Để giữ cho cuộc sống tài chính của bạn được ổn định, bạn phải xây dựng một số kỷ luật và luyện tập những thói quen tốt cho tài chính. Chẳng ai trong chúng ta muốn rơi vào lỗ hổng tài chính để rồi bị suy sụp tinh thần và cả cảm xúc. Tốt nhất là chúng ta nên bảo vệ tài chính của mình bất cứ khi nào có thể, trước những tình huống khiến tiền của của chúng ta cứ vượt ra khỏi tầm tay. Vì vậy một điều rất quan trọng là chúng ta cần phải học một hai điều từ những người có tài chính ổn định.
1.Họ không tiêu xài một cách bốc đồng
Tiền luôn thu hút chúng ta bằng một cách nào đó. Đây thường là một vấn đề lớn đối với tất cả chúng ta vì ta luôn mong muốn có được một cuộc sống “dễ dàng hơn”. Tiêu xài bốc đồng có nghĩa là vung tiền ăn chơi và mua sắm cho tới khi cạn tiền trong túi. Tài chính ổn định chỉ có thể đạt được khi chúng ta kiểm soát và điều chỉnh mức độ tiêu xài bốc đồng đó mà thôi.
2.Họ tiết kiệm tiền
Những người có tài chính ổn định thường tiêu xài ít hơn số tiền họ kiếm được. Bạn có thể không có nguồn vốn dồi dào nhưng bạn có thể tận hưởng mua sắm những thứ đúng và quan trọng mà không phải tiêu xài quá tay. Đây là cơ hội để bạn có thể tiết kiệm tiền. Vậy hãy học cách thương lượng giá điện, nước và tiền điện thoại. Hoặc đơn giản là giảm lượng mua đồ tạp hóa, ăn chơi hay mua quần áo đi.
3.Họ theo dõi chi tiêu của mình
Họ kiểm soát chi tiêu của mình. Việc này có thể thỉnh thoảng được thực hiện. Có thể một lần mỗi tháng bạn sẽ viết ra xem bạn đã tiêu tốn bao nhiêu, và xem ở khoản nào bạn tiêu chưa hợp lý. Sau khi làm việc này, bạn có thể thấy mình đã sử dụng tài chính của mình hợp lý đến mức độ nào.
4.Họ đầu tư
Những người có tài chính ổn định thường có những cách để đảm bảo tương lai của họ. Thậm chí cả khi chưa cập kề tuổi về hưu bạn cũng có thể bắt đầu mang tiền đi gửi để tạo một khoản vốn đầu tư.
5.Họ xóa bỏ và ngăn chặn những khoản nợ
Các khoản nợ thường không giống nhau. Một khoản nợ với khoản lãi cao thường không giống những khoản nợ lãi thấp như thế chấp hay khoản nợ của sinh viên. Các khoản nợ có tác động đến tâm lý chống lại người đi vay nợ, vì vậy tốt nhất là nên xóa bỏ và ngăn chặn chúng. Bạn phải biết được bạn đang nợ bao nhiêu, nợ tiền mua xe trả góp hay nợ trong thẻ tín dụng.
6.Họ có quỹ
Những người có tài chính ổn định lập ra một quỹ cho thu nhập của mình. Bằng cách sử dụng ngân sách của mình họ có thể xác định được tiền của mình đã đi về đâu và có thể thấy rằng tiền của họ đã đi đến đúng nơi cần đến. Với những ứng dụng như “Mint” hay “You need a budget” bạn có thể kiểm soát ngân sách của mình và có trách nhiệm hơn với nó.
7.Họ đáp ứng một cách tự động
Đúng vậy họ không hề trì hoãn đối với tài chính của mình. Họ không trì hoãn việc trả tiền điện,nước… Bằng cách này, sẽ không có cơ hội nào cho các khoản nợ lớn lên và bạn sẽ có cơ hội biết được số tiền nào có thể được chi tiêu vào mục đích cá nhân.
8.Họ bỏ những thói quen xấu
Điều này cần một số quy tắc. Nhưng những người có tài chính ổn định hiểu rằng những thói quen xấu có thể ăn sâu vào thu nhập của họ và cướp đi những niềm vui trong tương lai. Những thứ thực sự khiến bạn vui vẻ không hề đắt đỏ và không khiến bạn chết chìm trong đống đổ nát tài chính.
9.Họ lên kế hoạch
Có những thứ hoặc hoạt động đặc biệt mà bạn muốn tự thưởng cho mình. Đó có thể là mua một căn nhà, tậu một chiếc xe, hay đi nghỉ mát. Đây có thể là mục đích lâu dài đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch một cách hiệu quả và đạt được chúng. Thay vì việc cứ liên tục trì hoãn những hoạt động này, hãy đưa vào những con số và ngày tháng bạn đạt được những mục tiêu này. Bằng cách này bạn sẽ thống nhất được chúng và nhìn chúng trở thành hiện thực.
10.Họ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình
Tài chính ổn định yêu cầu bạn phải có chút trách nhiệm. bạn sẽ không thể hoàn thành hay làm được nhiều việc nếu không bảo vệ phương tiện đưa bạn đến với thành công, bên cạnh đó y tế khá là đắt đỏ, từ thuốc thang, đi khám cho tới điều trị. Những người có tài chính ổn định thường bảo vệ tài chính của họ bằng cách bảo vệ sức khỏe của mình và có một lối sống khỏe mạnh. Chúng ta đều biết có những điều không đoán trước được có thể xảy ra nhưng cũng có những thứ chúng ta hoàn toàn có thể quản lý và nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Theo Lifehack.org