Điều cần làm khi bạn ghét công việc của mình: cho cả những ai chọn tiếp tục và từ bỏ

Nếu bạn ghét công việc của mình, thì bạn không phải là người duy nhất đâu.

Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy 60% nhân viên không hài lòng với vị trí công việc hiện tại của họ. Cho dù bạn có một ông chủ luôn luôn khiển trách bạn hay một công việc quá trì trệ mà bạn thấy thật vô cùng nhàm chán, thì làm một công việc khổ cực vẫn là một tình huống chán nản vô cùng .

Có cách nào để thoát khỏi sự đau khổ này?

Nếu bạn đã đạt đến giai đoạn phải nói ra “Tôi ghét công việc của tôi!” thì bạn đã thực hiện một bước tiến quan trọng đầu tiên hướng tới sự tự do rồi đấy. Việc thừa nhận rằng công việc của bạn là một cơn ác mộng có nghĩa là bạn đã sẵn sàng (và sẵn lòng) để hành động và thay đổi hoàn cảnh của mình. Như bạn sẽ thấy ngay, có một số giải pháp có thể giúp cuộc sống công việc của bạn trở thành một thế giới hạnh phúc hơn.

Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi đề nghị bạn hãy bỏ qua bất cứ những khái niệm nào trước đây về những gì bạn có thể làm. Thay vào đó, hãy mở rộng các sự lựa chọn cho mình và đợi cho đến khi bạn tìm được một giải pháp mà mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.

 Tôi ghét công việc của tôi! Hãy giúp tôi giải quyết điều này đi.

Thật may mắn là có một số giải pháp để giúp bạn thoát khỏi cái công việc buồn chán của bạn. Chúng ta sẽ phân chia các giải pháp này thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên sẽ bao gồm các giải pháp giúp bạn giữ được công việc hiện tại nhưng vẫn cải thiện được hoàn cảnh của mình. Nhóm thứ hai sẽ đưa ra các giải pháp cho bạn từ bỏ công việc và bước sang một cuộc sống mới.

Bạn ghét công việc của bạn bởi những gánh nặng về tài chính hoặc thiếu các cơ hội tìm việc khác nên bạn buộc phải ở lại.

Hãy thử 5 giải pháp sau:

  1. Hãy cảm thấy biết ơn khi có một công việc.

Cho dù bạn rất ghét công việc của mình, chỉ cần nghĩ rằng hàng triệu người thất nghiệp đang cố gắng tìm việc trong tuyệt vọng. Trong khi công việc của bạn có thể không hoàn hảo, những nó vẫn là một công việc. Nó cho bạn tiền lương và cho bạn một cơ hội để đóng góp cho xã hội.

  1. Hãy thành thực với ông chủ của bạn.

Có thể rất khó để thảo luận với ông chủ của bạn về những lý do tại sao bạn ghét công việc của mình, nhưng điều đó có thể xứng đáng. Khi phải đối mặt với những sự thật như: “Công việc của tôi thiếu sự đa dạng” hoặc “Tôi không bao giờ được gửi đi tham gia các khoá đào tạo”, nhiều ông chủ sẽ lưu ý những lời góp ý này. Nếu họ muốn giữ bạn lại thì có một cơ hội tốt rằng họ sẽ hành động để giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống công việc của mình sau này. Nếu vấn đề của bạn là bởi vì ông chủ của mình, thì vẫn phải tìm cách để nói chuyện với anh ấy hoặc cô ấy về các vấn đề này. Một cuộc đối thoại cởi mở và thân thiện có thể giải quyết hầu hết các vấn đề.

  1. Mang niềm vui vào công việc của bạn.

Bạn có thể làm việc trên một dây chuyền sản xuất hoặc làm nhân viên nhập dữ liệu trong một văn phòng. Nghe thoáng qua thì những công việc này thật nhàm chán như làm nhân viên rửa bát vậy. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với sự mong muốn là có được niềm vui, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được. Những cách mang niềm vui vào ngày làm việc của bạn bao gồm nghỉ giải lao với những đồng nghiệp vui vẻ, hát tại khi làm việc, kể truyện cười với đồng nghiệp, và hãy hiểu rằng sự chuyên nghiệp không có nghĩa là bạn luôn cần phải nghiêm túc.

  1. Trang trí cho không gian làm việc của mình.

Nếu công ty của bạn đang kìm hãm bạn và từ từ dìm đắm những hy vọng và ước mơ của bạn, thì bạn cần phải hành động ngay lập tức. Một trong những điều tốt nhất cần làm là kiểm soát môi trường làm việc cá nhân của bạn. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong một văn phòng, hãy chắc chắn rằng bàn làm việc của bạn và các ngăn kéo được sạch sẽ và gọn gàng. Sau đó hãy đặt một số nhân vật và nguồn cảm hứng cho không gian bàn làm việc của mình bằng cách thêm một cây trồng để làm cảnh và/hoặc thêm một hình ảnh của một người thân yêu nào đó. Những thay đổi nhỏ như thế này có thể tạo ra sự khác biệt lớn đấy.

  1. Kiểm soát qua việc lập ra mục tiêu.

Thiết lập mục tiêu là một kỹ thuật hiệu quả và được chứng minh là có thể tăng cường kết quả. Nhà tuyển dụng của bạn thường hay lập ra các các mục tiêu về tổ chức, nhưng không có gì ngăn cản bạn tạo ra các mục tiêu của riêng bạn. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp, hãy giải thích cho họ biết bạn đang lên kế hoạch để lập ra những mục tiêu để giúp bạn phát triển công việc của mình và đem lại lợi ích cho công ty. Nếu bạn đã ngừng nói chuyện với sếp của bạn (điều đó xảy ra!), thì bạn vẫn có thể đặt ra mục tiêu nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Ví dụ: bạn có thể quyết định đến sớm để làm việc mỗi sáng để giải quyết đống email tồn đọng ngày qua ngày.

Bạn ghét công việc của bạn, và bạn cần phải từ bỏ ngay bây giờ!

Hãy thử 5 giải pháp sau:

  1. Đi nghỉ mát.

Một kỳ nghỉ không nhất thiết phải là một chuyến đi tốn kém đến vùng Caribê. Hãy sử dụng bất kỳ thời gian nghỉ nào để lấy lại cho mình một không gian thoải mái để suy nghĩ kỹ hơn về những cơ hội trong cuộc đời mình, và hãy dành thời gian và năng lượng để tập trung vào tương lai phía trước. Đó có thể là thời gian nghỉ việc dành để đi tìm việc và đi phỏng vấn, hoặc đi với bạn bè và gia đình, người có thể đưa ra những lời khuyên có giá trị. Với thời gian để suy nghĩ, bạn có thể quyết định xem bạn thực sự muốn bỏ công việc của bạn hay không và nếu có thì những bước tiếp theo cần làm là gì.

  1. Chuẩn bị.

Nếu bạn đã quyết định chắc chắn sẽ từ bỏ công việc của mình, tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ. Điều này có nghĩa là có đủ tiền tiết kiệm để sống trong một khoảng thời gian hoặc là có một công việc khác. Cập nhật hồ sơ của bạn, cho nhà tuyển dụng hiện tại một khoảng thời gian để nhận ra dự tính của bạn, và ra đi một cách tốt đẹp nhất có thể.

  1. Chuyển sang làm ở một vị trí khác.

Nếu vấn đề công việc của bạn có liên quan đến người quản lý hoặc những thành viên trong nhóm của bạn, bạn có thể không cần phải bỏ việc. Thay vào đó, bạn có thể chọn để xin vào các vị trí khác trong công ty. Một người quản lý mới và một đội mới có thể là những gì bạn cần để thoát khỏi cái bẫy “Tôi ghét công việc của tôi!”.

  1. Chuyển những kỹ năng của bạn thành nghề viết lách tự do.

Bạn có yêu công việc hiện tại nhưng lại ghét môi trường làm việc của mình? Nếu vậy, bạn có thể là một ứng cử viên tốt cho nghề viết lách tự do. Hãy nói rằng bạn làm việc như một trợ lý cá nhân. Đó là vai trò mà bạn đã luôn luôn làm rất xuất sắc, nhưng ngay bây giờ bạn lại có một ông chủ đáng ghét. Tại sao không áp dụng những kỹ năng của mình vào thị trường và xem xem bạn có thể đảm bảo cho một hợp đồng công việc được trả lương cao hay không? Bạn cũng có thể xem xét đến việc cung cấp những dịch vụ của bạn như là một “trợ lý ảo”.

  1. Đừng nhìn lại.

Nếu bạn đã chọn từ bỏ công việc của mình, thì cứ làm vậy đi! Một khi bạn đã thông báo cho nhà tuyển dụng biết, và đã được xét duyệt ngày nghỉ việc, thì hãy dành phần năng lượng còn lại của bạn và tập trung vào những gì bạn muốn làm tiếp theo. Đôi khi người ta quyết định rời bỏ công việc, nhưng lại bắt gặp những lo lắng về những thứ như là sẽ nhớ những đồng nghiệp và căng thẳng trong tương lai. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Hãy luôn giữ một ý chí kiên định và hướng về một tương lai có công việc tươi sáng hơn.

Một công việc mà bạn không thích có thể khiến cho cuộc sống của bạn giống như một địa ngục sống. Bí mật để được tự do là hãy hành động. Bạn phải quyết định bỏ công việc hay ở lại. Dù quyết định của bạn là gì, hãy cải thiện tình hình của mình. Bất kỳ lời khuyên nào ở trên cũng đều tốt hơn là không làm gì cả và vùi dập trong đau khổ từ năm này qua năm khác. Ghét công việc của bạn có thể chỉ là những gì bạn cần để tạo động lực cho bạn tìm kiếm một cuộc sống mới và thành công hơn. Hãy hành động đi!

Quang Hưng (theo lifehack.org)