15 cách thức đáng tin tưởng để hạn chế những rắc rối trong các mối quan hệ

Một trong những khoảng thời gian thú vị nhất là khi có một mối quan hệ lãng mạng với ai đó. Đó là cảm giác tuyệt vời mà không một ai khác có thể mang đến – cảm giác hai người ở bên nhau.

Thật không may, đó chỉ là thời kỳ mà trăng mật mà thôi. Chỉ là một thời kỳ.

Những thứ nhỏ nhặt bắt đầu xuất hiện khi bạn thấy một nửa của mình không hoàn hảo. Nếu mối quan hệ vẫn còn tiếp tục, bạn sẽ rơi vào những bất đồng, tranh cãi và thậm chí làm tổn thương người kia trong vô tình và cả cố ý.

Vậy làm thế nào để các cặp đôi tiếp tục hạnh phúc với nhau dù gặp phải sóng gió qua thời gian. Nếu bạn đã và đang phải đối đầu với các chướng ngại trong mối quan hệ, dưới đây là 15 cách thức bạn có thể sử dụng với một nửa của mình mà các cặp đôi hạnh phúc nhất sử dụng để ngăn chặn các vấn đề trong các mối quan hệ.

  1. Nuôi dưỡng sự kết nối bằng cách tạo ra không gian an toàn cho mỗi người

Khi một người mà bạn quan tâm chỉ ra một lỗi lầm hay chia sẻ những điều mà cô ấy/anh ấy không thích với bạn, nỗi sợ hãi bị tổn thương khiến bạn có xu hướng hình thành sự tự vệ. Bạn cảm thấy sự cần thiết phải bảo vệ bạn thân, điều đó dẫn đến các phản ứng như la hét lại, giữ bí mật hay gian dối. Đó là lý do tại sao trong suốt cuộc tranh cãi việc cả hai bên đều thấy an toàn khi tranh luận trở nên quan trọng.

Khi bạn xây dựng một mối quan hệ mà cả bạn và đối phương đều cảm thấy an toàn, cả hai bên có thể chia sẻ những điều nhạy cảm mà không có những tranh luận hay phản đối. Và kết quả là, mối quan hệ đáng tin cậy được xây dựng.

Điều cần làm

Đừng quên nhắc nhở đối phương trong cuộc tranh luận rằng bạn ở cùng một phía với họ. Điều này giúp hình thành chủ đề của cuộc tranh luận là thiên về cách làm thế nào để giải quyết vấn đề một cách đoàn kết hơn là chứng minh ai đúng ai sai. Làm như vậy sẽ giúp xóa bỏ rào cản giữa hai bên.

Khi đối phương chia sẻ điều gì đó khiến bạn bị tổn thương, đừng đặt những câu hỏi bắt đầu bằng “tại sao?” Thay vào đó, hãy thử hỏi “điều gì đã xảy ra”. Câu hỏi bắt đầu với “tại sao” tự động lập trình não bộ của bạn hình thành sự tự vệ. Ví dụ, thay vì hỏi “tại sao bạn làm như vậy” bạn có thể hỏi “điều gì xảy ra khiến bạn làm như vậy?”.

Chú ý tới ngôn ngữ hình thể của bạn, nó có thể khiến đối phương cảm thấy không an toàn khi chia sẻ với bạn. Tránh khoanh tay, bị phân tán khi nhìn đi đâu đó hay cáu kỉnh. Thay vào đó, giữ bản thân thoải mái, giữ liên hệ, trao đổi bằng mắt và đừng phân tâm.

  1. Ảnh hưởng tới cả cảm xúc và tinh thần trong cuộc tranh cãi

Một trạng thái có thể thấy trong rất nhiều mối quan hệ là một bên luôn cố gằng cải thiện bất đồng bằng cách đưa ra các giải pháp trong khi bên kia chỉ đơn giản mong muốn thoải mái bởi các cảm xúc mà cô ấy đang cảm nhận.

Rất nhiều cặp đôi tranh cãi do mỗi bên thường chỉ tập trung vào một nửa vấn đề khi tìm cách giải quyết bất đồng.

Có một phần não bộ của bạn giúp bạn suy luận và sử dụng tư duy phân tích và có một bộ phận não bộ của bạn giúp bạn cảm nhận các cảm xúc. Điều quan trọng cần biết ở đây là khi một người bị ảnh hưởng bởi bán cầu não cảm xúc thì bán cấu não tư duy của họ tạm thời ngưng trệ.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường ra các quyết định không có lý trí và làm những điều khiến bản thân hối tiếc khi bị cảm xúc lấn áp. Đây cũng là lý do tại sao thật khó để lắng nghe nguyên nhân và giải pháp được đề cập khi bạn đang trải qua cảm xúc mạnh.

Để giải quyết vấn đề phức tạp với đối phương bạn cần chú ý tới bán cầu não cảm xúc của người đó trước để khởi động lại bán cầu não tư duy của họ. Bằng việc đó, cả hai bạn giờ đây đang ở trên cùng một hướng tư duy và một trạng thái tốt hơn để nghĩ ra các giải pháp cùng nhau.

Điều cần làm

Những cuộc tranh luận nảy lửa gần như luôn bắt đầu từ bán cầu não cảm xúc. Khi đối phương chia sẻ một vấn đề không vui với bạn, điều quan trọng là đáp lại bán cầu não cảm xúc của bạn trước.

Đầu tiên cần lắng nghe người kia và tập thói quen phản hồi lại để xác nhận cô ấy đang nghĩ như thế nào trong khi cẩn trọng để không trở nên trịnh thượng hay cố chấp.

Ví dụ, khi đối phương nói điều gì đó làm người đó buồn bực. Trước khi để phản ứng cảm xúc của bạn đáp lại bằng các lời khuyên, bạn có thể đơn giản nói vài lời như : “ồ, chuyện đó sao, tôi không trách bạn khi tức giận về điều đó. Tôi cũng sẽ như vậy nếu chuyện đó xảy ra với tôi”. Điều đó có thể kỳ lạ khi nói những điều như vậy lúc đầu nhưng khi bạn dùng nhiều, nó sẽ trở nên tự nhiên hơn với bạn và khiến người còn lại thấy dễ chịu.

Khi đối phương cảm thấy bình tĩnh hơn, đó là lúc để xác định liệu cô ấy đã sẵn sàng để quay lại vấn và tìm ra giải pháp một cách lý trí.

  1. Gọi tên cảm xúc khi bạn nói chuyện với người khác

Đơn giản như tiêu đề vậy, một điều quan trọng là cần gọi tên ra những cảm xúc mà bạn đang có. Khó khăn ở đây là đối phương có thể nghe được cảm xúc của bạn khi bạn nói, nó thường khó để người đó hiểu được những gì bạn cảm nhận. Để giúp đối phương cảm nhận những xúc cảm tương đồng, bạn cần kể câu truyện đằng sau đó.

Mọi người cảm nhận những điều mà bạn cảm nhận qua những câu chuyện của bạn. Khi bạn thành thực kể những việc sảy ra với bản thân, khi bạn có một ngày tồi tệ hay gặp những điều thô lỗ mà người khác nói với bạn, điều đó sẽ giúp người kia cảm nhận những cảm xúc mà bạn đã trải qua.

Có lợi ích kép khi chia sẻ một cách cởi mở câu truyện đằng sau cảm xúc của bạn. Nó giúp bạn kích hoạt bán cầu não tư duy và hiểu ý nghĩa những chuyện đã xảy ra. Theo đó, bạn có hiểu biết sâu sắc hơn lý do tại sao bạn cảm thấy vậy, nó giúp bạn có sự kiểm soát tốt hơn để giải quyết vấn đề.

Điều cần làm

Khi bạn gặp vấn đề trong bày tỏ cảm xúc với một nửa của mình, hãy đơn giản kể lại điều gì xảy ra với bạn. Khi bạn kể, cố gắng gọi tên cảm xúc ở những đoạn mấu chốt của câu truyện giúp những điều được kể ý nghĩa hơn.

Thay vì nói những câu kiểu như “sếp tôi thật ngớ ngẩn”, mở rộng với nó và nói “sếp tôi hôm nay rất bất ổn và điều đó làm tôi thật bực mình”. Sau đó hãy kể những chuyện đã xảy ra.

  1. Đồng cảm với đối phương thay vì tức giận

Rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra vì những vấn đề mà đối phương là người liên tục gây ra sai lầm. Điều này có thể cực kỳ mệt mỏi và dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt mà cuối cùng là gây tổn thương sâu sắc tới cả hai bên.

Khi bạn khó chịu và tức giận với đối phương, chỉ trích gay gắt hay kích thích đối phương một cách có chủ ý sẽ không giải quyết được vấn để. Thay vào đó, bạn chỉ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn và kết thúc bằng sự tổn hại tinh thần sâu sắc tới đối phương.

Khi bạn có ý kiến với người kia, điều quan trọng là cần tận dụng chiến lược để giúp bạn giữ bình tĩnh và trao đổi với anh ấy một cách có cân nhắc thay vì tấn công đối phương với sự tức giận.

Điều cần làm

Cố gắng ngăn bản thân khỏi việc kích động đối phương kể cả khi bạn cảm giác rằng anh ta cố tình gây sự với bạn. Thay vào đó, hãy hít thở sâu và mang câu chuyện quay lại một cuộc trao đổi mang tính xây dựng bằng cách hỏi nguyên nhân vấn đề thay vì chống lại.

Ví dụ, khi đối phương không dọn dẹp đồ đạc của anh ta dù bạn đã nói rất nhiều lần, thay vì ứng xử một cách phổ biến “anh là một kẻ lười biếng” và gây tức giận cho người đó, bạn có thể thử nhờ anh ấy tham gia giúp bạn một tay để giải quyết vấn đề như:

“Em phải thú thực. Em đã rất mệt mỏi vì anh không giúp đỡ giọn dẹp nhà cửa, và dường như em luôn phải đi lau dọn cho anh. Em đã nhặt quần áo anh vứt dưới sàn và lau dọn đồ đạc vì chúng quá bận. Em thấy giống như người giúp việc hơn là vợ của anh. Anh nghĩ chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề. Em rất biết ơn sự hỗ trợ của anh”.

  1. Đừng kiểm soát mối quan hệ

Một khi, một người cố gắng kiểm soát đối phương bằng yêu cầu và đòi hỏi những thứ thuộc về người đó. Mỗi quan hệ sẽ trở nên không bền vững.

Không gian bất lợi này sẽ hạn chế đối phương trở thành chính họ khi ở bên cạnh bạn. Họ thường cảm thấy như đang phải bước trên vỏ trứng vì họ sợ làm bạn buồn phiền.

Kiểm soát hành vì bắt nguồn từ sự thiếu an toàn và lo lắng, vì thể nếu bạn thấy bản thân hay đối phương hành động theo hướng này, nói về nó và điều tra nguyên nhân là điều quan trọng.

Điều cần làm

Thay vì yêu cầu đối phương ngừng làm gì hay làm điều gì đó, hãy cố gằng khuyến khích một cuộc nói chuyện về nó. Nếu họ không đồng ý, hãy mở đầu bằng cách khác và thương thuyết. Bạn có thể đã trải qua những lần khi ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó một cách ép buộc, điều đó thường mệt mỏi hơn là giúp ích.

Hay ngược lại, bạn trở thành một người phải tuân theo, hãy bày tỏ rằng bạn không hài lòng khi phải nghe những điều được yêu cầu và bạn sẽ đánh giá cao khi họ hỏi ý kiến bạn thay vì bắt buộc bạn.

Kể cả khi hai bạn là một cặp, có những ranh giới là cần thiết và cần tôn trọng.

  1. Đừng bôi nhọ đối phương

Xấu hổ là một trong những nỗi đau tinh thần tồi tệ nhất khi mà ai đó làm bạn cảm thấy không tốt khi là chính mình.

Dù đó là bị bắt nạt khi ở trường, không đáp ứng được kỳ vọng của ai đó hay không được quan tâm khi bạn mở đầu một câu truyện, xấu hổ làm bạn dựng nên hàng rào bảo vệ xung quanh và không cho ai bước vào.

Xấu hổ, đổ lỗi, không tôn trọng, phản bội và sự chối bỏ trách nhiệm phá hủy gốc rễ của tình cảm. Tình yêu chỉ có thể sống sót qua những tổn thương này khi những tổn thương được hiểu, hàn gắn và ít xảy ra.

Trong suốt cuộc tranh cãi kịch liệt, một số người thường hướng tới việc bôi nhọ đối phương; làm như vậy sẽ tạo ra một mối quan hệ không bền vững. Thay vào đó, cần chắc chắn phân biệt giữa việc bạn không vui với hành động của đối phương và phản đối tính cách của người đó đồng thời bày tỏ quan điểm này qua lời nói của bạn.

Điều cần làm

Đừng dùng những từ ngữ phỉ báng đối phương. Thay vào đó, khi buồn bức với anh ta, hãy sử dụng từ ngữ tập trung vào hành động của anh ấy.

  1. “Em không thể tin rằng anh đã quên trận đấu của con trai. Anh là ông bố tệ nhất trên đời”.
  2. “Em thức sự buồn và thất vọng khi anh quên trận đấu của con trai”

Câu đầu tiên đang đả kích tích cách của đối phương trong khi câu thứ hai bày tỏ cảm xúc của bạn về hạnh động đó. Câu đầu tiên khiến người đối diện xấu hổ, nó có thể khiến đối phương tự bế và rơi vào trạng thái tự bảo vệ trong khi đó cách thứ hai mở ra một cuộc đối thoại để thảo luận vấn đề xa hơn và hy vọng có thể giải quyết.

Sư khác biệt rõ ràng này tạo ra anh hưởng to lớn và mở đường để giải quyết vấn đề thay vì tiếp tục cuộc tranh luận.

  1. Di chuyển trong suốt thời gian tranh luận

Nhà tâm lý học tiến sỹ Daniel Siegel dạy rằng khi chúng ta thay đổi vị trí vật lý của mình bằng việc di chuyển và giải trí, nó có thể thay đổi trạng thái cảm xúc.

Đó là lý do tại sao cười nhiều giúp bạn hạnh phúc hơn hay khi bạn thở dài bạn sẽ thấy lo lắng hơn.

Nếu cách này giúp bạn trong các cuộc tranh luận mà bạn có với đối phương, tập luyện là cách tốt để giữ thăng bằng cảm xúc và lấy lại kiểm soát bán cầu não tư duy. Thế nên, nếu lần sau bạn bị kẹt trọng cuộc tranh luận không có hồi kết, hãy nghỉ ngơi và đi ra ngoài để tập luyện một chút.

Điều cần làm

Khi bạn và đối phương trải qua các tranh luận gay gắt, cân nhắc việc đi ra ngoài một lúc hay đạp xe. Tham gia vào các hoạt động thể chất sẽ giúp chứng minh lợi ích và hiệu quả cho cuộc tranh luận của bạn.

  1. Hé lộ trí nhớ vô thức mà mang đến những cách hành xử nguy hiểm

Có hai dạng trí nhớ là trí nhớ có nhận thức và trí nhớ vô thức:

Trí nhớ có nhận thức: sự kiện và thông tin mà bạn ghi nhớ một cách có nhận thức

Trí nhớ vô thức: ký ức mà bạn chỉ có thể cảm nhận và cảm giác

Nghĩ về lần đầu tiên bạn đạp xe. Bạn nhớ mình đặt tay lên phần tay nắm và chân lên bàn đạp. Ghi nhớ những điều này là điều có thể nhờ trí nhớ có nhận thức.

Bây giờ, có thế nói, dù bạn đã đạp xe 10 năm trước rồi nhưng nếu giờ bạn nhảy lên một chiếu xe đạp thì bạn vẫn có thể đi như trong quá khứ bạn từng làm. Đó là bởi vì ký ức vô thức đã hoạt động và bạn có thể nhớ cảm giác đạp xe như thế nào. Bạn có thể so sánh với ký ức cơ bắp.

Nói đến các mối quan hệ, bạn có thể có những cách hành xử nguy hiểm bởi trí nhớ vô thức.

Nếu bạn bị phản bội bởi người yêu cũ, trí nhớ vô thức sẽ khiến bạn hình thành nhu cầu to lớn để luôn biết người yêu hiện tại của bạn ở đâu. Bạn sẽ thấy bản thân theo dõi đối phương khi bạn không chắc vị trí của anh ta.

Tôi nhớ đã được dạy trong khóa hỗ trợ hôn nhân rằng “Nếu cảm xúc trở nên không kiểm soát, thì chúng là quá khứ”. Điều cảnh báo này rất đúng khi xem xét trong các hành vi mà chúng ta mà có thể gây tổn hại đến một mối quan hệ. Các hành vi này luôn được gây ra bởi trí nhớ vô thức từ những trải nghiệm trong quá khứ.

Điều quan trọng là cần nhận ra những hành xử nguy hiểm và nói với đối phương và cố gắng nhận ra trí nhớ vô thức đằng sau những hành động đó. Bằng việc làm đó, bạn có thể hiểu được ý nghĩa phía sau những hành động và nó sẽ giúp bạn lấy lại sự kiểm soát bản thân và thay đổi hành vi tiêu cực sang tích cực.

  1. Chủ động có được niềm vui

Bạn càng ở lâu trong một mối quan hệ, cuộc sống của bạn và đối phương càng trở thành một thói quen và thông lệ. Để giữ mọi thứ vui vẻ và đáng yêu, điều quan trọng là cần tiếp tục tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.

Chơi giúp bạn tăng niềm vui, nó là thiết yếu để tăng sự sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và cải thiện mối quan hệ.

Một bác sĩ và nhà diễn thuyết, người sáng lập nên viện nghiên cứu quốc gia về sự vui chơi đã tìm ra thông qua những nghiên cứu chuyên sâu rằng giải trí cùng nhau giúp các cặp đôi làm mới quan hệ và cũng như tìm ra cách mới để có những liên hệ cảm xúc.

Chơi đùa giúp bạn kết nối với mọi người vì chúng ta mở lòng theo một cái cách mà mọi người có thể cảm nhận, bạn nghĩ có thể, đó là một người an toàn để chơi với, hay thậm chí một người vui vẻ để ở xung quanh.

Khi bạn chơi, hãy hạ hàng rào bảo vệ xuống và thả lỏng đôi chút, điều này giúp bạn kết nối với mọi người tốt hơn đồng thời cởi mở hơn để dễ bị tiếp xúc hơn.

Điều cần làm

Dù bạn có một lịch trình bận rôn, hãy chắc rằng bản thân có thời gian hợp lý để chơi đùa với người đồng hành của bạn. Phát hiện và khám phá những trò vui mới hay dùng lại những hoạt động trong quá khứ mà bạn đã sử dụng để làm cùng nhau.

Có rất nhiều sự lựa chọn từ lớn lao như có một chuyến đi lãng mạn thú vị tới nhỏ như uống rượu và chơi bài cùng nhau. Bất kể điều gì giúp bạn cười và vui vẻ với nhau. Cần chắc chắn rằng các bạn đã kết hợp chúng nhiều hơn trong mối quan hệ của mình vì chúng là những điều sẽ giúp bạn phát triển.

  1. Học cách đối phó với trạng thái dễ bị tổn thương

Giống như cảm giác sợ hãi khi trần truồng trước ai đó lần đầu tiên, nó còn đáng sợ hơn khi trần truồng về mặt cảm xúc. Với các mối quan hệ, hầu hết chúng ta đều thấy sợ hãi bị tổn thương vì chúng ta không có gì để bảo vệ khi ai đó cố tình gây thương tổn.

Sự thật không may rằng, khi bạn bước vào một mối quan hệ, đôi khi bạn sẽ bị tổn thương. Chúng ta bị tổn thương càng nhiều, càng khó để bị thương tổn vì chúng ta không đời nào muốn trải nghiệm nỗi đau này thêm. Đó là hành động tự nhiên để cố gắng bảo vệ bản thân vào những khoảnh khắc đó.

Trong khi trạng thái dễ bị tổn thương có thể khiến bạn để bản thân dễ bị xúc phạm, những đấy cũng là một trạng thái mà sự kết nối thân thiết và chân thành có thể sinh ra. Nếu bạn tự về bằng cách biến bản thân thành người khác hơn là con người thật sự của mình, bạn sẽ không bao giờ thực sự kết nối với người khác khi bạn không bao giờ cho họ thấy bạn thật sự là ai.

Tiến sỹ Brene Brown đã tiến hành hàng ngàn cuộc phỏng vấn về sự tổn thương và kết quả đã chứng minh rằng, yếu tố chính tạo nên tình cảm sâu sắc là sự tổn thương.

Sẽ không có sự thân mật nào- tình cảm thân mật, tinh thần thân mật, cơ thể thân mật mà không có sự tổn thương. Một trong những lý do có những sự thiếu hụt thân thiết là đó chúng ta không biết cách để gánh chịu tổn thương. Đó là sự trung thực với cảm xúc bản thân, về nỗi sợ hãi, về điều chúng ta cần và yêu cầu những điều đó. Sự tổn thương là chất keo gắn bó các mối quan hệ.

Điều cần làm

Bị tổn thương luôn nói dễ hơn làm. Dưới đây là một vài cách bạn có thể làm để giúp bạn tạo ra không gian với người đó và tạo ra khoảnh khắc thân mật:

  • Khi bị tổn thương hãy đòi hỏi những điều bạn cần
  • Chia sẻ cảm xúc khi bạn đối thoại
  • Biểu đạt một cách cởi mở những điều bạn cần từ đối phương hơn là nói về những điều bạn không cần
  • Đừng nói vòng quanh hãy thành thực với suy nghĩ của chính mình
  • Sống chậm lại và dành thời gian để sống với hiện tại
  1. Thiết lập quy tắc nền tảng cho những tranh luận

Tranh luận leo thang thường dẫn đến những câu nói tổn thương mà nó phá vỡ các mối quan hơn là xây dựng nó. Các cặp đôi hạnh phúc biết cách để thảo luận và họ biết cách vận dụng những kỹ năng quan trọng để giải quyết xung đột như đồng cảm, chủ động lắng nghe và nói chuyện với đối phương một cách tôn trọng.

Mục tiêu của họ trong những lúc tranh luận là để tìm ra giải phát hữu ích hơn là chứng minh bản thân mình đúng. Nỗ lực cần được tạo ra từ hai phía, để tìm nền tảng chung, để có được giải pháp cho những thách thức cùng nhau.

Không có công thức phép màu nào mà nó giúp các cặp đôi để giải quyết tranh luận tốt hơn. Thay vào đó, nó giống như sự phát triển liên tục để thiết lập các quy tắc nền tảng trong việc tương tác với nhau trong các cuộc đối thoại khó khăn.

Điều cần làm

Lần tiếp theo khi bạn có một cuộc đấu khẩu, chờ đến khi bạn bình tĩnh và sau đó thiết lập một số quy tắc cho lần sau khi mọi thứ trở nên khó kiểm soát. Dưới đây là một vài điều quan trọng để bắt đâu:

  • Khi cuộc tranh luận leo thang, tình cảm bắt đầu lấn áp lý trí, hãy làm mọi thứ chậm lại, bắt đầu cuộc nói chuyện của bạn một cách tôn trọng và nhẹ nhàng. Hãy chắc rằng ai cũng có lượt để nói.
  • Khi đối phương nói, ngừng phá ngang mà thay vào đó hãy lắng nghe và đặt vào toàn bộ sự chú ý của bạn.
  • Tránh nói những từ “luôn luôn” hay “không bao giờ” để mô tả hành động của đối phương mà bạn không đồng tình.
  • Bày tỏ cảm xúc của bạn về hành động của đối phương thay vì chỉ trích hành động đó.

 

  1. Đào sâu hơn để hiểu những gì mà đối phương thực sự đang cố nói với bạn

Nếu bạn ở trong một mối quan hệ lâu dài, bạn có lẽ đã trải qua một cuộc tranh luận mà nó tiếp diễn và đi đến một điểm mà bạn thậm chí còn không biết bạn đấu tranh cho điều gì. Nó có thể đi đến một điểm mà đối phương nói với bạn rằng cô ấy hay anh ấy buồn về một điều gì đó, nhưng điều cô ấy hay anh ấy không vui lại là một điều hoàn toàn khác. Theo đó, hai người đều chỉ kết thúc trong mệt mỏi và thất vọng.

Các cặp đôi tốt đào sâu hơn trong một cuộc tranh luận xúc cảm để lắng nghe những điều mà đối phương thực sự muốn nói.

Lấy ví dụ, giả sử đột nhiên người đồng hành của bạn la lối bạn trong suốt 10 phút đồng hồ về việc bạn vứt những chiếc tất bẩn quanh sàn. Cô ấy dường như không buồn vì những chiếc tất nhiều như việc bạn không coi trọng công sức cô ấy hay anh ấy bỏ ra để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Điều này làm đối phương nghĩ rằng bạn không quan tâm đối phương đủ để chú ý thấy những gì họ đã làm cho bạn.

Điều quan trọng là cần giải quyết vấn đề phía sau vì giả sử bạn đã bắt đầu dọn dẹp đống tất của mình, nó có thể vẫn không hữu ích vì đối phương vẫn cảm thấy bạn không đánh giá cao họ.

Điều cần làm

Lần tới khi đối phương bắt đầu tranh luận với bạn về những vấn đề không đáng nói, hãy hỏi bản thân “vấn đề thực sự mà đối phương trải qua là gì và điều gì đối phương đang cố nói với mình” hỏi câu hỏi làm rõ này sẽ giúp đối phương xác định và xác minh với bạn điều mà họ thực sự muốn nói.

Bạn hãy đặt câu hỏi mà chúng khiến đối phương muốn chia sẻ nhiều hơn và đào sâu hơn.

“Anh xin lỗi vì không nhặt tất tất bẩn lên và cho vào giỏ để đồ và anh chắc rằng lần sau sẽ cố gắng hết sức để làm như thế, nhưng anh thấy còn có điều gì khác nữa đang diễn ra. Đó là việc gì vậy?”

  1. Hãy để sự tiếp xúc thân thể trở thành thói quen

Sự tiếp xúc thân thể giúp giải phóng Oxytoxin, được biết đến như “hooc-môn tình yêu”. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao cảm giác tin tưởng, yêu thương và gắn kết.

Không ngạc nhiên khi nghiên cứu chứng minh rằng người già trong các trại dưỡng lão thấy không được yêu thương vì thiếu những tiếp xúc thân thể với người khác.

Tiến sĩ về tình yêu và hôn nhân Charles & Dr. Elizabeth Schmitz đã chia sẻ rằng sự tiếp xúc là nhân tố chìa khóa để kéo dài các mối quan hệ và các cặp đôi thành công trong hôn nhân thường làm điều này thường xuyên. Nghiên cứu của họ đã chứng minh rằng sự tiếp xúc thân thể vượt qua tình dục khi so sánh các yếu tố tạo nên thành công của hôn nhân.

Những hành động giản đơn như trao những cái ôm, xích gần, nắm tay là những ví dụ tuyệt vời của tiếp xúc thân thể mà nó sẽ giúp củng cố các mối quan hệ.

Điều cần làm

Tập một thói quen hàng ngày trong việc tiếp xúc thân mật với một nửa của bạn. Dưới đây là một vài ý tưởng để giúp bạn bắt đầu:

  • Ôm và hôn người đó mỗi sáng khi bạn thức dậy và buổi tối khi bạn lên giường đi ngủ
  • Nắm tay khi hai người ra ngoài đi dạo
  • Xích lại gần nhau khi ngồi trên sô pha xem tivi
  • Giúp đối phương xoa bóp một cách bất ngờ
  1. Ngăn bản thân trong việc coi nhẹ sự giúp đỡ của đối phương

Lòng biết ơn là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ thân thiết. Nó có thể tăng cường cảm giác được kết nối, đó là lý do tại sao kết hợp lòng biết ơn trong mối quan hệ của bạn là điều rất quan trọng. Trong khi chúng ta đều thích cảm giác được đánh giá cao, biết ơn đối phương vì thế trở nên quan trọng.

Bạn có thể cảm ơn những điều mà người đó làm cho bạn nhưng lòng biết ơn còn có ý nghĩa thay đổi cuộc sống hơn khi cái bạn cảm ơn là tính cách của đối phương. Lấy ví dụ, bạn sẽ thấy cảm ơn đối phương khi anh ấy hay cô ấy rửa chén đĩa cho bạn và lũ trẻ, bạn sẽ còn thấy biết ơn hơn khi đối phương làm vậy vì cô ấy/ anh ấy biết bạn ghét rửa chén đĩa. Điều này sẽ thúc đẩy bạn dọn dẹp nhà tắm vì bạn biết người kia ghét cọ rửa nhà vệ sinh như thế nào.

Lòng biết ơn bắt đầu vòng tròn của những hành động rộng lượng. Điều này làm bạn sẵn sàng làm nhiều điều cho đối phương hơn để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Điều này giúp bạn nhìn nhận được giá trị của đối phường và thúc đẩy bạn dồn tâm sức để vun đắp cho mối quan hệ này.

Một nghiên cứu khoa học đã tìm ra rằng con người trở nên có suy nghĩ và nhiệt tình hơn với mong muốn của đối phương vào những thời điểm mà họ thấy biết ơn đối phương.

Điều cần làm

Sẽ rất có lợi cho bạn khi bạn dõi theo những hành động đối phương làm cho bạn và tập thói quen dõi theo chúng. Một trong những phương pháp là lưu giữ nhật ký lòng biết ơn. Nó không cần phải bao hàm tất cả những thứ to tát mà bạn thấy biết ơn. Nó có thể là những điều nhỏ bé như cách anh ấy làm những điều khiến bạn cười. Bạn có thể tự nhiên chia sẻ điều bạn ghi chép lại với đối phương và thấy bản thân còn cảm kích đối phương nhiều hơn.

  1. Dùng ngôn ngữ yêu thương của đối phương

Cuốn sách của tiến sỹ Gary Chapman “The five love languages” nói về cách thức mối người nhận và trao tình cảm khác nhau. Anh ấy xếp ngôn ngữ tình yêu thành năm loại:

  • Quà tặng
  • Câu nói lãng mạng
  • Hành động giúp đỡ
  • Chạm
  • Thời gian có ích

Ý thức được ngôn ngữ yêu thương của đối phương sẽ giúp bạn bày tỏ tình cảm của mình với cô ấy bằng cái cách mà cô ấy yêu thích nhất. Lấy ví dụ, trong khi bạn bày tỏ tình cảm của mình bằng cách tặng quà, đối phương có thể sẽ đánh giá cao khi bạn khuyến khích cô ấy thông qua những câu nói lãng mạng.

Nói ngôn ngữ tình yêu của đối phương trôi chảy sẽ là những điều giúp duy trì sự thỏa mãn trong các mối quan hệ.

Điều cần làm

Dùng ngôn ngữ yêu thương cho bạn và đối phương, bạn sẽ học được cách bày tỏ bản thân tốt nhất bằng cách học ngôn ngữ tình cảm của đối phương.

Một mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng

Bạn bây giờ có thể đã nhận ra rằng các mối quan hệ sẽ không diễn ra một cách tự nhiên. Thay vào đó, mối quan hệ tốt đẹp cần được xây dựng. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, chân thành, và dũng cảm.

Thay vì phụ thuộc vào cảm xúc để cổ vũ bản thân trong việc cải thiện mối quan hệ. Đã đến lúc hành động và tạo ra không gian cho hai người mà nó có thể củng cố sự liên kết giữa hai bên, thậm chí trong thời gian khó khăn.

Hãy thoải mái vận dụng bất kỳ phương pháp nào phía trên để xây dựng mối quan hệ mà bạn và nửa kia của mình hằng mong muốn.

Bùi Thanh Thảo (Theo lifehack.org)