Giáo sư Tâm lý học Paul Bloom từng phân tích rằng mặc dù sự đồng cảm có thế mang lại nhiều lợi ích tích cực, nó cũng có thể rất cực đoan, hạn hẹp và mang nặng tính định kiến.
Có thật sự là đồng cảm sẽ khiến xã hội tốt hơn hơn? Có lẽ sẽ như vậy. Khi chúng ta đồng cảm với ai đó, chúng ta cảm nhận được nỗi đau của họ như của chính chúng ta vậy, và điều đó giúp họ có động lực để đối mặt với nỗi đau của mình. Khi tôi nhìn thấy một đứa trẻ bị bắt nạt, thoạt đầu tôi có thể bị cuốn theo những chiêu trò của đứa cầm đầu, thích thú nhìn đứa trẻ bị ăn hiếp và còn mong muốn những trò bắt nạt đó lan rộng ra, nhưng ngay sau đó, tôi lại thấy mủi lòng, tôi nhìn thấy sự thống khổ của đứa trẻ bị bắt nạt và đặt mình vào hoàn cảnh của đứa trẻ đó – thế là tôi chẳng còn muốn tham gia vào những trò quái ác đó nữa. Thậm chí tôi còn muốn bảo vệ cậu ta. Sự đồng cảm giống như ngọn đèn sân khấu vậy, nó sẽ hướng sự chú ý và giúp đỡ đến những nơi cần đến nó.
Tuy nhiên, đèn sân khấu chỉ chiếu tới một khu vực hạn hẹp và sự đồng cảm cũng như vậy. Nó sẽ chẳng có tác dụng mấy trong một xã hội mà quá nhiều người cần tới nó, trong khi những tác động tích cực của nó lại quá mờ nhạt và ít ỏi, nơi mà một hành động giúp đỡ ai đó trong thời điểm này lại có thể gây ra nhiều tổn thương cho người đó trong tương lai.
“Sự đồng cảm có thể hủy hoại những giá trị đạo đức y như cái cách mà những định kiến xã hội gây ra”
Hơn thế nữa, giống như những ánh đèn sân khấu chỉ soi sáng cho vị trí nó muốn hướng tới, sự đồng cảm chỉ phản ánh những định kiến của chúng ta mà thôi. Về mặt lý trí, chúng ta biết rõ rằng nỗi đau mà người bạn hàng xóm của chúng ta chịu đựng cũng sẽ chẳng khác gì nỗi đau của một người nào đó ở một đất nước khác. Thế nhưng, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông hơn với những người gần gũi với mình, có những điểm tương đồng với mình và cả những người mà chúng ta có thiện cảm hoặc thấy họ dễ gần, hoặc đơn thuần chúng ta thấy họ dễ tổn thương. Theo lý trí mà nói, một người Mỹ da trắng có thể biết rõ rằng không có gì khác nhau giữa những tổn thương của một người da trắng và một người da đen cả, nhưng khi ở trong một tình huống điển hình, người đó sẽ dễ dàng đồng cảm với người da trắng hơn. Thế nên ở khía cạnh này, giống như những định kiến xã hội, sự đồng cảm đã đi ngược lại những giá trị đạo đức của chúng ta.
Một điểm tiêu cực khác của sự đồng cảm là nó chỉ tập trung vào một nhóm người cụ thể nào đó. Giống như việc ánh sáng của những ngọn đèn sân khấu có thể gây ra ảo giác và cận thị, không gì có thể chứng mình rằng những ảnh hưởng của chúng ta đến nhóm người được cảm thông đó là tốt cả. Tất cả những số liệu thống kê và những ước lượng về lợi ích và chi phí đều cho thấy sự hạn chế đó. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy xem xét ví dụ sau. Năm 2012, những kẻ sát nhân đã hãm hại 20 đứa trẻ và 6 người già ở Trường Tiểu Học Sandy Hook tại thành phố Newtown, Connecticut. Vậy tại sao sự việc này lại gây ra những làn sóng phản ứng dữ dội như thế? Đó là một vụ xả súng hàng loạt và trong lịch sử nước Mỹ 30 năm qua, loại hình tội phạm này luôn ra rất nhiều cái chết thương tâm. Tuy rằng nó rất kinh khủng, nhưng số người chết trong vụ xả súng này chỉ bằng 1% số tội phạm giết người ở Mỹ. (Và nếu mà bạn thể hóa phép để xóa sạch loại hình tội phạm này mãi mài thì chẳng có ai quan tâm đến những con số này cả).
Đáng ngạc nhiên hơn, cũng trong năm 2012, năm xảy ra vụ thảm sát ở Sandy Hook, cùng lúc đó tại thành phố Chicago, Mỹ, số trẻ em bị thảm sát còn nhiều hơn so với ở Newtown. Trước khi biết đến con số khủng khiếp ấy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến những đứa trẻ bị sát hại ở Chicago cả và nói thật là tôi sẽ chẳng nghĩ về chúng nữa bởi vì đầu óc của tôi chỉ có thể hướng về Newtown. Tại sao ư? Thứ nhất, vụ thảm sát ở Trường Tiểu Học Sandy Hook là một sự kiện riêng lẻ và hiếm thấy, còn những vụ giết người ở Chicago xảy ra thường xuyên hơn và được nhiều người biết đến hơn. Trong khi con người chúng ta lại dễ bị thu hút vào những chuyện ít xảy ra và có tính khác biệt hơn. Và một lí do khác nữa là, phần lớn chúng ta sẽ giống như tôi, dễ dàng thương cảm cho những đứa trẻ, những giảng viên và những bậc cha mẹ ở thành phố Newtown bởi vì tôi là nhà giáo người da trắng và là một người cha đến từ Connecticut, Newtown. Những người đó rất giống với những người tôi yêu thương và biết đến.
Mặc khác, cách mà người ta phản ứng với vụ thảm sát Newtown cũng phản ánh sự tiêu cực của sự đồng cảm. Các hội từ thiện lũ lượt mọc lên khắp thị trấn và đó thật sự trở thành một gánh nặng. Người ta phải tuyển hàng trăm tình nguyện viên để có thể phân phát hết số quà và đồ chơi đến thị trấn này, và số quà ấy cứ liên tục tăng lên mặc dù chính quyền thị trấn Newtown đã ngưng vận động sự giúp đỡ từ mọi người. Những đồ chơi mà người dân thị trấn này không dùng đến được nhét vào một cái kho chứa to đùng, nơi mà chôn luôn cả hàng triệu đô la của xã hội. Và thật trớ trêu rằng đó lại là số tiền đóng góp của những người nghèo hơn cả người dân thị trấn. Có phải chỉ vì lòng thương cảm mà họ đã làm một điều vô ích không?
“Sự đồng cảm chỉ là ngọn đèn với ánh sáng hẹp, nó chí hướng tới những người chúng ta yêu thương và chẳng đoái hoài gì đến những ai xa lạ và khác biệt so với chúng ta”
Nguyên nhân thật sự là do chúng ta không thể đồng cảm với tất cả mọi người. Chúng ta nên đồng cảm với trẻ em và những gia đình ở Newtown nhưng chúng ta cũng nên cảm thông với cả những gia đình và bọn trẻ ở Chicago nữa. Thực ra, chúng ta nên đồng cảm với rất nhiều người trên thế giới, những người đang gặp khó khăn ở Bangladesh, Pyongyang và Sudan. Chúng ta nên đồng cảm với những người thiếu thốn thức ăn nước uống, nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo, người nghèo không được thừa hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, người giàu có hơn thì sống trong lo âu, rồi đến nạn nhân của bạo hành tình dục và vô số những người cần được cảm thông khác. Nhưng chúng ta sẽ không làm được điều đó.
Chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được cuộc sống của mỗi cá nhân rồi quyết định tầm quan trọng của họ đối với chúng ta. Nhưng điều chúng ta không thể là đồng cảm với tất cả mọi người. Nói đúng hơn là bạn không thể đồng cảm với hơn một hoặc hai người cùng một lúc. Hãy thử xem. Hãy nghĩ về một ai đó đang trải qua một thời kì khó khăn và cố gắng cảm nhận những điều mà người đó đang cảm thấy, cảm nhận nỗi đau của họ. Và bây giờ, hãy cũng làm y hệt vậy với một người khác, một tình huống khác với những trải nghiệm khác và cảm xúc khác. Bạn có đồng thời làm được điều đó không? Giờ thì bắt đầu thêm với một người nữa. Rồi thử với con số 10 rồi 100, 1000,10000000.
Nếu thánh thần có tồn tại, có thể họ sẽ làm được điều đó, họ sẽ thấu hiểu được niềm vui, nỗi buồn của tất cả nhân loại. Nhưng đối với người trần mắt thịt như chúng ta đây, khả năng đồng cảm thực sự chỉ nhỏ hẹp như một ngọn đèn sân khấu mà thôi. Nó chí hướng tới những người chúng ta yêu thương và chẳng đoái hoài gì đến những ai xa lạ và khác biệt so với chúng ta.
Khi những vấn đề gắn liền với những con số quá lớn, chúng ta sẽ thấy được sự hạn chế trong khả năng đồng cảm của mình nhưng sự thật nó còn tệ hơn cả thế. Nó có thể kéo chúng ta về phía chỉ một người trong rất nhiều người. Những con số đó lí giải cho việc nhiều tổ chức và chính phủ lại quan tâm nhiều đến một bé gái bị kẹt trong một cái giếng hơn là những sự kiện ảnh hưởng đến hàng trăm hàng triệu người; cũng là lý do tại sao chỉ một sự phẫn nộ của một vài cá nhân trước một nỗi đau nào đó lại có thể gây ra những động thái đáng kể, ví dụ như chiến tranh, việc mà đã gây ra tại họa cho không biết bao nhiêu người.
Chúng ta sẽ hầu như thờ ơ với những hậu quả được cập nhật một cách máy móc, thay vào đó sẽ dễ dàng đồng cảm với những cá nhân cụ thể. Hãy tưởng tượng bạn vừa nghe tin một cô bé tám tuối đáng yêu tên là Rebecca Smith nhiễm phải một căn bệnh trầm trọng do không được tiêm ngừa từ trước. Rồi bạn nhìn thấy cô bé phải trải qua đau đớn, nhìn gia đình cô bé chìm trong tuyệt vọng, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy thương cảm và mong muốn được giúp đỡ họ. Nhưng giả sử như khi ngừng chương trình tiêm phòng, số trẻ em phải chết lên đến 12 người thì lúc này sự đồng cảm của bạn lại chẳng lên tiếng – Làm sao bạn có thể đồng cảm với một con số trừu tượng được chứ? Bạn có thể sẽ cảm thấy biết ơn khi chỉ một đứa trẻ phải chết hơn là một con số lớn hơn. Lúc này, bạn đang dùng lý trí để phân tích chứ không phải sự đồng cảm.
“Thực ra lòng tốt của chúng ta đang bị tự kiểm soát, duy lý trí”
Hãy xét đến trường hợp của Willie Horton, một kẻ bị kết án giết người. Năm 1987, Horton
được phóng thích bởi sự đồng ý của Trung tâm Hành chính Northeastern ở Massachusetts, và ngay sau đó anh ta đã tóm lấy một người phụ nữ sau khi tấn công và trói chặt chồng của cô ta. Chương trình tha bổng này của của nhà cầm quyền Michael Dukaki từ đó trở thành một sai lầm đáng xấu hổ của ông và bị phe phản đối ông tận dụng để chống lại ông trên con đường tranh cử chức tổng thống.
Tuy nhiên, chương trình này lại làm giảm đi rất nhiều tỉ lệ phạm tội. Trong khoảng thời gian đó, một báo cáo đã khám phá ra rằng tỉ lệ tội phạm ở Masachusetts đã giảm đi rất nhiều sau 15 năm chương trình đó được tiến hành, vì nó giúp những tội phạm được tha bổng ít có ý định phạm tội trở lại hơn những phạm nhân không được nhận tha bổng. Một cách công bằng mà nói, xã hội về sau sẽ tốt hơn – vì nhờ chương trình đó số lượng tội phạm giết người và cướp bóc giảm xuống. Nhưng cách phản ứng của chúng ta mới là điều đáng nói. Chúng ta thương cảm cho những nạn nhân bị hãm hại bởi Horton trong khi đó lại thờ ơ với những nạn nhân bị cướp, bị tấn công hoặc thậm chí bị giết bởi hậu quả của chương trình phóng thích đó.
Những vấn đề ở đây không còn nằm trong phạm trù các chính sách nữa – Cái tôi thật sự muốn nhấn mạnh một lần nữa là lòng tốt của chúng ta trong sự tương tác hàng ngày không phải là một sự cảm thông, nó chỉ là một hành động duy lý trí, có thể tự kiểm soát và chỉ là một sự thương cảm khó mà lý giải được. Những người đa cảm hoàn toàn có thể dễ dàng cảm thông với nỗi đau của người khác. Và nếu bạn thấu hiểu quá nhiều nỗi khổ của người khác thì về sau bạn lại ít khả năng giúp đỡ họ hơn bởi vì muốn có kết quả tốt trong tương lai thì bây giờ chúng ta cần phải tự chịu đựng những nỗi đau trong ngắn hạn. Ví dụ như một số cha mẹ thường bắt con họ làm hoặc không làm một điều gì đó, cái mà thường khiến chúng không vui vẻ gì nhưng thật ra điều đó lại tốt cho chúng trong tương lai. Những việc đại khái như: làm bài tập về nhà, ăn nhiều rau hay đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, đi tiêm phòng hay đi khám nha sĩ…những điều khiến chúng tạm thời phải “chịu đựng” vì một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng nếu ba mẹ chúng cảm thông cho chúng trong lúc này hoặc cảm thấy mủi lòng khi con mình phải chịu khổ thì sự đồng cảm ở đây hiển nhiên đang có tác động tiêu cực.
Điều tôi lo ngại là tôi có vẻ đang đưa ra những ý kiến chống lại sự đồng cảm. Nhưng nó chỉ đúng trên khía cạnh đạo đức mà thôi. Thậm chí tôi cũng không phủ nhận rằng sự cảm thông mang đến rất nhiều lợi ích. Nó kích thích lòng thương người trong mỗi chúng ta và điều đó khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Điều tôi thật sự quan ngại không phải là sự cảm thông luôn gây ra những hậu quả xấu, tôi chỉ cho rằng, nó tồn tại song song những ảnh hưởng tiêu cực bên cạnh những lợi ích nó mang đến cho xã hội. Và tôi nghĩ sẽ có những điều khác chúng tốt hơn mà chúng ta có thể làm thay vì sự đồng cảm ấy.
Trích từ quyển “Mặt trái của sự đồng cảm: Sự cảm thông duy lý trí” (Tựa tiếng Anh: Against Empathy: The Case for Rational Compassion) bởi tác giả Paul Bloom.
Mỹ Phượng (Dịch từ nguồn: https://ideas.ted.com/is-empathy-overrated)