LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG TỐC ĐỘ HỌC LÊN GẤP ĐÔI? HÃY NHẬN THÊM NHIỀU PHẢN HỒI

Bạn đã bao giờ nghe thành ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” chưa? Tôi chắc chắn rằng đã từng có người nói điều này với bạn ít nhất là một lần trong đời! Đó là một châm ngôn quen thuộc thường được sử dụng để khích lệ ai đó khi họ học hỏi hoặc thực hiện một điều gì mới mẻ đối với họ.

Họ có thể sẽ cần rất nhiều cố gắng trước khi thành công và và tìm hiểu một cách đúng đắn. Giống như là bắt đầu tập xe đạp, học cách lái xe, bắt đầu một ngôn ngữ thứ hai, hay là lần đầu tiên nấu ăn. Thật hiếm khi một ai có thể thành thạo việc gì ngay lần đầu tiên được.

Bất cứ khi nào bạn muốn bắt đầu học một điều gì mới lạ, tôi chắc chắn rằng bạn luôn hy vọng sẽ làm tốt điều đó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thì thực tế là đôi khi phải mất hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí là hàng năm trước khi bạn thực sự tự tin thông thạo một kĩ năng.

Đó chỉ đơn giản là cách học tập hoạt động. Bạn cố gắng, bạn thu thập được kinh nghiệm, bạn học hỏi từ nó, và bạn lại cố gắng. Và mỗi lần như vậy, bạn sẽ càng cải thiện và tiến bộ. Cứ mỗi khi bạn lặp lại quá trình học tập này, bạn sẽ trải qua một thứ được gọi là Vòng lặp phản hồi.

Điều mà tạo ra khoảng cách giữa một người học nhanh với một người học chậm hơn không phải là một số tài năng tự nhiên bẩm sinh mà là bởi vì họ hiểu được cách thức họ học, và có một phương hướng có tính hệ thống để áp dụng điều đó mọi lúc, và rồi họ có thể học được nhiều thứ. Họ còn biết cách sử dụng Vòng lặp phản hồi một cách hiệu quả để tăng tốc quá trình học tập.

Vì vậy nếu hiện tại bạn đang mong muốn học một kĩ năng mới càng nhanh càng tốt, vậy thì điều đầu tiên bạn sẽ cần làm là học cách tạo ra một cái Vòng lặp phản hồi thật hiệu quả.

Vòng Lặp Phản Hồi

Phản hồi có nghĩa là nhận được thông tin về mức độ hiệu quả mà bạn thực hiện mỗi lần bạn nỗ lực tập luyện hoặc chuyên tâm về một kỹ năng nào đó. Phản hồi là những gì cho bạn biết cái gì đã đi sai hướng và cái gì đã đi đúng hướng.

Một Vòng lặp phản hồi bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Thực hành/Áp dụng – Đây là giai đoạn mà bạn đặt được những gì bạn muốn học thành hành động.
  2. Đo lường, đánh giá – Giai đoạn này bạn sẽ ghi nhận thông tin về năng suất của bạn. Đây cũng là giai đoạn bị bỏ qua nhiều nhất… hoặc được thực hiện một cách kém hiệu quả.
  3. Tìm hiểu – Đây là giai đoạn phân tích bạn đã thực hiện tốt như thế nào, và đưa ra một số điều chỉnh để cải thiện và thực hành/áp dụng lại.

Điều quan trọng là phải nhìn nhận được 3 giai đoạn này và đặt chúng vào nơi mà mỗi lần bạn thực hiện một kĩ năng mới.

Rất nhiều người chỉ hoàn thành được Giai đoạn 1, và một quá trình rất không rõ ràng hoặc mờ nhạt cho Giai đoạn 2, và rồi dẫn đến những kết quả kém ở Giai đoạn 3.

Một chu trình tốt và suôn sẻ sẽ giúp bạn liên tục cải thiện với từng vòng, tạo ra một quá trình ổn định và nâng cao hiểu biết của bạn về kỹ năng bạn muốn biết.

Làm Cách Nào Để Có Được Một Vòng Phản Hồi Hiệu Quả?

Để đảm bảo Vòng phản hồi của bạn được hiệu quả, bạn sẽ phải xem xét 3 yếu tố chính này: Tính kiên định, Tốc độĐộ chính xác.

Kiên định là khi chất lượng của sự phản hồi không thay đổi. Bạn cần có khả năng so sánh mọi kinh nghiệm thực hành hoặc học tập để đánh giá, học hỏi và đưa ra những thay đổi. Nếu phản hồi của bạn không nhất quán, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhận biết được cái gì sai hoặc cái gì đúng.

Lấy ví dụ như bạn đang học chơi đàn ghi ta. Nếu bạn cứ chơi một bản nhạc khác nhau mỗi lần bạn tập luyện, bạn sẽ nhận được phản hồi không hề mang tính kiên định. Bởi vì độ khó, nhịp điệu và tốc độ của mỗi bài hát là khác nhau cho nên bạn sẽ không có cách nào chắc chắn để so sánh mức độ của bài hát bạn vừa mới chơi với một bài cũ mà bạn đã chơi. Vì vậy cách tốt nhất để tìm hiểu là chỉ chơi một bài lặp đi lặp lại cho đến khi bạn đạt được sự thành thạo nhất định.

Có vẻ như trường hợp này khá rõ ràng, nhưng đó chỉ là một ví dụ. Việc tiếp nhận những cái khác nhau mà không có luyện tập rất là khó bởi vì chúng ta không tập trung vào việc giữ gìn một môi trường hay những hành động kiên định.

Hãy chuyển sang yếu tố thứ 2: Tốc độ. Có phản hồi ngay lập tức hay nhanh chóng thì quan trọng bởi vì càng mất thời gian để nhận được phản hồi thì khả năng cải thiện kỹ năng sẽ càng chậm hơn. Đó là lí do vì sao mà một số người bỏ ra một lượng thời gian lớn để luyện tập, nhưng tiến độ lại rất chậm.

Mặt khác, những hình thức phản hồi tốt nhất hầu như xuất hiện ngay lập tức. Một Vòng lặp phản hồi được hoàn thành càng nhanh thì càng tốt. Đó là bởi vì bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, nghĩa là nhận được nhiều sự cải thiện hơn trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách Để Nhận Phản Hồi Nhanh Chóng.

Vậy thì chìa khóa dẫn đến nhận phản hồi nhanh là nắm lấy kỹ năng hoặc kiến thức nào đó và chia nó thành từng bước. Hãy cố gắng phân tích các kỹ năng thành các thành tố khác nhau. Ta có thể chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ, các kỹ năng hoặc tiến trình đơn giản, hoặc thậm chí khó hơn.

Ví dụ như nếu kỹ năng mà bạn muốn tìm hiểu bao gồm một trình tự, bạn có thể chia nhỏ việc tìm hiểu thành từng bước. Hãy tạo ra một cái Vòng lặp phản hồi theo từng bước riêng lẻ thay vì thực hiện toàn bộ quá trình. Cô lập các quy trình thành những phần khác nhau mà bạn có thể tập trung và làm việc từng cái một.

Giả sử như bạn đang học nấu ăn. Bạn có thể chia nhỏ kỹ năng này thành từng bước, ví dụ như tìm nguyên liệu tươi và phù hợp, chuẩn bị và xử lí nguyên liệu, chuẩn bị gia vị và nước sốt, dọn lên bàn và thưởng thức….

Hoặc giả sử như bạn muốn học cách chơi đá banh. Bạn có thể xác định ra những kĩ năng nhỏ mà tạo nên các kĩ thuật lớn hơn để chơi được môn này và bạn cũng có thể tạo ra những Vòng lặp phản hồi cho mỗi kĩ năng phụ một cách riêng lẻ. Vì vậy bạn có thể bắt đầu bằng cách học cách đập quả bóng, tiếp theo là vượt qua đối thủ và rồi sút bóng.

Yếu tố thứ ba và cũng là cuối cùng để tạo ra một Vòng phản hồi hiệu quả chính là Độ chính xác. Điều này có nghĩa là một sự phản hồi sẽ thật sự phản ánh hiệu suất của bạn đã thể hiện một cách chính xác. Việc này rất quan trọng bởi vì bạn đang dựa vào phản hồi để cho bạn biết phải cải thiện cái gì và ở đâu vào lần tiếp theo. Đó là vì sao sự phản hồi là thước đo đánh giá cho một kĩ năng quan trọng để đạt được một Vòng phản hồi hiệu quả.

Cách Để Đánh Giá Sự Phản Hồi

Đạt được độ chính xác trong một phản hồi thường là điểm yếu thông thường với rất nhiều người học bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng để định nghĩa được “chính xác” là gì.

Để nhận được phản hồi chính xác chúng ta phải có một cách để đánh giá nó. Lí do vì sao chúng ta đôi khi nhận phản hồi kém là bởi vì ta chỉ đang cố gắng đánh giá sự tiến bộ của ta mà không hề định lượng được hiệu suất của chúng ta, hoặc là chúng ta đang tính toán sai khi định lượng phản hồi. Tệ hơn nữa có thể là vì bạn không bao giờ đánh giá hay ghi lại hiệu suất làm việc gì cả.

Để tìm ra những phạm vi để cải thiện, bạn cần phải có khả năng so sánh đối chiếu hiệu suất thực hiện của bạn ngay bây giờ với hiệu suất trước.

Định lượng một thứ gì đó nghĩa là gắn liền một con số vào đó. Điều này giúp mang lại tính khách quan và tính kiên định khi bạn dùng biện pháp so sánh. Định lượng được phản hồi sẽ mang lại cho bạn những thông tin mang tính xây dựng để giúp bạn cải thiện hơn qua mỗi chu kỳ của Vòng phản hồi.

Luôn luôn cải thiện Vòng lặp phản hồi của bạn!

Bạn đã sẵn sàng đưa Vòng lặp phản hồi của bạn vào thực tiễn chưa? Kĩ năng mới mà bạn muốn bắt đầu là gì?

Hãy thử thực hiện mọi giai đoạn của Vòng phản hồi khi tìm hiểu kĩ năng mới này và tự minh nhìn nhận bản thân xem liệu việc học hỏi của bạn có cải thiện ở tốc độ nhanh hơn hay không.

Điều quan trọng ở chỗ liên tục phát triển Vòng tuần hoàn của bạn để duy trì động lực của bạn và tránh khỏi quy luật hiệu suất giảm dần. Cải thiện vòng tuần hoàn của bạn nghĩa là biết điều gì để đánh giá tiếp theo, và những câu hỏi để tìm hiểu.

Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn, hãy theo dõi bảng tin của chúng tôi mỗi ngày. Bạn sẽ tìm thấy được rất nhiều nguồn quý giá giúp bạn học tập, và những kĩ năng này sẽ giúp tăng tốc độ học hành của mình. Tất cả các mục tiêu của bạn sẽ nắm trọn trong lòng bàn tay khi bạn đã nắm vững được Vòng phản hồi!

                                                                           An Dương (Theo Lifehack.org)