ĐỂ GIỮ ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH, CẦN TRÁNH NGAY 6 SAI LẦM LỚN NÀY

Gia đình chính là nơi bắt đầu tình yêu, nơi chúng ta có được sự thừa nhậnn và sự ủng hộ. Đáng tiếc thay, nhiều gia đình đang dần đánh mất những điều tố đẹp này. Đó là vì những hành động của thành viên trong gia đình vô tình phá vỡ sự hòa hợp trong một gia đình. Hiểu rõ nguyên nhân chính là bước đầu tiên trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề và giúp cho chúng ta có được một gia đình hạnh phúc.

Sau đây là 6 điều sau đây đã phá hủy gia đình mà chúng ta cần tránh càng nhanh càng tốt:

1.Sự xúc phạm và phê bình

Lời nói luôn có sức mạnh, thậm chí trong một số hoàn cảnh, chúng chứa sức mạnh của cả thế giới. Khi sự xúc phạm, phê bình khắc nghiệt đến từ các thành viên gia đình thì sự phê bình, xúc phạm ấy sẽ gây tổn thương đến các thành viên còn lại. Gia đình chính là nguồn động viên và hỗ trợ của chúng ta. Lời nói tiêu cực đương nhiên sẽ làm hỏng các mối quan hệ gia đình. Một số thành viên trong gia đình chỉ nói những suy nghĩ của họ và cho rằng đó chỉ là vô thức và không làm tổn thương người khác. Tuy nhiên, sự thật là những lời đó khiến người khác đau lòng cho dù là vô ý hay không. Khi các thành viên gia đình phê bình, chỉ trích lẫn nhau thì họ đã vô tình tạo ra khoảng cách giữa họ và phải tốn rất nhiều thời gian cũng như cần có những cuộc trò chuyện, tâm sự để hiểu nhau hơn và xóa đi khoảng cách đó.

Khi lời nói tiêu cực diễn ra càng nhiều thì khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình càng lớn, thậm chí không thể hàn gắn được. Bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể được giải quyết bằng lời xin lỗi và sự thứ tha, tuy nhiên thì nỗi đau vẫn mãi còn đó. Vì vậy, hãy cẩn thận với lời nói của bạn. Hãy luôn nhớ rằng gia chính là sự ủng hộ lớn nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nói điều không hay với các thành viên trong gia đình nghĩa là tự mình đánh mất sự ủng hộ lớn nhất. Hãy ghi nhớ câu này trước khi mở lời trò chuyện với gia đình “Nếu bạn không thể nói điều gì tốt đẹp thì đừng nói gì cả”.

Trong gia đình, nếu có thành viên không biết cách dùng từ ngữ đúng đắn, phù hợp thì bạn phải làm gương và phải giải quyết “triệt để” vấn đề này. Luôn nói những điều tốt đẹp để động viên, cổ vũ mọi người trong gia đình. Làm như vậy, sẽ khiến mọi người trong gia đình muốn đến gần bạn hơn. Vì không ai muốn ở bên cạnh người luôn khiến họ “tư ti” về bản thân của mình.

2.Nói xấu

Nói xấu cũng rất nguy hiểm. Chúng ta thường hay nói xấu sau lưng về người khiến chúng ta khó chịu. Việc này có thể khiến cho chúng ta cảm thấy tốt hơn một cách nhất thời thôi, nhưng cuối cùng thì vẫn không giải quyết được mâu thuẫn giữa chúng ta và thành viên đó. Nếu bạn có xung đột hoặc gặp sự cố với thành viên nào đó trong gia đình thì hãy gặp mặt và giải quyết trực tiếp với họ. Cũng không nhất thiết phải thông báo cho cả gia đình về vấn đề đó. Khi bạn làm điều này chỉ vì muốn các thành viên gia đình lựa chọn giữa hai “phe” –  bạn và thành viên kia.

Trong gia đình mà có hai “phe” nghĩa là nội bộ gia đình đang bị chia rẽ. Thay vào đó, hãy một mình tìm đến thành viên mà bạn có mâu thuẫn. Cùng nhau thảo luận, hòa giải các mâu thuẫn. Nhưng sẽ chẳng đi đến đâu nếu bạn cứ cứng đầu và khăng khăng không nhận lỗi.

Hãy giúp họ nhìn thấy các khía cạnh của vấn đề khi đứng từ góc nhìn của bạn. Như vậy, họ sẽ niềm nở hàn gắn mối quan hệ hơn và muốn sửa chữa lỗi lầm hơn. Cũng đừng bao giờ nói xấu về các thành viên trong gia đình nữa. Khi thấy họ gặp phải những chuyện không liên quan đến bạn, thì bạn không nên đi buôn chuyện sau lưng họ. Hãy nhớ rằng: “Không phải việc của mình thì đừng quan tâm”.

 3.Thiếu sự gắn kết

Một bài viết trên mục Ask Amy được đăng trực tuyến cho thấy rằng chúng ta cần xét đến sự gắn kết trong gia đình. Đây là lời khuyên cực kì hợp lý từ Amy Dickinson của tờ Chicago Tribute:

Gắn kết các thành viên gia đình với nhau là điều cần thiết để tạo nên sự đoàn kết trong gia đình. Bạn có thể kết nối các thành viên gia đình lại với nhau thông qua các buổi họp mặt gia đình. Thậm chí dù bạn thừa biết họ sẽ từ chối tham gia nhưng cứ ngỏ ý mời họ. Thường thì bầu không khí gượng gạo trong gia đình là do không mời mọc và không tham gia các cuộc họp mặt gia đình. Khi bạn mời các thành viên đến các buổi họp mặt hay các bữa tiệc gia đình, có tham gia vào hay không là việc của họ. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là đó họ được mời tham gia. Nếu bạn thực sự muốn thắt chặt sự gắn kết trong gia đình và tình thân giữa các thành viên, thì hãy đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ tại các buổi tụ họp của gia đình. Bất kì lý do gì để từ chối tham gia đều sai, vì như vậy sẽ tạo ra cảm giác khó gần giữa các thành viên trong gia đình.

 4.Sự lừa dối

Sự lừa dối có thể phá hoại hạnh phúc của một gia đình. Sự thật luôn được coi trọng hơn cả. Đôi khi có thể mất vài năm hoặc thậm chí là cả một thế hệ mới phát hiện ra lời nói dối, nhưng nhớ rằng “kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Nếu bạn không thể thành thật với gia đình của chính mình thì bạn có thể thành thật với ai chứ?

Lời nói dối có thể dẫn đến sự tan vỡ trong một gia đình. Sự tan vỡ này xuất phát từ chính niềm tin bị đánh mất. Nói dối càng nhiều thì niềm tin sẽ vơi cạn dần. Có những lời nói dối, như che giấu việc có con riêng từ một cuộc tình, sẽ gây mất niềm tin ở các thành viên trong gia đình và để lại nỗi đau cho các thế hệ sau này.

Hành động của bạn đều để lại hậu quả không chỉ cho riêng bạn, mà còn cho cả gia đình bạn và thâm chí thế hệ mai sau. Tốt nhất là bạn nên thừa nhận sai lầm của mình và cố gắng sửa sai, hơn là nói dối và cứ bao biện cho sự dối trá ấy (cho đến khi bạn bị phát hiện). Đừng để lời nói dối trở thành gánh nặng của bạn. Hãy cởi mở và thành thật với gia đình. Nếu bạn đã gây tổn thương cho các thành viên trong gia đình, bạn cần phải xin lỗi và nỗ lực để sửa sai, đó là vì hạnh phúc gia đình. Cố gắng để che giấu sự thật chỉ khiến gia đình bạn bị tổn thương mà thôi. Sự lừa dối càng kéo dài chỉ khiến người thân bạn bị tổn thương hơn thôi.

5.Không chấp nhận sự khác biệt

Trẻ em lớn lên dưới một mái nhà cùng cha mẹ, cùng kỷ luật, và cùng sự dạy dỗ nhưng khi lớn lên, sẽ hoàn toàn khác với anh chị em ruột của họ. Bạn đều có sự khác biệt và có quyền được khác biệt. Chỉ vì bạn là thành viên trong gia đình không có nghĩa là bạn phải có cùng quan điểm chính trị hoặc thậm chí cùng tôn giáo.

Mọi người sẽ lớn lên và có cách nuôi dạy con cái khác nhau và cách sống không giống nhau, và đó không phải là việc mà các thành viên gia đình có thể phán xét, bình luận. Tình yêu và sự chấp nhận bắt nguồn từ gia đình. Nếu bạn không nhận được tình yêu cũng như sự chấp nhận từ người thân thì chắc chắn bạn chưa có một gia đình thật sự.

Nếu bạn cứ có định kiến về sự khác biệt và tạo ra sự xung đột gia đình vì chính sự khác biệt ấy thì kết cục bạn nhận được là sự tan vỡ gia đình. Chấp nhận một người vì chính con người họ (bất kể họ như thế nào, đến từ đâu) chính là phương thức cuối cùng của tình yêu.

6.Không xin lỗi và Không tha thứ

Lời xin lỗi và tha thứ là chất kết dính các thành viên gia đình lại với nhau. Không ai là hoàn hảo cả. Tại một số thời điểm, bạn sẽ làm tổn thương một thành viên của gia đình. Đó là những lúc bạn nên nói lời xin lỗi. Đó là những lời nói có thể chữa lành vết thương và giúp tình thân trong gia đình bền chặt hơn. Khi bạn xin lỗi một thành viên trong gia đình, bạn muốn gửi thông điệp đến với họ rằng họ rất quan trọng và bạn không muốn có những tình cảm tiêu cực giữa bạn và họ.

Khi bạn không xin lỗi thành viên đó trong gia đình nghĩa là bạn đang nói với họ rằng họ không quan trọng hoặc tình cảm của họ chẳng là gì đối với bạn. Không thể xin lỗi là khiếm khuyết trong nhân cách của bạn. Hãy trưởng thành hơn và xin lỗi khi bạn làm điều gì đó không phải với một thành viên gia đình, cho dù bạn cố ý hay không. Điều quan trọng là bạn đã xin lỗi. Bạn có thể giải thích sự việc sau này, nhưng tuyệt đối đừng làm cho ai đó cảm thấy bị đối xử bất công.

Một khi chấp nhận lời xin lỗi, hãy là người tha thứ “duyên dáng”. Trong gia đình, mỗi thành viên luôn cần có nhau. Không nên giữ mối hận thù, vì hận thù sẽ là gánh nặng cho bạn và gây tổn thương đến gia đình. Hãy tha thứ nhưng không bằng lời nói suông mà bạn nên thể hiện sự tha thứ đó bằng hành động của chính mình. Ví dụ, nếu bạn quên mời một thành viên gia đình đến chung vui tại bữa tiệc sinh nhật thì bạn nên xin sự tha thứ của họ và đưa ra một đề nghị gì đó để bù đắp cho thành viên đó trong gia đình như mời  anh ta hoặc cô ấy đi ăn trưa. “Hành động mạnh hơn lời nói”, vì vậy hãy thể hiện bằng hành động để cho họ thấy được sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn nhé.

Thủy Vũ (Theo Lifehack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.