Để trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn trong mắt mọi người, bạn nên áp dụng những nghệ thuật này.

Có lẽ phần lớn chúng ta đã gặp những kiểu người khi bước vào căn phòng toàn người lạ, nhưng khi ra về tất cả những người trong phòng đều trở thành bạn của họ. Những người như vậy thường ra về với cuộc hẹn ăn trưa vào hôm sau, sau đó là cuộc hẹn với những phi vụ làm ăn độc đáo vào ngày tới.

Điều gì khiến họ trở nên dễ mến một cách tự nhiên như vậy? Trong khi chúng ta phải cố gắng hết sức mình. Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng việc được ưu ái bởi mọi người và khiến người đối diện phải si mê mình là một nghệ thuật, nhưng thật ra đằng sau điều đó là hàng tá công thức và yếu tố khoa học để có được “sự dễ mến” tự nhiên đó.

Thậm chí những yếu tố làm nên sự thành công và ấn tương tốt đẹp khi gặp người khác có thể được tạo ra trước khi ta tiếp xúc họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn chúng ta đánh giá nét dễ thương, sự tin tường và năng lực của một người nào đó thông qua vẻ bề ngoài. Giáo sư tâm lý Alexander Todorov cho biết con người chúng ta thường có xu hướng đánh giá người khác bằng việc nhìn vào mặt người khác, và tất cả những điều đó được thực hiện trong 1 phần 10 giây!!!

(Credit: Getty Images)

Tư thế xếp tay “quyến rũ” như thế này đã cứu nguy James Bonds rất nhiều lần

Todorov chia sẻ: “Một số điều như sự uy quyền thường đi song song với những yếu tố hình thái liên quan đến cơ thể, thậm chí sự cuốn hút, sự đáng tin đều có thể được thể hiện qua cử chỉ của khuôn mặt,”

Đánh giá người khác một cách vội vã qua vẻ bề ngoài nghe có vẻ nông cạn và thiếu chuẩn xác, nhưng chúng ta thường xuyên làm điều đó mà không hề nhận ra và điều đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với mọi người. Một nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ, Brazil, Na Uy và Bulgary chỉ ra rằng hình thái của khuôn mặt thậm chí có thể dự đoán được ai là người sẽ đắc cử tổng thống, bởi vì khuôn mặt được cho rằng có thể nói lên năng lực của các ứng cử viên.

Đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài có thể là hệ lụy dẫn đến những quyết định tài chính của ta. Trong một thí nghiệm, những người mượn tiền có vẻ bề ngoài “không đáng tin cho lắm” thường ít được cho vay ở những nơi cho vay trực tiếp. Những người cho vay thường đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài mặc dù họ không biết bất cứ điều gì về tiểu sử của người vay tiền cả.

Hãy mỉm cười vui vẻ

Tất nhiên bạn không thể thay đổi những nét tự nhiên của khuôn mặt của mình được, nhưng ít nhất bạn có thể mỉm cười một cách thân thiện. Todorov đã xây dựng một mô hình thống kê dữ liệu để xây dựng một thuật toán, một phương pháp để mọi người có thể dựa vào đó để nhận biết khuôn mặt nào đáng tin hay không đáng tin và giúp mọi người nhận biết được đặc điểm nào sẽ khiến chúng ta là người xấu hay kẻ tốt.

Theo phương pháp của Todorov, nếu chúng ta vui vẻ, chúng ta sẽ được người khác tin tưởng

Todorov chia sẻ: “Con người có xư hướng nhìn một khuôn mặt hay cười đáng tin hơn, ấm áp hơn và hòa đồng hơn là một khuôn mặt hay cáu gắt”, tất cả những yếu tố tạo nên điều này chính là cách ta thể hiện cảm xúc. Nếu như chúng ta dựa theo nghiên cứu của Todorov và điều khiển khuôn mặt làm sao để cho nhìn thiện cảm hơn hoặc hướng ngoại hơn, bạn sẽ thấy được cảm xúc trên khuôn mặt chúng ta được thay đổi. Khuôn mặt ta sẽ nhìn… hạnh phúc

(Credit: Getty Images)

Thậm chí những yếu tố làm nên sự thành công và ấn tương tốt đẹp với những người khác có thể được tạo ra trước khi ta gặp mặt họ

Đối với những tình huống mà ta không tạo được ấn tượng tốt đẹp như mong đợi, vẫn còn hy vọng. Ta vẫn có thể tạo được thiện cảm cho họ và khiến họ quên đi ấn tượng ban đầu của họ về bản thân mình.

Todorov cho rằng: “Tin tốt lành là mọi người có thể nhanh chóng xóa đi ấn tượng xấu mà người khác gắn cho mình. Nếu như bạn sắp gặp một ai đó và bạn có thông tin tốt đẹp về họ, ngay lập tức bạn sẽ thay đổi cách mình đánh giá người đó.”

Hãy nâng cao lông mày.

Vậy thì những người bình thường như chúng ta nên làm gì để được “ưa nhìn” hơn trong mắt người khác?  Điều ngạc nhiên là sự trìu mến của bản thân ta được thay đổi chỉ bằng cặp lông mày.

Não chúng ta thường có xu hướng thăm dò xung quanh để tìm kiếm tín hiệu của bạn hoặc thù. Đây là ba điều chúng ta nên làm khi tiếp cận người khác để họ tin rằng ta không phải là kẻ thù:

  1. Nhấp nháy lông mày 1 lần.
  2. Nghiêng đầu nhẹ qua 1 bên.
  3. Cười.

Vậy là bạn đã nắm được những bước đầu tiên rồi. Sau đó, những nhà chuyên gia tin rằng bước tiếp theo ta nên làm là tạo ra sự tương tác đối với người đối diện, điều đó có nghĩa là nên ít nói về bản thân mình.

Luật bất thành văn khi làm quen với một ai đó là: khi bạn khiến người đối diện cảm thấy tự hào và được lắng nghe về bản thân họ, sớm muộn gì họ cũng sẽ thích bạn. Nhưng điều này chỉ thành công nếu bạn thực sự cảm thấy hứng thú về những gì người đối diện nói.

Nếu như ta không hứng thú với những gì họ nói. Ít nhất hãy giả vờ, nhìn vào mắt của họ, điều đó chứng tỏ ta đang chăm chú tập trung vào những gì họ nói.

Ta cũng có thể thăm dò tâm trạng của đối phương bằng lời nói, điều này có thể cho ta biết được người đối diện đang cảm thấy vui hay buồn. Ví dụ: Nếu bạn gặp bạn học của mình đang tủm tỉm cười trong thang máy, bạn có thể tiếp cận anh ta sau đó tươi cười và nói “Có vẻ như bạn đang có chuyện gì vui vẻ à?”, có thể anh ta đạt được kết quả cao trong kỳ thi hay anh ta có bạn gái mới chẳng hạn. Và như thế hai người đã có thể nói chuyện một cách thân mật rồi.

Nếu bạn biết nhiều điều về người khác, bạn thậm chí có thể trở nên hiệu quả hơn trong việc kết thân với họ.

Thay vì nịnh nọt trực tiếp, bạn nên tạo điều kiện để họ tự tâng bốc bản thân mình. Ví dụ khi bạn đã biết được tuổi của họ bạn có thể nói: “Anh chỉ mới 20 tuổi mà đã viết báo cho lifehack.vn rồi sao, không phải ai cũng làm được đâu”, bạn đã gián tiếp khen anh ta và khiến anh ta cảm thấy tự hào về bản thân mình.

Tìm cái chung giữa bạn và người khác.

Nên cố gắng tìm chủ đề chung để hai người có thể cùng nói chuyện, thậm chí nếu quan điểm của bạn và người đối diện có thể khác nhau. Quyến rũ người khác thường đòi hỏi kỹ năng ở việc tìm kiếm thứ gì đó mà những người trong một cuộc trò chuyện đều có thể tham gia và nói về nó, ngay cả khi chúng ta không có nhiều thứ để bàn luận.

(Credit: Getty Images)

Những nhà tâm lý học hay những đặc vụ FBI về hưu, có thể là những người hướng nội nhưng     họ học được cách tỏ ra cực kỳ thân thiện trước camera hay trước mặt người khác

Khi bất không đồng thuận với một người nào đó, bạn nên cố gắng lắng nghe họ thay vì thể hiện nó bằng lời nói, đó chính là điều khôn ngoan nên làm. Điều đó chứng tỏ bạn không hoàn toàn đồng ý với những gì người đối diện nói, nhưng cũng không có nghĩa là họ hoàn toàn sai.

Để giữ cuộc trò chuyện không bị “trôi” và trở nên nhàm chán, ta nên cập nhật tin tức, những trào lưu mới nổi hiện nay, những ngành công nghiệp đang phát triển… Ngoài ra chúng ta nên cố gắng tạo ra những điểm tương đồng giữa bạn và người đối diện để tiếp tục cuộc trò chuyện. Ví dụ người đối diện đến từ California: “Bạn từ California à?”, “Tôi cũng từ California này?” hoặc “Tôi dự định đi California tháng sau” hay là một cách gián tiếp hơn “Con gái tôi cũng làm việc ở California.”

Quan sát chuyển động cơ thể của người đối diện

Một mẹo nữa để có được “sự quyến rũ tự nhiên” là ta nên cố gắng bắt chước “ngôn ngữ cơ thể” của người đối diện. Trong một cuộc trò chuyện và nếu như mọi người bắt đầu mô phỏng lẫn nhau tư thế khi nói (Ví dụ: người đối diện đứng, bạn cũng tự động đứng lên. Người đó ngồi, bạn ngồi…) đó chính là dấu hiện bạn và người đối diện đang cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với nhau.

Đó đồng thời cũng là một phương pháp để kiểm tra xem mọi người có hứng thú khi bàn luận, hay trò chuyện với nhau hay không. Nếu như bạn thay đổi dáng đứng hoặc tư thế của mình và người đối diện bắt đầu bắt chước theo, đó là dấu hiệu mọi thứ đang tốt đẹp và họ cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với bạn. Những người làm trong ngành bán hàng thường lựa chọn ngay đúng thời điểm này để đưa ra giá của mình và bắt đầu công việc.

Jack Schafer là một nhà tâm lý học và là một đặc vụ FBI về hưu. Ông khuyên rằng nếu chúng ta đang cố gắng tạo dựng một mối quan hệ thân mật, dài lâu với người đối diện, thì ta nên sử dụng phương pháp mà bản thân ông gọi là “Hans and Gretel”. Schafer cho rằng trong một cuộc đối thoại, phần lớn chúng ta thường hay phạm một sai lầm cơ bản là ta thường có xu hướng nói quá nhiều về bản thân mình. Schafer khuyên chúng ta nên chia sẻ về bản thân mình từng chút một và chúng ta nên làm điều đó một cách khéo léo để người đối diện cảm thấy tò mò và cảm thấy hứng thú. Nói thẳng ra là bạn nên “bộc lộ bản thân mình” từng chút một để giữ người đối diện nói chuyện với mình.

Nhưng có một số trường hợp bạn cần người khác “say mê” mình một cách nhanh chóng. Nếu như đó là trường hợp của bạn, thì Schafer, một người có 20 năm làm việc ở FBI sẽ hé lộ cách khiến người đối diện tiết lộ từng bí mật của bản thân họ cho ta.

Ví dụ bạn hỏi tuổi một ai đó nhưng không muốn tỏ vẻ vô duyên, ta có thể hỏi họ một cách gián tiếp như “Bạn nói chuyện chững chạc như một người 25 hoặc 30 tuổi vậy”. Thông thường thì người đối diện có thể trả lời “đúng vậy, tôi 30 tuổi rồi” hoặc là họ sẽ ngay lập tức tiết lộ tuổi thật của họ cho ta biết như “không, tôi đã 35 rồi” rất khéo léo phải không nào? Nếu bạn không làm được như vậy. Không sao, vẫn còn một cách nữa nhưng hơi mạo hiểm, trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải chia sẻ thông tin cá nhân về bản thân mình, thông thường người đối diện sẽ trả lời bằng cách chia sẻ thông tin cá nhân của họ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chúng ta có thể khiến người đối diện nói ra những điều riêng tư của họ trong một khoảng thời gian ngắn, điều đó chứng tỏ mối quan hệ giữa ta và họ đang tiến triển rất nhanh. Schafer chia sẻ “Ví dụ tôi đang muốn bán cái gì đó, nếu tôi có thể trở nên thân mật với khách hàng một cách nhanh chóng và khiến họ nói ra toàn bộ những điều riêng tư về mình thì tất nhiên họ sẽ nhìn tôi như một người bạn và đây chính là thời điểm tôi nên làm công việc của mình.”

Không phải ai chúng ta cũng khéo léo được như vậy, còn một cách đơn giản nữa là chúng ta nên dành nhiều thời gian ở gần một người nào đó, dần dần họ sẽ bắt đầu nói chuyện và thích ta thôi. Schafer chia sẻ một câu chuyện về một gián điệp nước ngoài bị giam giữ ở Mỹ, khi Schafer còn làm việc ở FBI, mỗi ngày ông đều tới phòng giam của anh ta đọc báo một cách lặng lẽ. Sau một khoảng thời gian, nỗi sợ bắt đầu trở thành sự tò mò và người gián điệp đó bắt đầu cởi mở hơn và trò chuyện với Schafer. Về cơ bản, ông cho rằng vấn đề ở đây chỉ là khoảng cách và thời gian, Schafer đã tốn mất 1 tháng trời để khiến anh ta nói chuyện với mình.

Cho nên, nếu như lần sau bạn bước vào một căn phòng đầy những gương mặt mới lạ, với một chút nỗ lực và quyết tâm, bạn có thể chính là người mà những người trong căn phòng đó muốn tìm hiểu.

Hiền Hạo (Theo bbc.com)