Trong phim Coach Carter (Huấn luyện viên bóng rổ) và phim Remember the Titans (Đội bóng phi thường), khi cả đội gặp khó khăn và cần sự hướng dẫn, huấn luyện viên đã tới, sốc lại tinh thần cho toàn đội và đưa cả đội đi đúng hướng. Những mentor nghề nghiệp (mentor: người cố vấn, hướng dẫn) cũng làm những điều tương tự như vậy. Khi bạn cảm thấy mất phương hướng trong công việc, người mentor sẽ là người định hướng bạn, đồng thời sẽ chỉ cho bạn cách vượt qua những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Những người mentor tuyệt vời sẽ luôn rộng mở để giúp bạn thành công. Có được những người mentor tuyệt vời như vậy là cách tốt nhất để bạn có được thăng tiến trong công việc và bạn sẽ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn một cách nhanh nhất có thể.
Nhưng đối với nhiều người, để tìm được một người mentor quả là một điều khó khăn. Bạn hãy cố gắng phát triển tình bạn giữa bạn với người mà bạn muốn họ làm mentor cho bạn. Với cách tiếp cận này, bạn sẽ tìm ra người mentor dễ dàng hơn rất nhiều.
1. Tìm kiếm những người bạn, rồi họ sẽ là mentor cho bạn
Chúng ta biết rằng, ai cũng có cũng có những công việc riêng của họ. Họ không có đủ thời gian để phát triển sự nghiệp cho người khác. Vì vậy, thay vì bạn trực tiếp đi tìm những mentor, thì bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn. Hãy có gắng thiết lập tình bạn với người mà bạn muốn được mentor. Bạn cũng không cần hỏi “ anh/chị làm mentor cho em nhé?”. Khi tình bạn đủ lớn, sau những lần chia sẽ về công việc, về nghề nghiệp, họ có thể giúp bạn rất nhiều trong công việc, hoặc cho bạn những lời khuyên bổ ích. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là người mentor giúp được gì cho bạn, chứ không phải chỉ là cái danh “mentor” mà thôi.
2. Tập trung vào cho đi, rồi bạn sẽ được nhận lại
Như đã đề cập ở trên, ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, để tìm được người mentor, bạn cũng phải biết cách cho đi. Bạn có thể cho đi những kinh nghiệm mà bạn có. Cũng có thể là bạn đưa ra những lời khen tặng. Bạn khen tặng người mà bạn hâm mộ bằng cách riêng của bạn, bạn đưa ra những đóng góp và nhận xét sâu sắc về công việc của họ. Khi đó họ sẽ trân trọng những điều bạn đóng gióp, và rồi họ sẽ giúp đỡ bạn. Có thể bạn sẽ không thành công ngay lập tức, vì bạn có thể bị từ chối. Nhưng cố gắng rồi bạn cũng sẽ thành công. Nhớ nhé, cho đi trước rồi sẽ được nhận lại sau.
3. Chậm mà chắc, không cần vội vã
Mối quan hệ mentor xuất phát từ tình bạn. Mà tình bạn thì ta không thể xây dựng chỉ bằng một vài email qua lại, hoặc một vài lần nói chuyện. Chúng ta xây dựng từ từ thông qua sự tương tác liên tục. Đó là những lần bạn khen ngợi mentor mình, những lần bạn xin lời khuyên, cũng như những lần bạn thảo luận những ý tưởng của mình. Chậm mà chắc, nó cũng đòi hỏi ở bạn có sự thận trọng và sự khéo léo. Chuyện thành công trong công việc, đó là chuyện cả đời, không thể vội vã được bạn đâu bạn.
4. Luôn nhớ rằng, bạn cũng còn có những cách khác
Đôi khi cách chọn mentor chậm mà chắc được giới thiệu ở trên làm cho bạn khó chịu. Vậy thì bạn cũng có những cách khác để bạn học hỏi thay vì chỉ dựa vào mentor mà thôi
Học từ sách: sách là nguồn cung cấp tri thức tuyệt vời cho chúng ta. Và nếu bạn có kỹ năng nhớ những điều bạn đọc sẽ là một điều tuyệt vời hơn nữa.
Học từ các diễn đàn: có rất nhiều diễn đàn cho bạn tham gia. Đây là nơi cho bạn cơ hội để bạn học từ những người khác. Bạn cũng học được từ những sai lầm của người khác để bạn tránh những sai lầm đó, giúp bạn thành công hơn trong công việc.
Học từ các khóa học: bạn có thể tìm kiếm các khóa học ở bất kỳ lĩnh vực nào thông qua Google. Qua các khóa học đó, bạn sẽ phát triển được những kiến thức quan trọng.
5. Đến lúc bạn giúp đỡ lại những người khác
Bạn đã có được người mentor cho mình, và mối quan hệ đó ngày càng bền chặt. Đây cũng là lúc bạn thể hiện vai trò mentor đối với những người khác. Hãy nhớ lại những lúc khó khăn của bạn, bạn đã được những người khác giúp đỡ. Nên việc bạn chìa tay ra, giúp đỡ người khác khi họ đang lạc lối, hướng họ đến thành công là một điều tuyệt vời.
Theo LifeHack