Đó là vào mùa hè năm 1860, Eadweard Muybridge là một người bán sách dạo và ông đang trên đường đi mua sách để bổ sung cho tiệm sách của mình ở San Fransisco. Nhưng ông không biết rằng, ông sẽ là người thay đổi thế giới mãi mãi.
Khi đang trên đường đi mua sách thì chuyến xe của ông gặp vấn đề khi toa xe ngựa chở mình bị tai nạn và lao thẳng xuống núi, ông may mắn khi toa xe của mình chỉ bị mắc kẹt vào cây nhưng bản thân ông lại bị nứt sọ vì cú va chạm.
9 ngày sau Eadweard phát hiện mình tỉnh dậy ở một bệnh viện cách đó 241km. Tai nạn đã để lại ông hàng tá vấn đề về sức khỏe, thị lực của ông không còn như trước, khả năng nghe và ngửi gần như biến mất hoàn toàn, triệu chứng động kinh cũng bắt đầu xuất hiện. Nhưng sự thay đổi lớn nhất chính là tính cách.
Eadweard gặp tai nạn xe ngựa, từ đó cuộc đời của một thần đồng bắt đầu
Trước khi biến cố xảy ra, Eadweard là người đàn ông thân thiện, cởi mở với tầm nhìn kinh doanh rất tốt. Nhưng sau khi vụ tai nạn, ông trở thành một người kỳ lạ, luôn ủ rủ và sau khi hồi phục ông nổi điên và giết người tình vợ mình khi phát hiện vụ vụng trộm này. Nhưng ông cũng đồng thời trở thành một thiên tài.
Câu hỏi về nguồn gốc của “sự thiên tài” ấy và làm sao để có được nó đã là câu hỏi làm đau đầu cả nhân loại hàng ngàn năm nay. Theo các nhà khoa học, bản chất thiên tài của một người có thể được bộc lộ từ sự buồn chán hay mệt mỏi, có thể, chỉ có thể thôi. Nhưng những thần đồng thật sự thì họ lại có suy nghĩ khác về nguồn gốc của “sự thiên tài”. Plato từng cho rằng bản chất thiên tài xuất phát từ “thần thiên” (sự cuồng tín thái quá về một tôn giáo nào đó dẫn đến sự điên loạn). Nhưng Freud lại cho rằng nó xuất phát từ “sự thăng hoa về khát vọng tình dục”. Tchaikovsky thì lại suy nghĩ khác, ông cho rằng những khoảnh khắc eureka (khoảnh khắc khi mà con người phát hiện ra điều gì đó phi thường) đơn thuần chỉ là kết quả của quá trình học tập hay sự nỗ lực lâu dài mà thôi.
Nhưng gần đây, phần lớn chúng ta đều đồng ý rằng: bản chất thiên tài đều bắt nguồn từ não. Có thể hiểu một cách điên khùng là chúng ta có thể khiến bản thân mình thông minh hơn bằng cách “tra tấn” não bộ bằng cách giật điện, đập đầu, cắt đứt nguồn oxy…. Nói chúng là ta có thể làm mọi cách để đưa nó trạng thái cận kề cái chết.
Sau vụ tai nạn, Eadweard đi đến Anh. Ở đây, sự sáng tạo của ông bắt đầu trỗi dậy, ông từ bỏ công việc bán sách và trở thành nhiếp ảnh gia. Ông đồng thời cũng trở thành một nhà phát minh và kiếm được rất nhiều tiền từ công việc này. Trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông không hề có bằng sáng chế nào, nhưng sau 20 năm ông đã có cho mình 10 bằng sáng chế.
Vào năm 1877, ông đã cá cược với một người bạn của mình. Bạn ông, một ông trùm đường sắt giàu có tên là Leland Stanford, Leland tin rằng khi ngựa chạy, sẽ có một khoảnh khác nào đó mà 4 chân của chúng không chạm đất, giống như chúng đang bay vậy. Eadweard thì lại không nghĩ như vậy.
Để chứng minh điều này, ông đặt 12 máy chụp ảnh dọc đường đua, đồng thời vào thời điểm này ông đã sáng lập ra một phát minh có tên gọi là zoopraxiscope, một thiết bị chụp hình ảnh với tốc độ cao, ngày nay chúng ta thường gọi với cái tên ảnh động. Và cũng chính tại thời điểm này, Eadweard đã quay được bộ phim đầu tiên trong lịch sử, và cũng đồng thời chứng minh được rằng ngựa có thể “bay”.
Cuộc đời của Eadweard đã thay đổi chóng mặt, từ một người bán sách bình thường cho đến một nhà phát minh đại tài. Điều này đã chứng tỏ rằng, vụ tai nạn xe ngựa năm ấy đã làm ông trở nên thông minh hơn. Khoa học gọi đây là triệu chứng “sudden savant syndrome” (triệu chứng mà con người bỗng nhiên bộc lộ khả năng thiên tài tiềm ẩn trong não của mình sau một biến chứng nào đó xảy ra). Những trường hợp như thế này rất hiếm khi xảy ra, trên thế giới chỉ có 25 trường hợp như vậy.
Tony Cicoria, một bác sĩ chấn thương chỉnh hình bị sét đánh tại New York vào năm 1994. Ngọn sét ấy đã đánh xuyên qua sọ của ông, và khiến ông có một niềm đam mê chơi đàn piano mà ông không thể cưỡng lại được. Ông bắt đầu chơi những khúc nhạc của người khác, sau đó ông tự học được khả năng tự soạn nhạc và viết những bản nhạc của riêng mình. Hôm nay, ông là một nhà soạn nhạc tài ba và cũng đồng thời là một bác sĩ phẫu thuật.
Jon Sarkin, từ một bác sĩ chỉnh hình bị đã trở thành một họa sĩ sau một lần bị đột quỵ. Sự khát khao được cầm bút lên và vẽ xảy ra với ông ngay lập tức sau khi ông hồi phục. Những tác phẩm đầu tiên của ông chính là cây xương rồng được vẽ tại nhà ở Gloucester, Massachusetts, phần lớn những bức tranh về cây xương rồng của ông khá là trừu tượng với những nhánh cây nhìn giống như là những con rắn xanh, ở những bức khác lại nhìn giống như là những con rắn đỏ, đôi khi lại nhìn như là những bậc thang zic-zac.
Những bức tranh của ông sau đó được xuất hiện trên tạp chí New York Times và được xuất hiện trong một quyển sách được viết bởi một nhiếp ảnh gia giành được giải Pulitzer. Phần lớn những tác phẩm của Jon được bán với giá 10.000 đô la.
Jason Padgett, một người đàn ông bị tấn công ở một quán bar ở Tacoma, Washington vào năm 2002. Trước khi bị tấn công, Padgett là một người vô công rỗi nghề, anh bị đuổi khỏi trường đại học, khát vọng duy nhất của anh lúc đó là tiệc tùng và theo đuổi phụ nữ. Anh không hề thích toán, thậm chí đó chính là lý do tại sao anh bị đuổi khỏi trường đại học.
Nhưng vào đêm đó, mọi thứ đã thay đổi. Ban đầu anh được đưa đến bệnh viện với hàng loạt chấn thương ở đầu, Jason chia sẻ: “Lúc tôi được đưa vào bệnh viện, mọi thứ, mọi người nhìn rất là buồn cười, lúc đầu tôi nghĩ đó chỉ là tác dụng phụ của liều thuốc giảm đau mà họ đưa tôi. Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy, mọi thứ xung quanh tôi đều mang hình dáng của các loại hình trong môn toán hình học.”
Kể từ thời điểm đó, Jason bắt đầu đam mê toán học và rất nổi tiếng về các bản vẽ của các công thức toán học. Đến bây giờ Jason vẫn không tin được rằng trước kia anh từng ghét môn toán.
Tại sao điều này xảy ra? Làm thế nào nó xảy ra? Và nó dạy chúng ta điều gì về sự đặc biệt của các thiên tài?
Có hai giả thuyết cho vấn đề này. Giả thuyết đầu tiên là khi bạn bị một vật nào đó đánh mạnh vào đầu, hiệu ứng của cú đánh cũng giống như là một liều thuốc LSD (thuốc lắc) vậy. Những liều thuốc ảo giác được tin rằng sẽ kích thích sự sáng tạo của chúng ta khi sử dụng bằng cách tăng liều lượng của serotonin (có thể được hiểu là hocmon “hạnh phúc”). Serotonin sẽ kích hoạt hiệu ứng “synaesthesia”, hiệu ứng này xảy khi nhiều khu vực của não bộ đồng loạt được kích hoạt và tất cả các giác quan vốn được chia cách riêng biệt bỗng nhiên được kết nối với nhau.
Nhiều người không cần phải dùng thuốc để đạt được trạng thái này: gần 5% dân số thế giới đã trải qua những hiệu ứng “synaesthesia”, dạng phổ biến nhất chính là dạng “màu biểu đồ” (những người này thường nhìn chữ liên kết với màu). Ví dụ, diễn viên Geoffrey Rush tin rằng chữ Monday có màu xanh nhạt.
Khi tế bào não bị tổn thương hoặc chết, những tế bào đó thường tiết ra serotonin xung quanh. Điều này được cho rằng sẽ giúp các khu vực khác nhau của não liên kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết, giống như khi ta sử dụng LSD vậy. Berit Brogaard, một nhà khoa học về thần kinh viện nghiên cứu Multisensory, Floria chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm ra được những thay đổi vĩnh viễn về não bộ, chúng tôi tìm ra những kết nối mà trước đây không hề tồn tại ở một não người bình thường.”
Diễn viên Geoffrey Rush có thể nhìn chữ đi cùng với màu sắc
Manh mối đầu tiên được phát hiện vào năm 1998, một nhóm bác sĩ khoa thần kinh đã phát hiện ra một điều rằng 5 bệnh nhân mất trí nhớ họ của đều là những họa sĩ tài ba. Điều đặc biệt là tất cả bọn họ đều bị bệnh Sa sút trí tuệ thái dương, nhưng điều bất thường là nó chỉ ảnh hưởng một số kỹ năng và giác quan của họ. Ví dụ: thị giác vẫn được bình thường, nhưng khả năng giao tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ bị mài mòn theo thời gian.
Một trong những bệnh nhân này chính là “bệnh nhân 5”. Ở tuổi 53 ông đã đăng ký một khóa học vẽ ở công viên, mặc dù trước đây ông chưa từng hứng thú với chuyện này. Thời điểm ông học vẽ, cũng chính là lúc ông bắt đầu chữa trị chứng bệnh mất trí nhớ của mình, một vài tháng sau ông bắt đầu có vấn đề về khả năng giao tiếp. Ông bắt đầu trở nên cáu gắt mà không rõ nguyên nhân, có những biểu hiện kỳ lạ. Nhưng bệnh của ông càng nặng, kỹ năng vẽ của ông lại càng hay.
Để biết được chuyện gì đang xảy ra, những nhà khoa học đã kiểm tra não của bệnh nhân mình. 80% não bộ của các bệnh nhân đều bị chấn thương ở bán cầu trái. Nghiên cứu giành được giải Nobel vào năm 1960 cho rằng hai bán cầu não đều được sử dụng cho hai công việc khác nhau: bên phải thiên về khả năng sáng tạo, trong khi đó bên trái lại thiên về khả năng ngôn ngữ và kỹ năng suy nghĩ logic.
Nhưng bên trái thường có xu hướng phát triển mạnh hơn, và lý thuyết ở đây được đề ra là. Nếu như bán cầu não trái của người bị tổn thương, thì bán cầu phải càng có đất để đụng võ.
Điều này đã được củng cố bởi những nghiên cứu khác, một thí nghiệm đã được tiến hành thành công để năng cao khả năng sáng tạo của những người khỏe mạnh bằng cách tạm thời giảm đi các hoạt động của bán cầu não trái, tăng hoạt của bán cầu não phải.
Vậy còn những người vốn đã là thiên tài từ nhỏ? Liệu lý thuyết này có thể giải thích tài năng của họ?
Hãy xem xét về chứng tự kỷ. Daniel Tammet, người có thể giải được những bài toán thế kỷ với tốc độ chóng mặt, hay là Gottfried Mind, người có thể vẽ mèo với chi tiết gần như là ảnh thực. Những thiên tài này đều có điểm chung là mắc bệnh tự kỷ, họ phi thường đến nỗi có thể thách thức những nhà thiên tài từ thời kỳ Phục Hưng.
Gottfried Mind, người có thể vẽ mèo với chi tiết gần như là ảnh thực.
Nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng cứ 10 người mắc bệnh tự kỷ sẽ có 1 người thiên tài về lĩnh vực nào đó, cho nên ta có thể suy đoán rằng hội chứng tự kỷ thường đi kèm với sự phát triển vượt bậc của não bộ. Mặc dù rất khó để chứng minh, nhưng xuyên suốt lịch sử loài người đã có nhiều trường hợp như vậy, điển hình như: Einstein, Newton, Mozart, Darwin, Michealango.
Một giả thuyết cho rằng bệnh tự kỷ bắt nguồn từ sự thiếu hụt hốc-môn serotonin ở bán cầu trái của não, điều này ngăn cản nó phát triển một cách bình thường. Chính vì bán cầu trái phát triển chậm lại, tạo điều kiện cho bán cầu phải phát triển vượt trội.
Điều đặc biệt ở đây là những người bỗng nhiên trở thành thiên tài như Eadward, Tony hay Jason, đều mắc hội chứng tự kỷ, hội chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) sau khi hồi phục từ tai nạn mà họ mặc phải. Jon Sarkin cho rằng ông không thích vẽ, ông vẽ bởi vì bản năng của ông thôi thúc như vậy, giống như có một thứ gì đó ép buộc.
Nhưng dù thế nào đi nữa, những người mắc “hội chứng thiên tài đột ngột” này thường dành rất nhiều thời gian cho công việc của họ, Jon chia sẻ: “Tôi tập vẽ rất nhiều. Tôi nghĩ tài năng và sự khổ luyện không khác nhau gì mấy, khi bạn dành nhiều thời gian làm một việc gì đó thì bạn sẽ giỏi thôi.”
Những thiên tài xuất chúng như Albert Einstein có thể bị hội chứng tự kỷ.
Eadweard cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau vụ cá cược, ông đi đến Philadelphia và tiếp tục với niềm đam mê của mình là chụp ảnh động, ông lưu lại tất cả những khoảnh khắc đời thường của mọi người bằng ảnh động, như những người đi bộ đi lên cầu thang, và kỳ lạ nhất, ông lưu lại thước phim mình chẻ củi trong tình trạng khỏa thân. Trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến 1886, ông đã chụp hơn 100.000 hình ảnh.
Nhưng dù có nói gì đi nữa, việc trở thành thiên tài hay không đều nhờ vào sự nỗ lực của của bọn họ. Nếu như chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu của hội chứng này, có thể một ngày nào đó chúng ta có thể khám phá được khả năng tiềm ẩn của bản thân. Bằng cách sử dụng chất kích thích hay cách nào khác.
Nhưng cho đến lúc đó, người thường như chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để cải thiện bản thân mình nếu như muốn xuất chúng ở lĩnh vực nào đó, bởi vì đó là cách duy nhất hiện giờ.
Hiền Hạo (Theo BBC)