Bao nhiêu lần bạn ngồi đây và ước rằng giá như một ngày có hơn 24 giờ. Tôi đã từng như thế. Tôi nghĩ mình cần nhiều thời gian để học và làm nhiều thứ mới nữa. Thậm chí có những thứ nhỏ mà bạn lẽ ra nên làm nhưng lại có xu hướng trì hoãn và chừa chúng lại.
Đây là thỏa thuận – có nhiều thứ làm bạn lãng phí thời gian mỗi ngày. Hãy thử 7 bước dưới đây để tăng lượng thời gian mỗi ngày của bạn để bạn có thể cân đối thời gian học những điều mới với kế hoạch bận rộn của mình.
1.Có một lộ trình thời gian
Mỗi tuần bạn hãy dành thời gian viết ra những việc mình sẽ làm mỗi ngày. Bao gồm cả thời gian bạn dành cho công việc (và cụ thể đến chi tiết lúc đó bạn đang làm gì ). Theo dõi mọi thứ như làm việc nhà, tập thể dục, đưa con cái đi chơi công viên, thời gian bạn dành cho việc lướt facebook và các mạng xã hội khác hay những thứ tương tự.
Bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết rằng thời gian chết thực sự tạo nên mỗi ngày của bạn nhiều đến mức nào. Sau đó hãy xem lại những việc gì bạn cần làm và những gì bạn có thể làm nhưng không làm.
2.Đặt ra những giới hạn thời gian
Thỉnh thoảng không có gì sai nếu như bạn quá say mê một chương trình truyền hình yêu thích. Vì chúng có thể mang đến cho bạn một tâm trạng thoải mái hơn. Nhưng nếu bạn trở về nhà sau 1 ngày dài ở cơ quan hay trường học và ngay sau đó bạn giải trí bằng việc xem ba giờ đồng hồ liền các chương trình truyền hình và chơi game, lướt web mỗi tối, thì đã đến lúc bạn cần giảm bớt dần đi thời gian giải trí của mình. Bạn đã nghĩ đến việc sẽ như thế nào nếu bạn giảm thời gian xem phim xuống còn 2 giờ và 1 giờ còn lại để dành cho việc đi tập thể hình. Bạn cũng có thể sử dụng thời gian đó để luyện nghe tiếng Anh hay học thêm một ngôn ngữ hay kỹ năng mới, hay đọc sách chẳng hạn.
3.Sắp xếp cuộc sống của bạn
Một ngày bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho việc tìm kiếm một số thứ vật dụng của bạn. Đó có thể là chìa khoá xe, thẻ xe hay điện thoại di dộng của bạn, chúng cũng có thể là những thứ ở ngay trên bàn làm việc của bạn nhưng bị khuất dưới các thứ giấy tờ mà bạn để chồng lên vào những ngày trước. Vì thế khi bạn đi làm, bạn hãy dành ra khoảng 10 đến15 phút để sắp xếp bàn làm việc của mình. Sau đó ghi ra một danh sách những việc cần làm cho ngày hôm nay và sắp xếp gọn gàng các vận dụng trên bàn để bạn có thể nhanh chóng hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
4.Thực hiện công việc nhà nhanh chóng hơn
Tôi không có những mẹo vặt về việc nhà nhưng nếu bạn chuẩn bị thực phẩm cho cả tuần vào ngày chủ nhật thì khi đi làm về bạn sẽ có mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Bạn sẽ không phải quyết định xem hôm nay phải nấu món gì cho bữa tối bởi vì bạn đã có thể lấy chúng từ ngăn đông và cho nó rã đông vào buổi sáng lúc bạn rời khỏi nhà. Bạn không phải chà rửa bất kì nồi chảo nào bởi vì mọi thứ bạn đã làm vào chủ nhật. Cũng như quầy bếp, nếu bạn dành 1 hay 2 phút mỗi ngày dọn dẹp lại sau khi nấu ăn xong. Và khi đó bạn cũng không có một đống thứ hoặc các thứ khác để giải quyết vào cuối tuần.
5.Đặt những giới hạn cho bản thân
Nếu bạn đang làm việc theo kế hoạch bỗng dưng một đứa bạn thân rủ bạn đi mua sắm, bạn có thể sẽ dừng công việc đang làm lại và đi cùng bạn mình. Tuy nhiên, nếu đến tuần thứ ba liên tiếp, người bạn đó lại rủ bạn đi café tán gẫu nữa thì bạn nên bắt đầu cân nhắc về vấn đề này. Nếu bạn vừa mới tập trung bắt đầu bài tập thể hình và bạn của bạn gọi đến và cần nói chuyện với bạn nhưng bạn biết rằng đó cũng sẽ tiếp tục là những lời phàn kéo dài cả tiếng như những lần trước về cuộc sống của cô ấy thì bạn có thể đề nghị để nói chuyện với cô ấy vào dịp khác. Và có thể đến một giới hạn nào đó bạn có thể ra dấu hiệu cho những người xung quanh biết rằng “Đừng làm phiền” để bạn có thể hoàn thành những công việc thực sự quan trọng. Những ranh giới này sẽ bảo đảm cho kế hoạch làm việc của bạn được suôn sẻ và tinh thần luôn thoải mái và bình tĩnh.
6.Giới hạn những cuộc nói chuyện không cần thiết
Quan điểm này kế tiếp cho quan điểm thứ 5 ở trên. Không phải tất cả các cuộc gọi đều cần được trả lời. Bạn không cần phải trả lời mọi nội dung tin nhắn hay email gửi đến bạn. Nếu bạn trả lời từng cái một, bạn sẽ bị cuốn vào nào nó cả ngày. Nếu bạn là một người chủ thì dĩ nhiên điều này sẽ khác vì mọi cuộc gọi đến đều quan trọng cho công ty của bạn. Đối với doanh nhân, học sinh, sinh viên hay hay bất kì ai mong thật sự tiết kiệm thời gian cho những vấn đề này, hãy bắt đầu cắt giảm những sự liên lạc không cần thiết. Nếu đó hoàn toàn không phải là vấn đề quyết định hay trường hợp sống chết thì đừng vội bỏ công việc đang dở để giải quyết nó ngay. Điều đầu tiên bạn cần phải làm là ngắt kết nối với tất cả các loại tin nhắn từ Facebook đến Viber, Zalo… Ở thế kỉ 21, mọi người dường như có khuynh hướng nhắn tin thay vì gọi điện.Bạn cần sàng lọc lại để chỉ giải quyết những thông tin cần thiết và quan trọng để xử lý mà thôi. Tôi bắt gặp được ý tưởng này trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ của Tim Ferriss, tôi làm theo và thấy nó thực sự hiệu quả khiến tôi làm việc đầy say mê.
7.Chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
Vào cuối ngày, khi mọi thứ đã được giải quyết xong, hãy tạo thói quen đặt ra mục tiêu và kế hoạch cho ngày mai. Bạn có thể mệt mỏi và kiệt sức nhưng lúc này thực sự là thời gian tốt nhất để bạn viết nhanh ra giấy tất cả những việc cần làm của ngày mai. Có thể có một số công việc hay cuộc họp diễn ra sau vào buổi trưa và khả năng quên vào ngày hôm sau là rất lớn, đặc biệt là những thứ bạn không mong đợi. Hơn nữa, nếu bạn không sắp xếp công việc cần làm cho ngày mai thì có thể bạn sẽ bị mất ngủ cả đêm vì lo lắng. Viết chúng ra sẽ phần nào giúp não bộ được thư thái, không lo lắng về những dự án đầy căng thẳng.
Yến Lan (Theo LifeHack.org)