Lắng nghe một cách tích cực là một quá trình chủ động, nó không đơn giản chỉ là đưa ra các ý kiến qua loa, mà còn phải kết hợp được những dấu hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cho mọi người biết được bạn đang thực sự chú tâm đến những gì mà họ đang nói.
Hầu hết mọi người không thực sự lắng nghe
Người trung bình nói chuyện với khoảng 225 từ mỗi phút, nhưng lại có thể nghe tối đa đến 500 từ trên mỗi phút. Vì vậy khi đang nghe, tâm trí của chúng ta cố gắng điền thêm 275 từ còn thiếu. Điều đó cho thấy rằng chúng ta dễ dàng bị mất tập trung và những nỗ lực đó là cho thấy chúng ta cần phải rất nỗ lực mới có thể chủ động lắng nghe người khác.
Một lý do khác nữa được ẩn giấu trong chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn mong muốn được chú ý, muốn được là trung tâm của câu chuyện, và việc nói có thể giúp chúng ta thỏa mãn mong muốn được khẳng định bản thân. Đó chính là lý do vì sao chúng ta luôn muốn nói nhiều hơn lắng nghe.
Vì sao lắng nghe một cách chủ động giúp bạn được đánh giá cao hơn
Khi bạn chủ động lắng nghe, bạn sẽ liên tục phản hồi. Điều đó sẽ khiến cho đồng nghiệp và Sếp của bạn cho rằng bạn đủ thông minh để đáp ứng ngay lập tức và có thể đóng góp nhiều hơn.
Vì sao lắng nghe một cách chủ động giúp bạn hấp dẫn hơn
“Thật mỉa mai khi để trở thành một người thuyết trình giỏi, kỹ năng nói chuyện không phải là điều quan trọng nhất; chính kỹ năng lắng nghe mới giúp bạn được nhớ đến.”
Bản chất của một người giỏi giao tiếp là thể hiện tốt vai trò LẮNG NGHE, chứ không phải là nói. Hãy tưởng tượng, lần gần đây nhất, khi bạn tìm đến một người bạn để giải bày tâm sự, điều bạn đang tìm kiếm chính là một đôi tai biết lắng nghe, một trái tim ấm áp. Bạn không thật sự cần hỏi họ cách để giải quyết vấn đề đó, bạn thật sự chỉ cần được người khác lắng nghe và THẤU HIỂU. Vì vậy, khi bạn chủ động lắng nghe, bạn có thể hiểu rõ hơn mấu chốt của vấn đề và sự thay đổi cảm xúc của họ, từ cái cách họ trình bày câu chuyện, bạn có thể đưa ra những ý kiến thấu đáo hơn.
Sau đây là một vài điều có ích giúp bạn trở thành người biết lắng nghe.
Kỹ năng nghe tích cực: dấu hiệu ngôn ngữ
Diễn giải và đưa ra tóm tắt
Sau khi nghe, bạn có thể phản hồi bằng cách tóm tắt ngắn gọn nội dung. Việc diễn giải cũng giúp cho bạn hiểu nội dung thật sự của cuộc đối thoại bằng cách trình bày lại câu chuyện theo một cách khác. Đồng thời, người nói chuyện cũng có thể giải thích thêm những điều mà họ thấy bạn chưa nắm rõ.
Đặt câu hỏi để thể hiện bạn quan tâm tới câu chuyện hoặc bạn cần được làm rõ thêm
Bằng cách đặt câu hỏi, người nói sẽ nghĩ rằng họ đang được chú ý và bạn thực sự lắng nghe họ. Bạn có thể hiển thị sự quan tâm của bạn trong các chủ đề đó bằng cách yêu cầu thêm chi tiết.
Ví dụ, khi Sếp của bạn đến tìm bạn vào buổi sáng, giao cho bạn một loạt các nhiệm vụ, và nói rằng mọi công việc đều rất quan trọng và bạn phải hoàn thành sớm tất cả. Nhưng trong suốt cuộc trò chuyện của mình, bạn có thể nhận thấy có một số nhiệm vụ mà anh ta nhấn mạnh. Vì vậy, sau khi Sếp của bạn đã nói chuyện xong, bạn có thể hỏi lại “Có vẻ dự án A và B mất nhiều thời gian hơn và là trọng tâm trong chiến lược hiện tại của công ty. Vì vậy, trước tiên tôi nên tập trung vào hai dự án này?”. Và sau đó, Sếp của bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy bạn thực sự chú tâm đến những gì anh ta nói và nắm được trọng điểm, vì vậy anh ta sẽ nghĩ rằng bạn là một nhân viên thực sự hiểu anh ta và nghĩ rằng hai người cùng chia sẻ suy nghĩ, Sếp của bạn sẽ thích bạn hơn và phát triển một mối quan hệ thân thiết hơn.
Kỹ năng nghe tích cực: dấu hiệu phi ngôn ngữ
Giao tiếp bằng ánh mắt
Trao đổi bằng ánh mắt là cách tự nhiên để khuyến kích người nó. Nó thể hiện bạn thật sự lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện
Tuy nhiên, hãy chú ý cái cách bạn nhìn người khác, hãy chắn chắn rằng nó lịch thiệp, không quá nghiêm túc và đáng sợ. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý khoản cách giữa những lần trao đổi, vì những người nói có thể cảm thấy xấu hổ khi bạn cứ nhìn chằm chằm vào họ.
Giữ cơ thể bạn thoải mái và cởi mở
Một cử chỉ cởi mở và thân thiện thật sự có thể giúp mọi người giao tiếp tốt hơn. Ví dụ, tư thế nghiêng người phía trước, ngẩng đầu và tựa nhẹ đầu trên một tay là một trong những cách cho thấy bạn đang chú ý đến những điều người khác nói, và khuyến khích họ nói nhiều hơn.
Gật đầu và mỉm cười
Gật đầu và mỉm cười trong khi bạn đang lắng nghe là một cách tích cực để động viên người nói. Điều đó cho thấy bạn đang đồng ý với những gì họ trình bày và tất cả mọi người đều YÊU THÍCH được đồng thuận. Ngoài ra, hành động đó cũng cho thấy bạn thích nội dung cuộc nói chuyện, chứ không ghét nó.
Ví dụ, khi đồng nghiệp của bạn trình bày về cách tiếp cận của cô ấy đến một vấn đề. Việc bạn gật đầu và mỉm cười thể hiện bạn đồng ý với quan điểm của cô ấy, điều đó khẳng định những gì cô ấy nói là đúng và cô ấy THÍCH được như vậy. Hành động đó có tác dụng ngay lập tức làm giảm sự lo sợ của cô ấy và giúp cô ấy có thêm can đảm để tiếp tục thể hiện quan điểm của mình. Hành động lắng nghe tích cực của bạn sẽ càng có giá trị trong một cuộc họp mà mọi người đang nhàm chán và đánh mất sự chú ý của chính mình.
Một mẹo nhỏ: bắt chước ngôn ngữ của người nói
Một mẹo nhỏ khi thực hành giao tiếp phi ngôn ngữ là bạn chỉ cần đơn giản là lập lại ngôn ngữ cơ thể của người nói. Thủ thuật này đặc biệt hữu ích khi người ấy nói về một sự cố tình cảm. Điều này sẽ làm cho họ thấy rằng bạn thực sự thấu cảm với họ.
Bạn muốn học thêm kỹ năng lắng nghe chủ động và trở thành một người giao tiếp hiệu quả.
3 ấn phẩm mà chúng tôi đặc biệt giới thiệu với bạn
The Lost Art of Listening, by Michael P. Nichols PhD
Cuốn sách thực hành này chia sẻ một số hiểu biết về cách làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe, cũng như cách để truyền đạt ý tưởng của bạn hiệu quả hơn. Michael hướng dẫn bạn bằng cách đưa ra các ví dụ tình huống thực tế, các kỹ thuật dễ nắm bắt và thực hiện mà bạn có thể áp dụng ở nhà.
Just Listen: Discover the Secret to Getting Through to Absolutely Anyone, by Mark Goulston M.D.
Cuốn sách này đặc biệt phù hợp với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Cựu bật thầy kinh doanh này chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật thuyết phục mọi người, và vai trò quan trọng của việc lắng nghe. Nó nhấn mạnh đến cách lắng nghe hiệu quả giúp bạn thể hiện sự thấu cảm của mình, và làm cầu nối và phá vỡ bức tường giữa bạn và những khách hàng của bạn
Power Questions: Build Relationships, Win New Business, and Influence Others, by Andrew Sobel
Cuốn sách hấp dẫn này tập trung vào kỹ năng đặt câu hỏi. Nó nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của một câu hỏi tò mò và kích động bằng cách chia sẻ các cuộc trò chuyện thực sự của 35 CEO, các tỷ phú và bạn bè. Nó cũng cung cấp hơn 200 câu hỏi mà độc giả có thể áp dụng khi phải đối mặt với những thách thức trong công việc.
Bến Hà (Dịch từ lifehack.org)