Cách dẫn dắt thông thường khi chuẩn bị cho bài thuyết trình là đưa các luận điểm vào các trang trình bày. Nhưng những bài thuyết trình hay nhất không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin. Chúng tạo ra một dấu ấn lâu dài. Bài phát biểu “Tôi có một Ước mơ” của Martin Luther King năm 1963 đã khơi gợi một quốc gia cân nhắc lại các định kiến của họ về vấn đề chủng tộc và công bằng xã hội. Bài phát biểu của Ronald Reagan ở Berlin, được đưa ra năm 1987, không phải là một nhận xét khách quan về các sự kiện lịch sử. Đó là một lời cầu xin đầy tha thiết, một nỗ lực để đẩy nhanh việc phá vỡ bức tường Berlin. Đó không chỉ để họ được ghi nhớ vì các bài thuyết trình PowerPoint, mà là vì những thông điệp chân thành họ mang đến.
Đối xử với một bài trình bày như một chương trình truyền hình vậy
Các bài thuyết trình tốt nhất không phải là các bộ sưu tập dữ kiện hoặc số liệu thống kê. Đó là những câu chuyện, được kết hợp và biểu diễn với sự tinh tế kịch tính. Câu hỏi đầu tiên bạn cần tự hỏi mình là: “Điểm chính của bài trình bày này là gì?”
Đừng bắt đầu sự chuẩn bị của bạn cho đến khi bạn có thể đưa ra câu trả lời tự tin. Cảm xúc nào bạn đang tìm kiếm kích thích khán giả của mình? Chính xác thì bạn muốn ảnh hưởng đến họ như thế nào, và bạn muốn họ làm gì sau bài trình bày của bạn? Có nhiều thứ ý nghĩa hơn là việc viết ra các từ và rồi lướt qua một loạt các ý chính được viết trên một tấm thẻ hoặc một bộ trang trình bày. Làm thế nào để di chuyển xung quanh và thay đổi giọng nói của bạn cho phù hợp để nhấn mạnh thông điệp của bạn? Hãy suy nghĩ về những cử chỉ bạn có thể làm, các biểu cảm trên khuôn mặt bạn, và cách bạn sẽ di chuyển xung quanh sân khấu.
Một diễn giả tuyệt vời là một diễn viên chính chứ không làm nền cho bài thuyết trình
Hầu hết các bài thuyết trình đều mang tính thông tin. Khán giả được hướng đến tập trung vào các trang trình bày chứ không phải là người nói. Trong khi nếu bạn muốn để lại một ấn tượng, bạn cần phải làm cho mình trở thành trọng tâm. Trang trình chiếu chỉ là thành phần bổ sung. Đừng bao giờ, để chúng đánh cắp ánh đèn sân khấu. Hãy xem Scott Dinsmore đã làm điều đó thế nào qua video dưới đây.
Cách làm cho khán giả lắng nghe bạn chăm chú
Để là điểm chính trên sân khấu, bạn không nên đặt trực tiếp tất cả những gì bạn muốn nói trên các trang trình bày. Bạn cần lập kế hoạch và chỉnh sửa cẩn thận mọi phần.
Chỉ nói về một ý then chốt tại một thời điểm. Đừng quá tham lam.
Khi bạn cung cấp ít thông tin trên slide, ví dụ như chỉ có một từ ở giữa, mọi người sẽ xem xét bạn để thấy sự đầu tư kỹ lưỡng. Khi bạn đặt quá nhiều ý vào một trang trình chiếu duy nhất, khán giả sẽ chỉ chăm chỉ tiêu hóa tất cả thông tin trên trang trình bày. Điều này không giúp họ hiểu rõ hơn, vì bộ não của con người không được thiết kế cho nhiều hoạt động cùng lúc . Càng nhiều ý thì họ càng không hiểu.
Hãy đảm bảo rằng mọi người hiểu ý tưởng trong vòng 3 giây
Nếu hơn thời gian đó, nó có nghĩa là thông điệp không được chuyển tải rõ ràng và mọi người sẽ bỏ qua. Họ sẽ hoàn toàn lờ đi những gì bạn nói ngay cả khi những ý tưởng của bạn thực sự tuyệt vời.
Luôn luôn tiết kiệm. Bỏ qua tất cả mọi thứ không phục vụ mục đích chính
Mặc dù việc thu thập tất cả những điều thú vị mà bạn biết hay tìm thấy khi tiến hành nghiên cứu là điều hấp dẫn nhưng điều này sẽ làm cho thông điệp chính của bạn nhạt dần đi nếu chúng không có liên quan cao. Hãy mạnh dạn bỏ chúng bất cứ khi nào chúng không bổ sung thêm giá trị cho thông điệp chính. Nó thường không phải là những gì bổ sung cho vấn đề mà là những gì cắt giảm vấn đề.
Minh họa các điểm của bạn với hình ảnh
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng không phải vậy. Khi hình ảnh có thể thu hút sự chú ý của khán giả và đánh thức họ dậy, nghĩa là bạn đang yêu cầu họ nhìn lại bạn vì bạn sắp nêu lên một điểm tuyệt vời tiếp theo. Hơn nữa, người ta thường giữ được 10% những gì họ nghe được trong ba ngày sau khi xem trình bày, nhưng nếu thông tin được kèm theo với một bức tranh, con số này sẽ tăng lên đến 65%.
Luôn luôn cụ thể
Thành ngữ thì khó có thể nhớ lâu được. Hãy luôn luôn bổ sung thêm chi tiết và số liệu thống kê hấp dẫn nếu có thể để kèm thêm nhân vật và sở thích. Giống như bạn chỉ đơn giản có thể nói với khán giả rằng mua một chiếc xe hơi là một quyết định quan trọng, nhưng một cách dẫn dắt tốt hơn làm bằng các con số và cảm xúc: “Để mua một chiếc xe đòi hỏi phải chọn một phương tiện đáng nhớ, cái mà sẽ giữ cho cuộc sống của bạn trơn tru, và chở bạn cùng những người thân yêu của bạn đi trên 13.000 dặm mỗi năm.” Sự kiện cụ thể và những câu chuyện cảm xúc sẽ giúp bạn tạo một đường dây trực tiếp đến trái tim của khán giả, và bạn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tuyệt vời.
Bảo Trâm (Dịch từ lifehack.org)