TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG LUÔN SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN SỰ PHÊ BÌNH

Bạn đã bao giờ mắc một lỗi mà đáng lẽ bạn có thể tránh khỏi nếu như bạn nghe lời khuyên của người khác chưa? Chúng ta đều đã từng mắc phải những lỗi như thế. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp cũng có những lúc bị lộn xộn như thế.
Hãy xem câu chuyện cảnh báo từ Facebook Home. Ra đời từ tháng 4 năm 2013, Facebook Home được coi là ứng dụng có thể thay đổi “xem và cảm nhận” của chiếc điện thoại mà mỗi người sử dụng. Cụ thể, Facebook Home được thiết kế thành một ứng dụng có thể xuất hiện trên màn hình điện thoại dưới biểu tượng Facebook. Ý tưởng này giúp người dùng có thể tương tác với Facebook bất cứ lúc nào mà không cần phải đăng nhập vào một ứng dụng.

Thật không may khi những người sáng tạo ra ứng dụng này lại không nhận ra rằng những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đã có quá nhiều những thư mục hay những thứ tương tự mà đội ngũ Facebook vô tình bỏ qua.

Bề ngoài thì điều này nghe có vẻ khá bất ngờ. Mọi người có thể nghĩ rằng Facebook đã có hẳn một đội ngũ chuyên môn để tạo ra một ứng dụng thích hợp với hệ điều hành Android. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của Facebook đã mắc phải một sai lầm đáng xấu hổ. Thực tế họ chỉ tập trung vào những thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS, đơn giản vì họ đều dùng iPhone. Và họ đã bỏ qua nhu cầu của một lượng lớn khách hàng sử dụng điện thoại với hệ điều hành Android.

 

Nhận phản hồi không phải lúc nào cũng vui, nhưng nó lại rất quan trọng

Vậy điều gì đã có thể giúp ngăn chặn sai lầm nghiêm trọng của Facebook Home? Có hai điều có thể làm nên sự khác biệt. Thứ nhất, việc thường xuyên thử nghiệm trên cả hai hệ điều hành iOS và Android đã có thể giúp họ nhận ra vấn đề. Thứ hai, họ nên thu nhận phản hồi từ khách hàng ngay từ khi họ bắt đầu phát triển ứng dụng đó.

Tuy nhiên, con người sinh ra vốn dĩ không ai thích việc bị phê phán. Chúng ta không thích sai lầm, và thậm chí lời phê bình mang tính xây dựng chúng ta cũng nghĩ rằng chúng là một sự tấn công vào cá nhân mình. Trên thực tế, nỗi sợ bị phê bình có thể dẫn đến việc đổ lỗi của mình cho những yếu tố bên ngoài hay những người khác. Nói cách khác, chúng ta thích cho rằng đó là may mắn, đó là lỗi của những người khác và đó là do những tình huống ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta không dám đối mặt với sự thật mà chúng ta chính là người mắc lỗi.

 

Trong một số trường hợp, con người cách ly hoàn toàn với những yếu tố bên ngoài và họ sẽ không đếm xỉa tới quan điểm của người khác. Điều này thường xảy ra ở những người lãnh đạo, những người đã đạt được thành công nhất định, và họ quá tự tin vào thành quả đó. Họ nghĩ rằng họ có quyền không cho người khác nói hay đuổi việc những người không đồng quan điểm. Họ từ chối nhận phản hồi của mọi người và từ chối những lời phê bình. Cái bẫy này được gọi là cái bẫy Hubris. Đây chính là trở ngại lớn nhất và đáng ngại nhất đối với việc lãnh đạo hiệu quả.

Cái giá của việc né tránh sự phê bình

Một số người né tránh sự phê bình vì họ muốn giữ gìn hình ảnh cá nhân tốt đẹp trong mắt mọi người xung quanh. Khi chúng ta từ chối nhận trách nhiệm với những việc mình làm và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh thì chúng ta đã tự đưa mình vào lưỡi câu. Nếu bạn không tin rằng thành công nằm trong tầm tay của bạn, bạn sẽ không có đủ nỗ lực để làm cho dự án đó thành công.

Nếu bạn không nghe phản hồi và sự phê bình, sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ có nguy cơ thất bại rất cao. Thậm chí nếu đó là sản phẩm chất lượng tốt, nó cũng không mang lại lợi nhuận khi không ai muốn mua nó cả. Một sản phẩm mới có thể được tạo ra trong vài tháng hay vài năm nhưng rồi cũng thất bại chỉ vì chẳng có ai muốn nó cả. Hậu quả đó sẽ là một thảm hoạ kinh khủng.

Hãy nhớ ví dụ của Facebook Home. Ngay từ đầu, Facebook đã có kế hoạch bán cho người dùng với giá $99 trong hai năm, nhưng vì mọi người hầu như không có nhu cầu, nên giá đã giảm xuống chỉ còn %0.99 chỉ trong vài tuần ra mắt. Công ty cũng đã phải thực hiện tái cấu trúc. Tóm lại, đội ngũ Facebook Home đã phạm phải một sai lầm đắt giá.

Hãy coi sự phê bình như một chuyên gia

Những người thành công thực sự luôn biết cách đón nhận sự phê bình một cách thoải mái. Sự tự tin của họ cũng đồng nghĩa với việc họ cảm thấy vui vẻ khi được mọi người nhận xét và phê bình. Họ cũng tránh được suy nghĩ rằng những sai lầm hay thất bại của họ không thể cứu chữa.

Làm quen với việc sẵn sàng đón nhận phản hồi tiêu cực

Luôn có một vài người không thích những việc bạn làm. Bạn càng quen với thực tế rằng ai cũng sẽ bị phê bình và luôn giữ bình tĩnh với thái độ tiếp nhận những lời phê bình đó thì bạn càng cảm thấy hạnh phúc. Thất bại cũng chẳng sao cả. Hãy cứ cho phép bản thân mắc sai lầm dù là bây giờ hay sau này cũng vậy.

Giữ được cái tôi của mình thật không sễ, nhưng luôn có cái nhìn khách quan vào những lời phê bình hay phản hồi sẽ mang lại lợi ích cho bạn về lâu về dài. Làm sao bạn biết được phải bắt đầu phát triển bản thân hay bắt đầu công việc từ đâu? Nếu bạn đang suy nghĩ về những điều đó, thì những lời phê bình chắc chắn hữu ích vì chúng chỉ cho bạn nên bắt đầu từ đâu. Ví dụ, lời nhận xét “Bạn làm tốt lắm!” chẳng giúp ích gì cho bạn nhiều như nhận xét “Bài trình bày của bạn rất tốt, nhưng giọng của bạn có đôi lúc hơi cao”

Hãy cẩn thận, lời phê bình cũng có lúc vô bổ. Hãy xem những hướng dẫn dưới đây để quyết định xem phản hồi của mọi người có hợp lí hay không.

 

Đưa ra phản hồi nhanh chóng

Bạn nên nhận phản hồi càng sớm càng tốt, khi đó bạn sẽ sớm biết cách cải thiện chúng. Đội ngũ Facebook Home đã tiếp nhận phản hồi, nhưng là sau khi sản phẩm ra mắt. Khi đó thì đã quá trễ. Hãy thử nghĩ xem họ đã có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền, bao nhiêu thời gian và bớt xấu hổ như thế nào nếu như họ hỏi người dùng thử trước khi ra mắt.

 

Chẳng có một người thành công nào không nhận lại những phản hồi hay phê bình. Nếu bạn chuẩn bị một dự án hay mạo hiểm kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những phản hồi trái chiều. Tuy nhiên, chỉ cần bạn biết cách chấp nhận nó, thì sự phê bình đó sẽ không ảnh hướng xấu đến bạn. Ngược lại, nó sẽ là món quà vô giá đối với bạn.

Cactus Flower (Theo Lifehack.org)