Tư duy vượt giới hạn không chỉ là một sự rập khuôn trong kinh doanh. Nó có nghĩa là tiếp cận vấn đề theo những cách mới và đầy tính sáng tạo; định nghĩa vấn đề một cách khác biệt; và hiểu rõ vị trí của bạn trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào theo một cách mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Trớ trêu thay, đó là một lời sáo rỗng khi suy nghĩ đến những tình huống rập khuôn theo những cách khác biệt.
Chúng ta luôn được bảo rằng phải “tư duy vượt giới hạn”, nhưng chính xác là bằng cách nào? Làm thế nào để phát triển khả năng xử lý tình huống theo những cách khác với cách chúng ta thường sử dụng? Làm thế nào để trau dồi khả năng nhìn nhận sự việc theo những hướng hoàn toàn mới mẽ?
Thời điểm bắt đầu để tư duy vượt giới hạn tốt là trước khi chúng ta “đóng hộp” – có nghĩa là, trước khi chúng ta đối diện với một tình huống độc nhất và bắt đầu ép buộc nó vào một chiếc “hộp” quen thuộc mà chúng ta đã biết cách giải quyết. Hoặc ít nhất nghĩ rằng chúng ta biết cách giải quyết.
Sau đây là 11 cách để nâng cao kỹ năng tư duy vượt giới hạn của bạn. Thỉnh thoảng, hãy nỗ lực thúc đẩy lối tư duy của bạn lên và vượt qua giới hạn của nó – những tài năng mà bạn phát triển có thể có ích cho lần tới khi bạn đối diện với một tình huống mà “mọi người đều biết” giải quyết.
- Học một ngành khác.
Tôi đã học được nhiều về giảng dạy từ việc học marketing như khi tôi học sư phạm – có thể nhiều hơn. Hãy đến thư viện và lấy một quyển tạp chí thương mại khác với ngành của bạn, hoặc lấy một vài quyển sách và tìm hiểu về tác phong làm việc trong những ngành khác. Bạn có thể hiểu ra rằng nhiều vấn đề mà người ở các ngành khác đối diện là giống với vấn đề mà bạn có, nhưng họ phát triển hướng giải quyết khá khác biệt. Hoặc là bạn có thể tìm ra được những mối liên kết mới giữa ngành của bạn và ngành khác, những mối liên kết có khả năng sẽ trở thành nền tảng cho sự hợp tác sáng tạo trong tương lai.
- Tìm hiểu một tôn giáo khác.
Tôn giáo là cách con người xây dựng và thấu hiểu những mối quan hệ của họ không chỉ với năng lực siêu nhiên hay với thần thánh mà còn với nhau. Tìm hiểu về cách thức hình thành các mối quan hệ có thể dạy bạn rất nhiều về sự gắn kết giữa người với người và với thế giới xung quanh họ. Việc tìm thấy lý do ở một tôn giáo khác có thể giúp bạn phát triển sự linh hoạt trong nhận thức – khi bạn thực sự nhìn nhận bằng nhiều cách khác nhau về cách mà con người hiểu rõ được những bí ẩn giống nhau, và thực tế là họ thường sống sót bất kể đức tin của họ là gì, bạn bắt đầu thấy được những mặt hạn chế của bất kỳ giáo điều hoặc quan điểm tôn giáo mà bạn đang đi theo, sự phát giác đó sẽ chuyển một phần thành bộ phận phi tôn giáo trong cuộc sống của bạn.
- Bắt đầu một lớp học.
Học về một chủ đề mới sẽ không chỉ dạy cho bạn một loạt các sự việc và con số mới, mà nó còn dạy cho bạn một cách nhìn mới và hiểu được các khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong xã hội hoặc trong thế giới tự nhiên mà bạn đang sinh sống. Điều này sẽ lần lượt giúp bạn mở rộng cả về cách thức nhìn nhận vấn đề lẫn số lượng các giải pháp có thể nghĩ ra.
- Đọc một cuốn tiểu thuyết với thể loại không quen thuộc.
Đọc sách là một trong những chất kích thích trí óc tuyệt vời trong xã hội của chúng ta, nhưng nó dễ gây nhàm chán. Hãy thử đọc một quyển sách mà bạn chưa bao giờ chạm vào – nếu bạn thường đọc tiểu thuyết văn học, hãy thử đọc tiểu thuyết bí ẩn hoặc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng; nếu bạn thường đọc nhiều tiểu thuyết trinh thám đen, hãy thử đọc tiểu thuyết tình yêu; và vân vân. Chú ý tới mạch truyện lẫn những vấn đề cụ thể mà tác giả phải giải quyết. Ví dụ, làm thế nào mà tác giả tiểu thuyết viễn tưởng bỏ qua sự hoài nghi thông thường của bạn về pháp thuật và kéo bạn vào câu chuyện của họ? Hãy thử liên kết các vấn đề này với vấn đề khác mà bạn đối mặt trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ, làm thế nào nhóm marketing của bạn có thể vượt qua sự dè dặt của công chúng đối với một sản phẩm mới rất “kỳ diệu” ?
- Sáng tác thơ.
Trong khi hầu hết khả năng giải quyết vấn đề dựa rất nhiều vào các trung tâm logic của não, rõ ràng rằng thơ ca là cầu nối giữa não trái thiên về lý trí và não phải thiên về sáng tạo. Mặc dù bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn (và tập làm quen với việc cảm thấy ngớ ngẩn có thể là một cách khác để tư duy vượt giới hạn), hãy thử viết một bài thơ về vấn đề mà bạn vấp phải. Bài thơ của bạn không nhất thiết phải đưa ra một giải pháp – ý tưởng ở đây là chuyển hướng suy nghĩ của bạn ra khỏi trung tâm logic của não và đến bộ phận sáng tạo hơn của não bộ, nơi mà những suy nghĩ đó được nghiền ngẫm bằng một cách phi lý trí. Hãy nhớ rằng, không ai có thể thấy bài thơ của bạn…
- Vẽ tranh.
Vẽ tranh còn là một hoạt động thiên về não phải hơn, và có thể giúp bạn phá vỡ hướng suy nghĩ thiên về não trái khi đối mặt một vấn đề giống như cách mà sáng tác thơ có thể làm. Ngoài ra, việc hình dung một vấn đề theo các phương thức tư duy khác mà chúng ta không thường sử dụng sẽ mang đến cho bạn sự sáng tạo vượt mức.
- Đảo ngược một thứ gì đó.
Hãy đảo một thứ gì đó ngược lại, cho dù bằng cách lật một mẩu giấy hay ẩn dụ là bằng cách hình dung lại một vấn đề, nó có thể giúp bạn thấy được các khía cạnh mà không dễ dàng thấy nếu không đảo ngược. Não bộ có một số thói quen tạo các lối mòn thường che khuất các khía cạnh khác, các khía cạnh tinh tế hơn trong công việc; thay đổi chiều hướng của sự vật có thể giấu đi phần nổi trội và làm các khía cạnh khác hiện ra. Ví dụ, bạn có thể tự hỏi rằng một vấn đề sẽ thay đổi như thế nào nếu kết quả bạn cho là ít quan trọng nhất lại trở thành quan trọng nhất, và cách bạn giải quyết nó như thế nào.
- Làm việc ngược lại.
Giống với đảo một vật gì đó ngược lại, làm việc ngược lại phá vỡ quan niệm bình thường của não bộ về mối quan hệ nhân quả. Đây là nhân tố quan trọng để lập kế hoạch ngược, ví dụ như khi bạn bắt đầu một mục tiêu và suy nghĩ lại các bước cần thiết để đạt được nó cho đến khi bạn đặt chân được đến vị trí ngày hôm nay.
- Xin lời khuyên từ một đứa trẻ.
Tôi không hoàn toàn tin tưởng vào quan điểm rằng trẻ em là một nguồn sáng tạo vốn có trước khi xã hội “phá hủy” chúng, nhưng tôi biết rằng những gì trẻ em nghĩ và nói bằng một cách sự thiếu hiểu biết là thường rất hữu ích. Hãy hỏi một đứa trẻ cách chúng có thể dùng để giải quyết một vấn đề, hay nếu xung quanh bạn không có trẻ em, hãy nghĩ về cách bạn có thể định hình lại một vấn đề để một đứa trẻ có thể hiểu. Đừng chạy ra ngoài và làm một chiếc thuyền từ bánh quy vì một đứa trẻ bảo bạn làm thế, mặc dù – ý tưởng không phải là làm những gì đứa trẻ nói, mà là chuyển suy nghĩ của chính bạn vào một hướng độc đáo hơn.
- Sự góp mặt của yếu tố ngẫu nhiên.
Nếu bạn đã từng xem đoạn băng ghi hình của Jackson Pollock painting, bạn sẽ thấy một họa sĩ tài ba cố ý lồng ghép các yếu tố ngẫu nhiên vào tác phẩm của ông ấy. Pollock tập luyện rất nhiều để điều khiển cọ vẽ và mái chèo, để phục vụ cho việc chụp lại những giọt sơn và những vết sơn bắn tung tóe tạo nên tác phẩm của ông ấy. Bắt lấy những lỗi sai và lồng ghép chúng vào dự án của bạn, phát triển những chiến lược cho phép những yếu tố đầu vào ngẫu nhiên, làm việc giữa sự hỗn loạn của âm thanh và hình ảnh – tất cả những điều này có thể giúp suy nghĩ của bạn vượt ra ngoài lối tư duy hằng ngày.
- Tắm.
Có một số liên kết thần kỳ lạ lùng giữa việc đi tắm và sự sáng tạo. Bạn biết vì sao không? Có lẽ là vì tâm trí của bạn đang đặt vào một việc khác, có lẽ là vì bạn không mặc quần áo, có lẽ là vì nước ấm đã làm bạn thư giãn – đó là một điều mà chưa có lời giải đáp. Vì vậy, có thể khi hiện trạng trong các tình huống không đúng, hãy thử đi tắm và xem nếu có điều gì đó đáng chú ý không xảy ra với bạn!
Liệu bạn có các chiến lược để tư duy khác đi? Hãy chia sẻ lời khuyên của bạn với chúng tôi trong phần bình luận.
Vy Nguyễn (Theo Lifehack.org)