Trí thông minh thật sự là gì? Bạn có nghĩ bạn là người thông minh không?

Ngày nay, trí thông minh của con người thường được đo bằng chỉ số thông minh IQ (Intelligence quotient), chỉ số cảm xúc EQ (Emotional intelligence quotient) hoặc một vài chỉ số tương tự. Tuy nhiên, con người đang ngày càng nhận ra sự vô lý trong mối tương quan của những chỉ số này với trí thông minh hay hiệu suất công việc. Chỉ số EQ cao mặc đù đôi khi hữu ích nhưng cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, học tập cũng như hiệu quả công việc.  Với nghịch lý này, chúng ta nên định nghĩa trí thông minh của mình như thế nào, cũng như sự thông minh của những người mà chúng ta dạy, hợp tác, kết hôn, thuê mướn, hoặc dẫn dắt?

Ian Schneider/Unsplash

Chúng ta có đo được trí thông minh không? Có những thứ có thể ước tính được như là một người giỏi toán đến đâu, hay chơi thể thao chuyên nghiệp thế nào. Nhưng có một phần lớn trí thông minh là không đo lường được,nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn.  Đó gọi là trực cảm, là những cảm xúc, ý thức riêng mà không ai có thể diễn tả chính xác cho người khác hiểu được. Các dây thần kinh trong bộ não kích thích phát ra tín hiệu của những xúc cảm mơ hồ này. Bạn có thể cảm nhận được nhưng lại không tài nào giải thích được. Nó cũng như lúc các nhà thiết kế có thể làm ra một chiếc cà vạt màu đỏ hung khác biệt trong số rất nhiều nhưng cái màu đỏ khác. Chính là vì họ nhận thấy được sự khác biệt của các sắc thái đỏ khác nhau của màu đỏ.

Chính vì vậy, không nên luôn cho rằng những gì bạn nhìn thấy cũng giống như những gì người khác nhìn thấy. Có rất nhiều điều tinh tế, nhạy cảm của riêng bạn mà chỉ bạn mới có thể cảm nhận được mà thôi. Ví dụ như bạn muốn bắt đầu kinh doanh áo thun mà mọi người lại cảnh báo bạn rằng có quá nhiều người kinh doanh mặt hàng đó cùng cạnh tranh với bạn, vì vậy cơ hội thành công là rất thấp. Tuy nhiên, trực cảm của bạn mách bảo bạn hướng đến một thương hiệu áo thun độc nhất, khác biệt so với các mẫu mã truyền thống, từ đó đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn.

Có đo được sự tò mò không? Bạn có thể là một người cực kì hiếu kì và tò mò, nhưng bạn không nên xem đó là trí thông minh. Đáng chú ý là chúng ta thường bỏ qua sự tò mò, nhưng nó lại là nhân tố chính của trí thông minh. Sự tò mò kích thích não bộ của bạn và thậm chí nó có thể giúp bạn nhớ lâu hơn khi bạn phải lặp lại chu kì của bộ nhớ. Sự tò mò cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Ví dụ, bạn sẽ đi xuống một con đường khác vì bạn tò mò về nó hơn là những con đường còn lại.

Chúng ta thường đánh giá thấp sự tò mò, nhưng nó có thể tạo ra những hệ quả đáng kinh ngạc. Như dự án “Mỗi đứa trẻ một chiếc laptop” cho trẻ em ở vùng nông thôn Ethiopia nơi mà người dân chưa bao giờ tiếp cận công nghệ đến nỗi họ mất vài phút chỉ để tìm ra công tắc. Trong vòng năm ngày, họ đã sử dụng 47 ứng dụng mỗi ngày cho mỗi đứa trẻ, và chúng cũng có thể hát các bài hát ABC trong vòng 2 tuần. Trong vòng năm tháng, họ đã tấn công hệ điều hành Android mà không có bằng cấp về Khoa học Máy tính. Tất cả đều vì sự tò mò của họ đối với những thứ mới mẻ mà những người làm dự án mang đến.

Vậy thì sao? Trình độ chuyên môn chỉ có thể phản ánh một phần nào đó năng lực của bạn mà thôi. Thông thường, sự tò mới là nhân tố thiết yếu. Sự tò mò thực sự có thể kích thích trí nhớ và giúp tăng tính liên kết trong não bộ của bạn. Thay vì bị áp lực bởi bằng cấp, hãy tự hỏi mình, “Tôi thực sự tò mò về cái gì?” Sau đó theo đuổi điều đó bằng tất cả sức lực của mình. Bằng cấp có thể mở nhiều cánh cửa mới cho bạn, nhưng đôi khi,chính nó cũng vô tình làm cho bạn đóng cửa chính mình.

Bạn không cần phải lúc nào cũng phải làm việc có hệ thống: Tôi đã tránh việc viết cuốn sách mới nhất của tôi một cách hoàn toàn có hệ thống bởi vì tôi muốn mọi người đối mặt với thực tế là hệ thống của tôi có thể dễ hiểu, nhưng nó lại không tương quan với các hệ thống trong đầu bạn. Tính hệ thống của mỗi người thường không hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ như Kary Banks Mullis, người đoạt giải Nobel, người đã chắt lọc những hiểu biết của con người về phản ứng chuỗi polymerase để tạo ra DNA tổng hợp. Lúc đầu, nhiều người bỏ qua ý tưởng của ông. Ông là một thiên tài khám phá và sáng tạo, và thậm chí ông còn nói rằng “Tôi không bao giờ mệt mỏi khi nghiên cứu trong  phòng thí nghiệm.” Tuy nhiên, phát hiện của ông đã không đến từ những giờ làm việc có hệ thống trong phòng thí nghiệm. Nó đến với ông trong khi ông đang lái xe từ Berkeley tới Mendocino. Ông hiếm khi tham khảo ý kiến các chuyên gia vì ông cho rằng mình không phải là nô lệ của phản hồi từ cách chuyên gia này. Trên thực tế, các đồng nghiệp của ông nghĩ ông ta bị rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, bằng cách nào đó mà sự rối loạn của ông đã dẫn đến một phát minh vĩ đại.

Vậy thì sao? Bạn có thể đôi khi cảm thấy những suy nghĩ, ý tưởng của bạn thật hỗn độn, rải rác và không có hệ thống, nhưng chỉ khi như Mullis, bạn mới có thể cảm thấy thật sự sống động và mạo hiểm với một khám phá mới mẻ. Trong khi các quy định về “phương pháp”, “phản hồi” và “các thử nghiệm có kiểm soát” là phương tiện hướng dẫn bạn, ngược lại nó cũng bó buộc trí tuệ của bạn. Tư duy tự do có giá trị tương đương như các thí nghiệm có kiểm soát. Và đôi khi, đó chính là điều kiện cho phép bạn thực hiện những bước nhảy bức phá. Chính vì vậy, đôi lúc bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi về những gì người khác nghĩ về mình và tự hỏi chính mình, “Tôi thực sự muốn làm gì?” Bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra bạn đã vượt ra khỏi lối mòn tư duy của mình bao xa và khi đó, bạn thấy rằng chính tư duy làm sao cho phù hợp đã ngăn bạn trở thành chính mình. Sự thoát khỏi lối mòn tư duy này không có hại nếu bạn không làm tổn thương người khác trong tiến trình của mình.

Kết luận: IQ và EQ phản ánh mức độ thông minh, nhưng chúng không phải là cách tốt nhất. Thay vào đó, tính độc đáo, tò mò và quyền tự do của bạn cũng góp phần vào trí thông minh. Tất cả những khía cạnh này có thể giúp bạn hoặc làm tổn thương bạn. Vì vậy, hãy tìm cách để chúng giúp bạn. Hãy thể hiện chúng đi! Và lờ đi những người luôn chỉ trích bạn, những người muốn định nghĩa bạn bằng các thước đo thông thường. Bạn có thể học hỏi từ người khác, nhưng không nên để họ làm chủ trí óc của bạn, đơn giản bởi vì nếu vậy họ đang làm chủ trí thông minh của chính bạn. Bằng việc khám phá chính bản thân mình, bạn đã có thể biết được mình thông minh như thế nào.

Thu Thuý (Theo psychologytoday.com)