Những bài học của cuộc sống thì rất thâm thúy vì chúng ta thường phải được học hỏi từ những khó khăn.
Tuy nhiên, phần khó nhất trong quá trình học là nhận ra rằng, thỉnh thoảng không phải mỗi cơ hội đều kéo dài mãi mãi.
Cuối cùng khi mọi chuyện kết thúc, bạn sẽ hiểu ra điều đó.
Nếu có thể, đây là lúc tốt nhất để học những điều này, hơn là để về sau.
- Nếu bạn muốn “làm những gì bạn thích”, bạn phải làm việc siêng năng gấp 3 lần những người khác.
Hầu hết mọi người không dành cả cuộc đời của họ để làm bất cứ thứ gì họ thích.
Thay vào đó, họ làm những gì họ được bảo là họ nên làm, hoặc những gì cha mẹ, hàng xóm, bạn bè hoặc đồng nghiệp khuyên họ làm. Họ đơn giản chẳng theo đuổi những gì con tim họ mách bảo.
Nhưng nếu bạn muốn “làm những gì bạn thích”, bạn cần biết đó là đặc quyền, không phải là một sự mong đợi.
Những người đó không phải là đa số.
Vì vậy nếu đó thật sự là những gì bạn muốn, thì hãy làm ngay đi.
- Đằng sau giận dữ luôn là nỗi sợ.
Như Yoda uyên bác đã nói, “Nỗi sợ là con đường dẫn tới bóng tối. Nỗi sợ dẫn đến giận dữ, giận dữ dẫn đến căm hờn, căm hờn lại dẫn đến sự đau khổ.”
Bất cứ khi nào chúng ta đau khổ, đặc biệt là trong một khoảng thời gian dài, lúc đầu chúng ta tin chắc đây là vì cái gì đó bên ngoài chúng ta – cái gì đó mà chúng ta ghét. Và nếu chúng ta để nó lướt qua cảm xúc đó, thì chúng ta sẽ thấy bên dưới sự căm ghét đó là cả một bầu trời căm giận, và chắc chắn là cái gì đó mà chúng ta đã nén giữ quá lâu.
Nhưng đằng sau tất cả luôn là nỗi sợ.
Một nỗi sợ mất mát.
Một nỗi sợ bị tổn thương.
Một nỗi sợ bị bỏ rơi.
Nhưng nếu bạn có thể chấp nhận nỗi sợ, bạn sẽ thấy hình bóng của hạnh phúc và lòng trắc ẩn của nó.
Và bạn sẽ có thể tiến lên phía trước.
- Những thói quen hàng ngày của chúng ta hình thành nên chính chúng ta của tương lai.
Những gì bạn làm hôm nay sẽ là mdột bước nữa dẫn đến con người mà bạn sẽ trở thành vào ngày mai.
Khi hành động đó được lặp lại trong một tuần, bạn bắt đầu nhận ra sự khác biệt nho nhỏ.
Khi hành động đó được tái tạo lại trong một năm, hay 2 năm, hay 5 năm, bạn có thể sẽ không nhận ra bản thân mình nữa – bạn sẽ thay đổi hoàn toàn, bằng cách đó.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của mỗi một thói quen nhỏ, hãy lặp lại nó theo thời gian.
Dù tốt hay xấu, thói quen của bạn sẽ quyết định con người bạn sau này.
- Cảm xúc của bạn cũng tập luyện
Khi chúng ta nghĩ về tập luyện, chúng ta thường nói về kỹ năng.
Bạn tập luyện chơi piano, hoặc bạn thực hành chơi khúc côn cầu. Nhưng vấn đề là, cảm xúc của bạn cũng đang tập luyện theo.
Bạn có luyện sự khiêm tốn, bạn có thể tập luyện sự tha thứ.
Bạn có thể tập luyện sự tự nhận thức bản thân và sự hài hước, dễ dàng giống như bạn có thể giận dữ, oán giận, tập kịch và gây xung đột.
Con người của bạn, về mặt cảm xúc, là một sự phản chiếu của những thứ bạn tập luyện một cách có nhận thức (hoặc không có nhận thức).
Bạn không phải luôn buồn bã từ khi sinh ra.
Bạn chỉ đơn thuần là đã tập luyện thứ cảm xúc đó nhiều hơn bạn có, bạn nói, và vui sướng.
- Mọi người đều có công việc của riêng họ.
Đây là một câu nói khá cổ hủ, và thường được nói trong một ngữ cảnh tiêu cực.
Nhưng tôi đang sử dụng nó theo một cách khác:
Rất đáng để nhận ra rằng, vào cuối ngày, tất cả chúng ta phải phục vụ cho chính chúng ta.
Tất cả chúng ta có những giấc mơ, mục tiêu, nguyện vọng, gia đình, bạn thân, và những người quan trọng khác, và tất cả chúng ta đều muốn những thứ quan trọng như vậy.
Dĩ nhiên, có những người bạn có thể tin tưởng, nhưng cách tốt nhất để khiến chính bạn dễ chịu là hãy biết rằng mỗi người đều có công việc của riêng mình. Bạn không thể kiểm soát những người khác.
Bạn không thể mong họ coi trọng bạn hơn chính họ. Và việc cố gắng làm như vậy có thể hiệu quả sau một thời gian, nhưng cuối cùng, sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Thay vào đó, hãy để ý và giúp đỡ người khác đạt được giấc mơ của họ, cũng giống như khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ của họ để đạt được giấc mơ của bạn.
Bằng cách này, những mối quan hệ sẽ luôn đi theo một hướng đúng.
- Thành tích sẽ không bao giờ thỏa mãn như cuộc hành trình.
Lập ra mục tiêu và có được sự giúp đỡ của người khác để thấu hiểu được thành tích của nó là một chuyện.
Hi sinh chính niềm vui sống của bạn hay của những người xung quanh bạn cho những mục đích và thành tích đó lại là một chuyện khác.
Sự cao trào ở đoạn kết chẳng bao giờ thích hợp cho một giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm.
Nếu bạn không thể tận hưởng cuộc hành trình với những người xung quanh bạn, thì cuối cùng mục tiêu cũng trở nên vô nghĩa.
- Làm việc chăm chỉ và nụ cười không thể thiếu nhau.
Cũng liên quan đến ý trên, tôi chẳng bao giờ hiểu được tại sao con người lại cảm thấy rằng cười nghĩa là không coi vấn đề một cách nghiêm túc.
Những ý kiến hay nhất thoát ra từ sự thư giãn.
Sự trôi chảy xảy ra trong những khoảnh khắc của niềm vui.
Sự kết nối con người bắt đầu với tiếng cười, và cười trong khi làm việc hoặc giải quyết vấn đề nghĩa là đón nhận những khả năng mới.
Vài người không bao giờ học được điều này – họ trở nên gắt gỏng và cổ hủ.
Nhưng cuộc sống là phải có niềm vui.
Và để có niềm vui không mặc định rằng bạn sẽ không hoàn thành cái gì cả. Ngược lại.
Bạn có thể có niềm vui và hoàn thành nhiều việc hơn bạn có thể tưởng tượng.
Quang Hưng (theo Medium)