6 Sai Lầm Lớn Hủy Hoại Tình Cảm Gia Đình

Gia đình là nơi khởi nguồn của tình yêu thương, sự thừa nhận và là nơi để nương tựa. Đáng tiếc, nhiều đại gia đình đang lâm vào tình cảnh tồi tệ khi mà những thành viên trong gia đình đang làm những điều gây mất đoàn kết trong gia đình. Hiểu được vấn đề đó là bước đầu tiên để giải nguy tình hình này.

6 điều làm hủy hoại một đại gia đình gồm có:

1.Chỉ trích và xúc phạm

Những từ ngữ nặng nề. Ở một vài trường hợp những lời lẽ đó mang ý nghĩa rất kinh khủng. Khi dành những lời lẽ khiếm nhã cho gia đình, họ sẽ bị tổn thương. Gia đình của bạn là nguồn động viên và là nơi để nương tựa. Từ ngữ tiêu cực hủy hoại mối quan hệ ruột thịt trong gia đình. Một vài thành viên trong gia đình không suy nghĩ trước khi nói và cho rằng câu nói đó rất bình thường, nên họ không làm tổn thương ai hết. Sự thật là những từ ngữ đó lại mang nghĩa xúc phạm, nhưng chúng vẫn được thốt ra. Khi những lời lẽ khó nghe được nói ra, nó vô tình tạo ra vết nứt trong mối quan hệ. Sẽ phải tốn nhiều thời gian và có những tương tác tích cực để sửa chữa lỗi lầm sau khi xúc phạm, chỉ trích cũng như khi sự đâm chọt sau lưng diễn ra.

Khi những lời lẽ khó nghe đó cứ tiếp tục tác động tới một thành viên trong gia đình thì vết nứt đó cũng sẽ dần dần lớn hơn và có thể sẽ rất khó để chữa lành. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng có thể được giải quyết bằng lời xin lỗi và sự tha thứ, nhưng tổn thương đó có thể sẽ vẫn kéo dài sau khi những lời nói đó được thay đổi. Hãy cẩn thận với lời nói của bạn. Tự nhủ với bản thân rằng như người trong gia đình bạn cũng vậy, ở đó mỗi người đóng vai trò là những người hỗ trợ trong cuộc sống. Dùng lời nói làm các thành viên trong gia đình suy sụp tinh thần là hành động hủy hoại tình đoàn kết gia đình. Hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ xưa này khi trò chuyện với gia đình của bạn “Nếu lời lẽ của bạn khó nghe, vậy đừng nên nói gì hết.”

Nếu có ai đó trong gia đình của bạn ăn nói dễ mích lòng, hãy đưa ra ví dụ và những ví dụ đó cần phải rõ ràng. Dùng lời lẽ động viên và khuyến khích các thành viên trong gia đình. Làm được như vậy mọi người sẽ luôn vây quanh bạn. Không ai muốn mình ở cảnh những người luôn khiến mình tuyệt vọng. Chúng ta luôn muốn ở cạnh những ai làm tâm trạng mình tốt hơn. Hãy giúp gia đình bạn bằng cách tìm ra những điều tốt đẹp, tích cực cho mỗi cá nhân. Có như vậy bạn mới có thể đưa ra bằng chứng chứng minh việc dùng lời nói để cải thiện mối quan hệ của những người trong gia đình.

2.Nhiều chuyện

Nhiều chuyện rất là có hại. Hầu hết nói chuyện phiếm thường diễn ra khi ai đó khó chịu một điều gì đó do người mà họ không thích gây ra. Điều này chỉ tạm thời khiến bản thân cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng tới phút chót lời nhiều chuyện đó không giải quyết được vấn đề gì khi mà chính câu chuyện đó hiển nhiên vượt qua khỏi sự yêu thương hoặc lòng tốt. Nếu bạn có rắc rối hoặc khó chịu với một ai đó trong gia đình mình hãy trực tiếp tới gặp họ. Bạn không nhất thiết  phải thông báo cho toàn bộ người trong nhà bạn. Một số người làm vậy để ngăn các thành viên trong gia đình chia bè phái.

Một khi đã chọn được phe, gia đình sẽ bị chia cắt. Thay vì vậy, hãy đến gặp riêng người làm bạn khó chịu. Trò chuyện về rắc rối đó, nhưng hãy làm việc đó với mục đích là để hòa giải. Nếu làm việc đó trong không khí nặng nề hoặc muốn đổ lỗi thì vấn đề sẽ chẳng đi tới đâu.

Nói lên nỗi lòng của bạn với thái độ mà họ có thể thấy được mong muốn của bạn. Bằng cách đó họ muốn cải thiệt mối quan hệ tốt hơn và sửa chữa bất kỳ những sai lầm nào. Đừng nói xấu sau lưng về các thành viên trong gia đình bạn. Nếu họ đóng kịch thì nó chẳng có ảnh hưởng gì tới bạn hết, đừng lan truyền chuyện đó đi khắp nơi. Tự nhủ với lòng rằng “chuyện đó chẳng phải của mình.”

3.Thiếu đi sự quan tâm

Trong một chuyên mục của Amy Ask được đăng trực tuyến đã đề cập đến suy nghĩ về việc quan tâm trong gia đình. Đây là lời giải đáp tuyệt vời từ Amy Dickinson của báo Chicago Tribute:

image

Sự quan tâm dành cho các thành viên trong gia đình là điều rất quan trọng để xây dựng tình đoàn kết. Quan tâm tới các thành viên trong gia đình là nhiệm vụ cốt yếu. Thậm chí nếu như bạn “biết” thế nào họ cũng sẽ nói “không” hoặc “Thôi được rồi”. Nhưng dù sao đi nữa cứ hãy hỏi đi. Vì nếu không hỏi cũng như không quan tâm tới, những bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong lòng. Điều này tùy thuộc vào việc họ có chịu trách nhiệm hoặc là tham gia chuyến du lịch mà bạn đề nghị với họ hay không, nhưng phần quan trọng ở đây đó là họ được hỏi han tới. Nếu mục đích của bạn là tình yêu thương và tinh thần đoàn kết trong gia đình, quan tâm đến từng cá nhân trong dịp họp mặt cũng như là trách nhiệm của mỗi người. Đừng viện lý do để không quan tâm, mỗi khi như vậy sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ và gây ra tâm trạng khó chịu.

4.Dối trá và lừa gạt

Sự dối trá là điều hủy hoại hạnh phúc trong gia đình. Sự thật luôn luôn chiến thắng. Đôi khi tốn cả năm hoặc thậm chí cả thế hệ để lừa dối và sự thật được tiết lộ, dù vẫn biết rằng ngày nào đó sự thật cũng được phơi bày. Nếu bạn không thể thành thật với gia đình mình, vậy ai mới có thể khiến bạn nói ra hết sự thật?

Lừa dối gia đình hoặc sử dụng mánh khóe để giữ bí mật dẫn đến sự đổ vỡ. Tan vỡ xảy ra khi niềm tin bị ăn mòn. Sự dối gạt càng lớn, sự ăn mòn càng nhiều. Một vài lời nói dối như là bí mật về chuyện sinh con từ một cuộc tình không mong muốn, có thể khiến cho việc ăn mòn không thể nào cứu chữa và điều đó sẽ làm tan vỡ cả một thế hệ trong gia đình.

Những hành động của bạn có hệ quả. Không chỉ đối với bạn mà còn ảnh hưởng tới cả đại gia đình. Việc bạn thừa nhận cái sai và làm việc gì đó để cứu vãn tình hình sẽ khiến mọi chuyện tốt hơn rất nhiều, hơn cả việc lừa dối và nhiều lần làm những việc để che đậy việc lừa dối đó (hoặc là bạn bị phát giác). Đừng tự đặt nặng bản thân về những lời nói dối. Hãy mở lòng và thành thật với mọi người. Nếu bạn có làm điều gì đó gây tổn thương cho những thành viên trong gia đình, bạn cần phải xin lỗi và nỗ lực sửa chữa việc đó vì gia đình. Cố gắng che đậy sự thật chỉ càng làm tăng thêm sự tổn thương. Chôn vùi sự thật càng lâu thì tổn thương càng sâu thêm.

5.Thất bại để chấp nhận sự khác biệt

Trẻ em lớn lên trong cùng một nhà với bố mẹ, những quy tắc giống nhau và sự nuôi dưỡng như nhau thật ra không thể nào giống được như người lớn hay anh chị mình. Tất cả chúng ta đều có sự khác biệt. Hãy chấp nhận sự khác biệt của nhau. Chỉ vì là gia đình không có nghĩa là bạn phải chia sẻ quan điểm chính trị giống nhau hoặc thậm chí là có cùng cả tôn giáo.

Người ta sẽ phát triển và nhận được sự nuôi dưỡng khác nhau và cách lựa chọn lối sống khác nhau, nhưng nó không phải việc của các thành viên trong gia đình đem ra bàn tán. Tình thương và sự thừa nhận bắt nguồn trong gia đình. Nếu một gia đình không làm được điều đó, về bản chất họ không phải là người một nhà.

Nếu bạn chọn việc tạo ra chỗ đứng cho sự khác biệt của mình và gây ra xung đột trong gia đình chỉ vì điều đó, tình đoàn kết trong gia đình cuối cùng bị hủy hoại. Việc thừa nhận một người dù họ là ai đi nữa chính là sự yêu thương.

6.Không xin lỗi và không tha thứ

Xin lỗitha thứ là điều gắn kết duy trì mối quan hệ trong gia đình. Không ai hoàn hảo cả. Ở một lúc nào đó bạn sẽ làm tổn thương gia đình mình. Điều đó tùy thuộc vào lời xin lỗi của bạn. Những lời nói đó có thể chữa lành vết thương lòng và xây dựng tình cảm gia đình mạnh mẽ hơn. Khi bạn xin lỗi ai đó trong gia đình, lời nói bạn nói ra có tầm quan trọng với họ và vì bạn không muốn có cảm giác buồn phiền giữa họ và bạn.

Không hối lỗi lại mang nghĩa rằng người đó không quan trọng hoặc cảm xúc của họ có ra sao đi nữa cũng không quan trọng. Thất bại trong lời xin lỗi là sai lầm và sự yếu đuối trong nhân cách. Hãy là người rộng lượng hơn và nói xin lỗi khi bạn làm sai việc gì, dù cho lời nói hoặc hành động của bạn có phải là cố tình làm tổn thương người đó hay không. Điều quan trọng là có lời xin lỗi. Bạn có thể giải thích những lý do, nhưng bạn không thể làm người ta cảm thấy rằng bạn không làm gì sai.

Khi ai đó nói lời xin lỗi, hãy là một người khoan dung, độ lượng. Gia đình cần nhau. Đừng oán hận, khi đó gánh nặng sẽ đè lên bạn và nó hủy hoại gia đình. Tha thứ và thể hiện sự tha thứ của bạn bằng hành động cũng như lời nói. Có nghĩa là nếu bạn quên mời người nhà tới tiệc sinh nhật, hãy xin họ tha lỗi và mời người đó một bữa ăn trưa. Hành động luôn hay hơn lời nói, vì vậy lời xin lỗi của bạn được đong đếm bằng hành động và lời xin lỗi chân thành.

Ngọc An (Theo LifeHack.org)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.