Tại sao bạn nên dừng việc phán xét người khác

Những cuộc đời phức tạp

“Trước khi bạn phán xét ai đó, hãy thử đặt mình vào trường hợp của họ. Khi đó, bạn sẽ hiểu họ và hiểu cả chính mình.” – Vô danh

Nhà viết tiểu thuyết người Braxin Paulo Coalho viết:

Một cặp đôi trẻ đã chuyển đến ở tại một vùng đất mới.

Buổi sáng hôm sau khi họ đang ăn sáng, người phụ nữ trẻ nhìn thấy người hàng xóm của cô ấy đang phơi đồ bên ngoài.

“Chỗ quần áo đó không sạch sẽ lắm; cô ta không biết giặt đồ đúng cách rồi. Có lẽ cô ta cần một loại bột giặt tốt hơn.”

Chồng cô ấy nhìn thấy vậy, và vẫn im lặng.

Mỗi lần người hàng xóm của cô ấy phơi đồ bên ngoài, thì người phụ nữ trẻ lại bình luận giống y như vậy.

Một tháng sau, người phụ nữ ấy rất ngạc nhiên khi thấy một dãy quần áo sạch sẽ được phơi trên dây và cô ấy nói với chồng, “Nhìn kìa, cô ta cuối cùng cũng học được cách giặt đồ sạch sẽ. Em tự hỏi ai đã dạy cô ta nhỉ.”

Người chồng đáp lại, “Sáng nay anh đã dậy sớm và đã lau mấy cái cửa sổ đấy.”

Bản tính không khoan dung của bạn với người khác bị ảnh hướng rất lớn bởi những cái thấu kính bạn sử dụng để nhìn nhận và hiểu họ. Thật đáng tiếc, một thấu kính méo mó lại bao gồm những thành kiến của ai đó và những giới hạn lại che khuất sự giao lưu của bạn với họ.

Để hiểu được cảm giác của một ai đó, bạn lại chỉ chú tâm vào thực tại của chính mình, thành ra lại ảnh hưởng đến cách bạn phán xét họ.

Phán xét thể hiện sự thiếu hụt về sự tự chấp nhận bản thân, bởi vì bạn đang chiến đấu với chính bản thân mình. Để xua đi cơn đau của bạn, bạn ném những lời vu khống vào người khác để cảm thấy tốt hơn.

Sự phán xét có thể trở thành một hàng rào ngăn cản tâm hồn của bạn khiến bạn lãng quên nó. Từ khi sớm hiểu ra ý nghĩa của cuộc sống, bạn gán nhãn và phán xét những gì bạn thích và không thích. Hơn nữa, những khuynh hướng vốn hướng về sự tiêu cực của tâm trí đồng nghĩa với việc bạn đang phán xét một cách không có thiện chí để giải thích những hành động của người khác, như vậy thật quá bất hạnh.

Sự phán xét sẽ khiến một tâm hồn tiêu cực tồn tại mãi vì bạn cứ giữ lấy sự tiêu cực này khi bạn phán xét người khác như một trò tiêu khiển. Để tránh phê bình người khác, hãy để tâm tới những suy nghĩa của bạn trước khi nói ra.

Công bằng mà nói, sự tự phán xét bản thân khó để nhận ra vì nó giống như cơn nghiện và bạn có thể sẽ không nhận ra nó. Bản chất của điều này là, sự phán xét người khác phản ánh sự định giá hạn hẹp của chính bạn.

“Nếu tôi thấy bản thân mình hay phán xét người khác, đơn giản thôi, tôi quan sát và nhìn lại lúc đó, nhìn lại những gì ai đó đối mặt với tôi đang trải qua. Nếu tôi nhận ra rằng tôi đang làm họ sợ, tôi sẽ thầm nhắc nhở mình, và lại để ý tới những gì người khác đang cảm nhận,” giáo viên và nhà tâm lí học David Richo quả quyết.

Sự hiểu biết của bạn về người khác bị hạn chế vào những lúc thuận tiện nhất bởi vì sự phán xét của bạn về họ được nhìn nhận thông qua một thấu kính mờ ảo. Có một sự sâu thẳm bên trong một người hơn là sự nhận thức của bạn về họ.

Phán xét người khác cho bạn cơ hội để trở nên tò mò. Thay vì hướng sự tức giận về phía họ, hãy trở nên hiếu kỳ và ghi nhớ nơi mà sự phán xét bắt đầu. Điều đó có thể khuyên bạn những gì?

Có thể hình dung rằng, đằng sau mỗi lời phán xét là một sự khát khao tình yêu, sự chấp nhận và sự thừa nhận. Trừ khi bạn chạm đến cốt lõi của vấn đề, nếu không cứ mỗi lần như vậy bạn sẽ càng làm những cảm xúc ấy tồn tại mãi không vơi.

Những suy nghĩ tự phá hoại bản thân

“Sự phán xét đang ngăn cản chúng ta thấu hiểu một sự thật mới. Hãy để bản thân tự do khỏi những lời phán xét cũ và tạo ra một không gian cho sự thấu hiểu mới.” – Steve Maraboli

Rất hiếm để có thể đưa ra một sự bào chữa cho việc bạn phán xét người khác bởi vì bạn không nhận ra những giá trị, niềm tin và quan điểm của họ. Bạn có thể không đồng ý với những sự lựa chọn về cuộc sống của họ, nhưng dù gì bạn cũng chỉ là người ngoài cuộc đang nhìn vào tình thế mà họ đang trải qua.

Thay vì phán xét họ, hãy ngẫm nghĩ về những hành động của họ sẽ đem lại kết quả gì. Điều này sẽ tạo ra một động lực lớn cho họ thay vì chỉ nhìn nhận mọi việc qua vẻ bề ngoài của nó.

Tôi muốn bạn nhìn những người khác thông qua những con mắt của tình thương vì sự phán xét của bạn về họ chẳng phục vụ ai cả. Tôi đã bị lôi cuốn bởi trích dẫn của Dalai Lama, “Mục đích hàng đầu của chúng ta trong cuộc sống này là để giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất cũng đừng làm họ đau.”

Bạn có thể biết bạn đang phán xét người khác bằng việc chú ý đến những suy nghĩ của bạn vào lúc đó. Sự phán xét có một năng lượng tiêu cực và nếu bạn điều chỉnh sao cho hòa hợp với nó, bạn sẽ trở nên cởi mở. Vì vậy, sự để tâm cho phép bạn quan sát những suy nghĩ trước khi nói ra.

Thiền sư người Việt Nam Thích Nhất Hạnh đã nói, “Bạn phải tập hít vào thở ra một cách thư thái để lòng trắc ẩn luôn ở bên bạn. Bạn lắng nghe mà không đưa ra lời khuyên hay sự phán xét. Bạn có thể tự nói về người khác rằng, ‘Tôi đang lắng nghe anh ấy chỉ vì tôi muốn giải tỏa sự đau khổ của anh ấy.’ Đây gọi là sự lắng nghe đầy tình thương.”

Hãy thay đổi cách tự kể chuyện bằng việc chú trọng vào hội thoại nội tâm. Đừng chịu thua những suy nghĩ tiêu cực, thay vì mặt giáp mặt với sự chân thật, hiểu những câu chuyện mà bạn tự dựng nên, và chúng không có quyền hạn gì cả trừ khi bạn cho nó năng lực.

Hãy gán cho những suy nghĩ của bạn khi bạn nhận ra chính mình đang phán xét người khác. Để tâm khi bạn đang phán xét người khác và để ý những suy nghĩ tự phá hoại bản thân.

Tôi đọc một câu thần chú trong đầu khi tôi thấy mình đang phán xét người khác một cách vô thức. Tôi xác nhận lại với bản thân trong im lặng, “Điều đó không thú vị.” Suy nghĩ đó thì trung lập và không lạm dụng những định kiến của tôi về họ. Thay vào đó, tôi chứng kiến nó qua con mắt của sự bình thản.

Một cách tiếp cận có ích khác là đi vào cơ thể. Bạn có thể dành nhiều thời gian cho những suy nghĩ khi bạn không thể ngăn chính mình khỏi việc tin tưởng chúng. Hãy hít thở và trở nên thanh thản từ những cảm giác của cơ thể.

Tập thể dục và tập vài động tác rất có ích trong việc làm tiêu tan những cảm xúc tiêu cực. Tôi rất kinh ngạc khi tôi cảm thấy mình tốt thế nào khi đi từng bước đi chậm chạp, nó giúp tôi xua đi những suy nghĩ tiêu cực theo thói quen.

Những người có thể phục hồi nhanh về cảm xúc hay tránh phán xét người khác vì họ nhận ra sự phù phiếm của nó. Thay vào đó, họ đào sâu vào thế mạnh của họ hơn là điểm yếu.

Làm lành nỗi đau của bạn và làm lành những tổn thương của quá khứ là rất quan trọng.

Bác sĩ Alex Lickerman viết trong tác phẩm The Underfeated Mind, “Nếu chúng ta ngay từ đầu có thể tiếp cận con người mà không phải với sự phán xét mà là sự tò mò thì chúng ta đã tiến một bước quan trọng trên chặng đường dẫn đến lòng trắc ẩn và sau đó là hướng đến một tâm trí không bị đánh bại.”

Chí trích người khác sẽ duy trì mãi một tâm hồn luôn sợ sệt. Bạn phải nhìn sâu vào trong chính bạn.

Khi câu chuyện bắt đầu, nhìn những người khác qua những tấm kính lọc tối mờ là thuốc độc cho cảm xúc của bạn.

Bạn không chỉ hình thành một cái nhìn méo mó về con người, mà bạn còn giảm bớt giá trị của chính mình và thể hiện những cảm xúc do dự của bạn về chúng, thay vì nhìn chúng với sự trắc ẩn.

Quang Hưng (Theo medium.com)