Điều gì diễn ra trước khi bạn làm một bài thi? Người ta sẽ thường hỏi bạn như vậy nếu bạn có một kế hoạch học tập.
Bạn sẽ làm gì sau khi bạn tốt nghiệp? Ai đó cũng sẽ muốn biết kế hoạch tiếp theo của bạn.
Trong công việc, ông chủ cũng muốn nghe về kế hoạch của bạn trong một dự án mới.
Đối với nhiều người thì ý tưởng cho một kế hoạch là cái gì đó rất quyền năng – một con đường cụ thể dẫn lối thành công. Không lên kế hoạch thì bạn chẳng làm được gì cả.
Ở một mức độ nào đó thì điều này là đúng đắn. Nhưng thực tế thì kế hoạch không chỉ đơn thuần là dự đoán. Chẳng có sự đảm bảo nào cho thành công cả. Hàng ngàn kế hoạch được vạch ra bị thất bại mỗi ngày (nếu không muốn nói là hàng triệu). Trong khi một kế hoạch sẽ vạch ra cho bạn viễn tưởng của tương lai thì chúng tôi lại xem đó là một sự sai lầm. Chúng tôi xem nó như là 1 GPS mà có thể dẫn bạn đi bất cứ đâu và thực tế thì đôi lúc thiết bị định vị cũng bị lỗi và chỉ sai đường.
Cứ bám dính lấy kế hoạch không phải là ý hay
Kế hoạch làm giảm đi sự căng thẳng và đây chính là cốt lõi. Con người ta thường sợ sự mập mờ mặc dù sự không chắc chắn là điều tương đối bình thường. Khi bạn làm điều gì mà bản thân chưa chắc thì cơ thể sẽ phản ứng lại kiểu như ra mồ hôi tay hay thở dốc. Có một kế hoạch sẽ giúp bạn vững tâm hơn và giảm đi sự căng thẳng. Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe đến một vùng đất mới và bản thân lo lắng vì sợ lạc thì người bạn của bạn chính là GPS, trong trường hơp này nó chính là một kế hoạch. Nó sẽ hướng dẫn bạn đi từng bước một và cuối cùng là đến nơi bạn muốn đến.
Lên kế hoạch là tốt nhưng bám dính lấy kế hoạch thì ngược lại. Như Tổng thống Eisenhower đã từng nói lúc ở trong quân đội,
“Tôi luôn nhận thấy những kế hoạch thật là vô dụng nhưng nó là điều không thể thiếu.”
Bây giờ hãy nghĩ đến tình huống tương tự ở trong xe hơi nhé. Nếu bạn đang lái xe từ New York đến Philadelphia thì hầu hết mọi người sẽ đi qua Interstate 95 South, đây chính là kế hoạch. Nhưng nếu vào hôm đó có một chiếc xe tải bị lật ở giữa Interstate 95 South thì bạn phải cần một kế hoạch mới. Bạn phải đi một tuyến đường khác. Trong trường hợp này, kế hoạch phải thay đổi vì điều kiện.
Một kế hoạch cũng có thể trở thành sự ảo tưởng
Để giảm đi sự không chắc chắn, chúng tôi đã lo lắng quá nhiều về việc bao quát những điều cơ bản. Rồi chúng tôi thiếu đi sự hành động để công việc thực sự tiến triển..
Luôn luôn có một khoảng cách giữa thế giới lý tưởng và thực tế – khi chúng ta quá kỳ vọng vào một kế hoạch thì nó sẽ hạn chế cái cách chúng ta giải quyết vấn đề và có thể sẽ bỏ lỡ nhiều khả năng khác. Nếu kế hoạch lớn lao hơn chính bạn thì bạn sẽ không thể lạc lối khỏi nó và có thể tìm ra những cách giải quyết tốt nhất cho những tình huống bất ngờ.
Nghĩ lại một chút về GPS nhé. Một số thiết bị GPS bị lỗi sẽ dẫn bạn lái xe trên mặt nước. Về cơ bản điều nay là không thể trừ khi bạn có tàu di chuyển nhờ đệm không khí. Vậy thì nếu bạn cứ một mực nghe theo GPS, nó có thể dẫn bạn lái ra biển đấy.
Lên kế hoạch chủ yếu là phỏng đoán
Đừng quá ám ảnh với kế hoạch của bạn. Mù quáng theo đuổi một dự kiến mà có quá ít mối tương quan với thực thế thì chỉ làm mọi việc trở nên tệ hại hơn mà thôi.
Hãy nghĩ về những nghệ sĩ chơi nhạc jazz. Họ trình diễn theo kế hoạch những đôi lúc cũng theo cảm xúc tự nhiên. Nó tự phát và ngẫu hứng. Cũng giống như hài kịch hay các hình thức nghệ thuật khác. Một danh hài sẽ bắt đầu tấu hài như dự kiến nhưng về sau thì họ sẽ tương tác với khán giả. Có thể họ sẽ bị hỏi vặn lại và màn trình diễn nó không theo dự kiến thì lúc này họ cần thay đổi kế hoạch.
Hãy trở lại với GPS nhé, sẽ như thế nào nếu nó tìm thấy một cây cầu có thể đi qua mặt nước? Tuyệt phải không. Nó không hề có trong hoạch định ban đầu nhưng bây giờ bạn có thể dễ dàng đi qua mặt nước rồi đấy.
Hãy ứng biến như một nhà soạn nhạc jazz
Lên kế hoạch không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Đúng hơn là một kế hoạch phải được xem xét kỹ lưỡng. Xét kỹ kế hoạch xem nó có phù hợp với những thử thách bạn sắp đối mặt hay không. Đừng để một kế hoạch hạn chế bản thân đưa ra những quyết định tốt nhất nhé. Tuân theo kế hoạch nhưng cũng phải linh động tùy trường hợp.
Đặc biệt là trong bối cảnh công việc, chúng ta có thiên hướng nghĩ là kế hoạch là tất cả. Chúng ta lên kế hoạch năm, kế hoạch cho từng chiến lược… Nhưng điều kiện công việc thì thay đổi liên tuc: người đến người đi, người được thăng cấp, thị trường cạnh tranh liên tục… Vậy thì phải làm sao? Kế hoạch phải được thay đổi. Ngay cả mỗi cá nhân cũng phải thực hiện điều này. Đừng để kế hoạch chi phối mọi thứ. Hãy sẵn sàng thích ứng như là một nghệ sĩ nhạc jazz nhé.
Nhật Linh (Theo Lifehack.org)