DỄ DÀNG TỪ CHỐI CHỈ BẰNG MỘT CÂU HỎI

Khi bạn yêu cầu ai đó giúp đỡ bạn, thật là khó khăn khi nhận được câu trả lời là “không”. Đó là từ có thể làm cái tôi của bạn bị tổn thương. Chúng ta bắt đầu thắc mắc rằng người khác có quan tâm tới ta hay không, và cảm thấy lúng túng trước việc có thể tự làm mình tổn thương bởi việc yêu cầu sự giúp đỡ. Vì chúng ta biết từ “không” sẽ gây tổn thương như thế nào nên chúng ta dễ rơi vào cái bẫy trả lời “đồng ý” với người khác để tránh làm cho họ bị tổn thương.

Hãy xem xét ví dụ: giả định là bạn có một ngày bận rộn ở văn phòng. Có người gõ cửa phòng làm việc của bạn – đó là một đồng nghiệp đang cần sự giúp đỡ của ai đó để hoàn thành báo cáo khẩn mà hạn chót là cuối buổi chiều. Anh ta hỏi “em có thể giúp anh được không?” Bạn thực sự là không có thời gian – bạn có rất nhiều việc phải hoàn thành – nhưng bởi vì bạn hiểu cảm giác khi cần sự giúp đỡ mà lại không nhận được nó nên bạn đã đồng ý và tất nhiên giúp anh ta một tay.

Tại sao lại khó khăn khi trả lời “không”?

Thậm chí người độc lập nhất trong chúng ta cũng có một mong muốn tự nhiên là được chấp nhận. Tất cả bắt nguồn từ bản năng sinh tồn của chúng ta. Từ xưa trong lịch sử tiến hóa của chúng ta, có một điều quan trọng là tất cả mọi người trong một nhóm đều cần có sự giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Do đó, sẽ tốt hơn nếu người ta nói “Đồng ý, tôi sẽ giúp bạn” hoặc “Đồng ý, tôi sẽ bảo vệ bạn”. Thói quen trả lời “Đồng ý” đã giúp cả cá nhân và nhóm tồn tại.

Ngày nay chúng ta có thể sống những cuộc sống độc lập hơn, nhưng bản năng cũ này vẫn còn tồn tại mạnh mẽ. Thêm vào đó, chúng ta có một ham muốn về sự thỏa mãn và địa vị xã hội. Chúng ta hình thành nên những sự ràng buộc với những người khác, và thường muốn nói “Đồng ý” với người khác để có được tình yêu và sự quý mến của họ.1

Và khi bạn thực sự quản lý được việc từ chối, những người khác sẽ cảm thấy tồi tệ về nó (và cả về bạn). Điều đó không phải là kết quả mà bạn thực sự mong muốn.

Một câu hỏi sẽ làm nên tất cả sự khác biệt

Vậy thì bạn có thể làm gì nếu bạn ở trong tình huống trên? Bạn không muốn trả lời “không”, nhưng bạn cũng không muốn giẫm đạp lên cảm xúc của người khác. Thật may mắn, đây là một giải pháp cho bạn.

Rất đơn giản, khi ai đó yêu cầu bạn giúp đỡ, hãy hỏi họ câu này: “Làm như thế nào?”

Câu hỏi này sẽ ít tính đối chất hơn là trả lời “không”. Nó không đe dọa cái tôi của họ, và nó đặt quả bóng vào chân của họ. “Làm như thế nào?” giữ cho họ luôn có trách nhiệm trong việc thực hiện vai trò của mình. Nó có tác dụng giúp họ nhận ra chính xác những gì họ muốn và họ cần. Nếu họ không sẵn sàng bước tiếp và cam kết với bạn, thì sẽ dễ dàng hơn khi trả lời “không”.

Việc hỏi “làm như thế nào” thay vì trả lời thẳng là “không” bảo vệ được cái tôi của họ, cũng là tôn trọng nhu cầu của họ về sự sở hữu, lòng tự trọng, sự quý mến và tình yêu. Nó không phải là một lời từ chối, đúng hơn là nó được hiểu như một câu hỏi và một cố gắng để thu hút sự phản hồi.

Khi bạn hỏi “làm như thế nào”, bạn đang khuyến khích người khác chịu trách nhiệm về tình huống của mình bằng cách chỉ ra những gì họ đòi hỏi. Thậm chí nếu họ không chắc chắn về những gì họ cần hãy hỏi họ chính xác bạn có thể giúp họ như thế nào, điều này sẽ khiến họ phải suy nghĩ về những bước cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể sẽ nói với họ rằng họ có thực sự cần hay chỉ tìm ai đó để hoàn thành nhiệm vụ chẳng mấy thú vị gì của họ.

Quý trọng thời gian của mình, từ chối họ

Nếu làm đúng cách, từ chối ai đó có thể làm cho người khác tôn trọng bạn. Nếu bạn vẽ nên ranh giới kiên định, những người khác sẽ nhận ra rằng bạn không phải là một người họ có thể đưa đẩy. Thay vào đó, họ sẽ nhìn bạn với con mắt đầy kính trọng.

Khi bạn thể hiện biểu cảm tự tin, những người khác sẽ chú ý vào điều đó. Trong việc thiết lập một doanh nghiệp, chỉ rõ bạn là một người sẵn sàng nói không với những cá nhân kiêu căng, có thể tăng cầu cho những dịch vụ của bạn.

Lần tới có ai nhờ bạn giúp đỡ, đừng trả lời là “đồng ý”, thay vào đó hãy hỏi họ “làm như thế nào”. Nó đơn giản một cách không thể tin nối và rất hiệu quả. Nó có thể áp dụng với các đồng nghiệp, bạn bè và các mối quan hệ khác. Nghĩ mà xem, bạn tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian khi dừng việc nói “đồng ý!” với mọi người.

Chú thích

[1] Trích từ : Psychology Today: What Happens When People Who Always Say “Yes” Say “No?”

Bùi Mỵ (theo Lifehack.org)