến nỗi trẻ em đã trở nên miễn nhiễm với cụm từ này.

Nói “hãy cẩn thận” với trẻ em đã trở thành một thói quen.

Bởi vì chúng là những đứa trẻ nhỏ, canh chừng và giữ chúng an toàn là trách nhiệm bẩm sinh của cha mẹ. Nhưng khi lớn lên, chúng cần một chút tự do. Cha mẹ không thể canh chừng mọi bước đi của chúng nữa. Vì sự giám sát sẽ ít dần, cha mẹ phải tìm ra những cách khác để chăm sóc chúng.

Một vài bậc cha mẹ nhắc dần sự thận trọng vào trẻ em bằng cách đưa ra những lựa chọn thay thế. Họ có thể nói với đứa trẻ hãy đi bộ thay vì chạy nhảy trên đường. Luôn luôn nhìn vào cả hai hướng. Hãy dừng lại và để cho ô tô đi qua thay vì cố gắng nhảy vào chúng.

Các bậc cha mẹ khác chọn cách đi tắt và nói “hãy cẩn thận” với trẻ em.

Có một lý do mà cha mẹ nói với trẻ em phải cẩn thận theo thói quen. Kể từ khi còn bé, đó cũng là những gì chúng ta được nhắc nhở. Nó đơn giản chỉ là cách thông thường để cảnh báo trẻ em. Ở nhà, cha mẹ của bạn sẽ luôn nói với bạn “hãy cẩn thận” khi bạn đi bơi, hay đi chơi red-rover với bạn bè. Giáo viên sẽ nói với bạn “hãy cẩn thận” khi bạn chạy ra ngoài trong giờ giải lao.

Điều này có vẻ chẳng có gì là sai cả. Cụm từ này luôn được sử dụng với mục đích tốt. Đó là lý do vì sao chúng ta có thói quen nói với trẻ em phải cẩn thận khi chúng tham gia vào các hoạt động có thể gây nguy hiểm.

Nhưng từ ngữ phòng tránh như “hãy cẩn thận” chỉ giúp ích khi nó được giải thích một cách chính xác. Cụm từ đơn giản này “hãy cẩn thận” không còn tác dụng nữa.

“Hãy cẩn thận” có thể có ý nghĩa nhiều đến mức nghĩa là không gì cả.

Cụm từ có rất nhiều nghĩa, đến nỗi được hiểu là không có nghĩa gì. Trẻ em không hiểu điều chúng cần phải lo lắng nếu không được hướng dẫn chi tiết cụ thể. Chúng cần được giải thích về điều chúng cần phải cần thận là gì và tại sao. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không thận trọng?

Không có những sự giải thích chính xác, trẻ em có thể bắt đầu cho rằng mọi thứ đều là mối nguy hiểm. Sự mơ hồ của “hãy cẩn thận” có thể được hiểu là thận trọng với mọi thứ xung quanh bạn. Mọi thứ đều nguy hiểm. Nếu ý nghĩ này được cấy vào chúng từ khi còn bé, chúng có thể lớn lên và tin rằng không có gì an toàn.

Chúng có thể trở nên hoang tưởng và nhu mì. Chúng sẽ ít muốn tham gia các hoạt động thể chất vì có khả năng sẽ bị thương. Chúng sẽ không bước ra khỏi vùng an toàn bởi nó quá đáng sợ.

Thận trọng nghĩa là đứng nhìn từ bên ngoài.

Trẻ em cần phải có tự do để tự phạm lỗi và học được từ các lỗi lầm. Nếu bạn khiến chúng tin rằng không có gì là an toàn, chúng sẽ tin rằng cách duy nhất để tồn tại và sống sót là tránh xa rủi ro bằng tất cả mọi cách có thể.

Trong khi an toàn rất quan trọng, nhưng việc ránh rủi ro có thể gây hại cho sự phát triển của chúng. Khi chúng được bao bọc trong việc giữ bản thận “an toàn”, chúng có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.

Với việc luôn phải thận trọng, trẻ em sẽ lớn lên mà chỉ tham gia các hoạt động mà chúng biết là hoàn toàn chắc chắn và an toàn. Nhưng thực tế là không có gì là chắc chắn. Luôn có một mức độ rủi ro nhất định với bất kể mức độ cảnh giác nào.

Để tiến bước trong cuộc sống, bạn phải chấp nhận rủi ro. Các cơ hội về cơ bản đồng nghĩa với rủi ro. Sẽ có những lúc điều này không đúng. Nhưng sẽ luôn có khả năng điều này sẽ xảy ra. Trở nên “quá cẩn thận” sẽ khiến chúng bỏ lỡ những cơ hội. Điều này có thể cản trở chúng đạt được thành công. Thành công không bao giờ đến với những ai quá sợ hãi để theo đuổi nó.

Nếu trẻ em được nuôi dưỡng trong sự lo sợ những điều không biết và không bao giờ chấp nhận bất cứ rủi ro nào, chúng có thể phải sống một cuộc đời bình thường. Chúng sẽ không bao giờ có tham vọng để phấn đấu vì sự vĩ đại. Thay vì dành cả cuộc đời ước có thể quyết tâm hơn, hối hận tất cả những cơ hội chúng đã bỏ lỡ.

Hãy hướng dẫn, đừng cảnh báo.

Hãy để trẻ em biết cách để thận trọng, nhưng đừng khiến chúng sợ ngã. Chúng cần phải học được cách lùi lại, tự phủi bụi, và tiến lên phía trước.

Khi nhắc chúng cẩn thận, hãy nói cụ thể. Giải thích tình huống lúc đó, và chúng cần làm chính xác là những gì để cảnh giác. Đừng cho chúng khái niệm mơ hồ và sai lầm của mối nguy hiểm. Nói cho chúng tại sao hoạt động này là nguy hiểm, nhưng đừng hạn chế sự lựa chọn của chúng. Hãy cứ cho phép chúng tham gia hoạt động đó. Cho phép chúng tự khám phá những ranh giới và phát triển ý thức cảnh giác của bản thân.

Đến giờ thì bạn đã biết, “hãy cẩn thận” quá mơ hồ.

Không có vấn đề gì với cụm từ “hãy cẩn thận” khi ý định của bạn là thuần khiết. Nhưng trẻ em cần nhiều thông tin hơn. Chúng cần phải biết chúng cần cảnh giác cụ thể với thứ gì và điều gì có thể xảy ra nếu chúng không cẩn thận.

Dưới đây là những gì bạn có thể nói để khiến những đứa trẻ của bạn cho một sự giải thích rõ hơn.

Những từ có nghĩa hơn

  1. Tập trung vào những gì con đang làm.
  2. Cẩn thận với những người khác và cho họ nhiều không gian.
  3. Quan sát mọi người. Đảm bảo mọi người đang chơi vui.
  4. Hãy di chuyển từ từ và cẩn thận khi gần ___.
  5. Hòn đá này nhìn có vẻ khá nặng, con có thể xử lý được không?
  6. Hãy nhìn xung quanh trước khi ném bất cứ đồ gì!
  7. *Trong khi leo trèo* Có cảm thấy an toàn không?
  8. Đảm bảo con có đủ không gian trước khi chạy cùng cây gậy.
  9. Giữ một đầu của cây gậy trên mặt đất.
  10. Đừng chạy gần mép cạnh hồ bơi.
  11. Hãy nhìn bạn bè, chúng có thể không trong tầm ngắm.
  12. Nếu đồ chơi của con rơi xuống đường, hãy gọi người lớn.
  13. Nói với bạn bề nếu con không thích cách chúng chơi đùa.
  14. Chú ý trong khi leo trèo để khỏi trượt ngã.
  15. Hãy từ từ.

Hãy cứ để chúng ngã.

Không phải lúc nào chúng cũng nghe theo bạn. Có những bài học chúng cần cho bản thân. Cho chúng tự do để làm điều đó. Những ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro là những người phấn đấu cho sự thành công sau này trong cuộc đời.

Hồng Xô (Theo lifehack.org)