Bạn có nghĩ bản thân mình là một người sáng tạo không? Bạn có chơi trống hay vẽ tranh màu nước không? Hay có thể sáng tác nhạc hoặc chỉ đạo các vở kịch? Thậm chí bạn có thể kết hợp bất cứ hoạt động nào vừa được nêu thành những trải nghiệm “sáng tạo” không?
Rất nhiều người cho rằng sự sáng tạo là tài năng bẩm sinh, mà qua đó chỉ có một nhóm người đặc biệt được thừa hưởng sự sáng tạo – và những người còn lại chỉ tiếc là không có được khả năng đặc biệt đó. Tuy nhiên thì điều này hoàn toàn sai sự thật!
Vậy thì “tính sáng tạo” thực chất là gì?
Mọi Người Đều Có Thể Sáng Tạo!
Sự thật là mọi người đều có khả năng sáng tạo bẩm sinh. Không giống như nhiều người nghĩ, óc sáng tạo là một kĩ năng mà ai cũng có thể học được. Đó là kĩ năng với lực đòn bẩy mạnh cho phép bạn tạo ra lượng lớn giá trị từ lực truyền vào tương đối nhỏ. Làm thế nào được như vậy?
Bạn sẽ phải bắt đầu bằng việc mở rộng định nghĩa về sự sáng tạo của mình. Sáng tạo không chỉ là tạo ra nghệ thuật hay là “tư duy vượt quá giới hạn”. Tính sáng tạo ở tại trung tâm của nó, có thể thấy được mọi thứ theo cách mà người khác không thể làm được. Nó là một kĩ năng mà giúp bạn tìm thấy được những viễn cảnh mới để tạo ra những khả năng và giải pháp mới cho các vấn đề khác nhau.
Vì vậy, nếu bạn đối mặt với những thử thách và vấn đề khác nhau mà cần được giải quyết một cách thường xuyên, thì tính sáng tạo chính là kĩ năng vô giá mà bạn phải có.
Giả sử như bạn đang làm trong ngành bán hàng, có được sự sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra những cách mới để tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng. Hoặc cũng có thể nếu bạn là giáo viên, bạn phải liên tục tìm kiếm những phương thức mới để truyền tải thông điệp của mình và giảng dạy học sinh.
Sự sáng tạo thực sự hoạt động như thế nào
Hãy để tôi phá vỡ một quan niệm sai lầm về tính sáng tạo – nó chỉ được sử dụng để tạo ra những điều hoàn toàn “mới” hoặc “nguyên bản”. Một lần nữa, điều này thật sự đi xa với sự thật bởi vì không có gì là hoàn toàn mới và nguyên bản cả.
Tất cả mọi thứ, bao gồm cả nghệ thuật, không đến từ bất kì điều gì cả. Mọi thứ khởi nguồn từ một số loại cảm hứng. Điều đó có nghĩa là tính sáng tạo hoạt động bằng cách kết nối mọi thứ lại với nhau để mang lại ý nghĩa mới hoặc giá trị mới.
Từ quan điểm này, bạn có thể thấy được rất nhiều tính sáng tạo trong hành động. Về công nghệ, Apple kết hợp các máy tính truyền thống với thiết kế và tính thẩm mĩ để tạo ra những cách thức mới để sử dụng những sản phẩm kĩ thuật số. Về âm nhạc, một nhạc sĩ có thể được truyền cảm hứng bởi một số phong cách âm nhạc, nhạc cụ và nhịp điệu để sáng tác một bài hát mới.
Tất cả những ví dụ này là về việc kết nối những ý tưởng khác nhau, tìm ra điểm chung giữa những sự khác biệt, và tạo ra một ý tưởng hoàn toàn mới từ chúng.
Tính Sáng Tạo Cần Có Mục Đích
Một quan niệm sai lầm khác về quy trình sáng tạo là bạn chỉ có thể ở trong một trạng thái “sáng tạo” chung.
Sự sáng tạo thực tế không phải đưa ra những khoảnh khắc “eureka” cho những ý tưởng ngẫu nhiên. Mà thay vào đó, để thực sự sáng tạo, bạn cần phải có một hướng dẫn. Bạn phải tự hỏi bản thân câu hỏi này:
“Bạn đang cố giải quyết vấn đề gì?”
Chỉ khi bạn biết được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn mới có thể bắt đầu uốn cong được những cơ bắp sáng tạo của mình.
Thông thường, ý tưởng sáng tạo gắn liền với bộ não “Phải”, với trực giác và trí tưởng tượng. Do đó rất nhiều tiêu điểm được đặt vào bộ não “Phải” khi nói đến tính sáng tạo.
Nhưng để tận dụng tối đa tính sáng tạo, bạn cần phải sử dụng cả hai mặt của bộ não, Phải và Trái, có nghĩa là sử dụng phần phân tích và logic của não bạn.
Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên với bạn nhưng sự sáng tạo có rất nhiều việc phải làm với việc giải quyết vấn đề. Và việc giải quyết vấn đề thì chủ yếu liên quan đến logic và phân tích. Cho nên thay vì việc loại bỏ não “Trái” thì sự sáng tạo đầy đủ cần cả 2 bên để làm việc đồng loạt.
Lấy ví dụ như khi bạn đang tìm kiếm những ý tưởng mới, não “Trái” sẽ hướng dẫn bạn đến nơi tập trung, dựa trên mục tiêu của bạn đằng sau những ý tưởng mà bạn đang tìm kiếm. Não “Phải” sau đó sẽ chỉ dẫn bạn để tập hợp và khám phá dựa trên trọng tâm hiện tại của bạn.
Và khi bạn quyết định thử nghiệm những ý tưởng mới mẻ này, não “Phải” của bạn sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp mới lạ mà bạn chưa từng biết. Não “Trái” của bạn sau đó sẽ đánh giá và điều chỉnh các giải pháp để hoạt động tốt hơn trong thực tiễn. Vì vậy logic và tính sáng tạo thực sự hoạt động song hành, và không bên nào gây ra bất lợi cho nhau.
Sáng tạo chính là một kĩ năng
Cuối cùng thì sự sáng tạo chính là một kĩ năng. Nó không phải là tài năng bẩm sinh hoặc tự nhiên mà một số người có hơn những người khác. Điều này có nghĩa sự sáng tạo và đổi mới có thể được thực hành và cải thiện một cách có hệ thống.
Một kĩ năng có thể được học và thực hành bằng cách áp dụng phong cách học tập manh nhất của bạn. Liệu bạn có muốn biết phong cách học tập của mình là gì không? Hãy thử làm bài kiểm tra này.
Một kĩ năng cũng có thể được đánh giá và cải thiện qua Vòng Lặp phản hồi, và có thể liên tục được nâng cấp theo thời gian qua luyện tập thường xuyên. Thông qua thực hành thường xuyên, tính sáng tạo của bạn sẽ trải qua các giai đoạn thành thạo khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể trở nên càng sáng tạo hơn!
Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ rằng tính sáng tạo liên quan đến bạn, hoặc bạn không có sở trường về mặt sáng tạo….thì hãy suy nghĩ lại! Bạn có thể sử dụng tính sáng tạo trong bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống. Thật sự là bạn nên dùng nó, bởi vì nó sẽ cho phép bạn vượt qua vòng lặp thông thường của bạn, giúp bạn thoát khỏi vòng an toàn của bạn, và truyền cảm hứng cho bạn để phát triển và thử nghiệm những điều mới.
Tính sáng tạo sẽ chắc chắn mang lại cho bạn một lợi thế khi bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề hoặc đưa ra những giải pháp mới.
Bắt đầu kết nối lại những điểm nhỏ lại!
Bạn có phấn khích khi bắt đầu trau dồi tính sáng tạo của mình? Tại Lifehack, chúng tôi tôi có một kho tàng kiến thức để giúp bạn. Chúng tôi hiểu rằng sự sáng tạo là vấn đề kết nối mọi thứ lại với nhau để truyền tải được ý nghĩa mới hay giá trị mới.
Vì vậy nếu bạn muốn học cách để bắt đầu kết nối những dấu chấm lại, chỉ cần đăng kí nhận bản tin của chúng tôi mỗi ngày. Trong đó, bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng các kĩ năng quan trọng mà thúc đẩy bạn hướng tới sự biến đổi cuộc sống – một điều bạn không bao giờ nghĩ là có thể. Sự phát triển cá nhân của bạn là lòng cam kết và tận tụy của chúng tôi.
An Dương (Theo Lifehack.org)