Tính kỷ luật là trở ngại lớn nhất ngăn cản hầu hết mọi người đạt được những thành công mà họ khao khát. Hãy dành ra một ít thời gian để làm rõ rằng bạn có tính kỷ luật để làm tất cả mọi thứ mà bạn biết là bạn nên làm hay không, hay thậm chí khi bạn cảm thấy không thích làm việc đó, thì bạn sẽ thành công như thế nào khi hoàn thành những mục tiêu cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tính kỷ luật là thói quen mang tính thách thức nhất để có thể duy trì liên tục, đó là lí do tại sao những ông chủ thưởng cho điều đó nhiều hơn bất kỳ ai khác.
- Hãy tận tâm.
Nếu bạn thật sự muốn hoàn thành những mục tiêu của mình thì bạn phải có một sự tận tâm để trở nên kỷ luật. Điều đó khá đơn giản. Tính kỷ luật không phải là thứ bạn có – nó là thứ bạn làm. Hãy rèn luyện tính kỷ luật trong mỗi thói quen của bạn. Hãy tập tính kỷ luật cho mình từ sức khỏe thể chất đến chế dộ dinh dưỡng của bạn, coi trọng những trách nhiệm hơn sự nhàn rỗi, làm chủ cảm xúc, để ý đến những gì bạn nói và giữ một tinh thần tích cực.
- Hãy tập trung.
Nhìn lại những mục tiêu của bạn mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày mới, hoặc đưa ra và xem lại những mục tiêu của bạn cho ngày tiếp theo trước khi đi ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có một khoảng thời gian hoặc một nơi yên tĩnh để có thể tập trung và hình dung những gì bạn muốn thực hiện trong ngắn hạn và trong dài hạn. Điều này sẽ giúp bạn biết được những mục tiêu nào là quan trọng nhất trong danh sách công việc của mình cho ngày tiếp theo. Lúc đó, hãy tưởng tượng ra viễn cảnh bản thân đã đạt được những mục tiêu và những cảm giác về sự thành công khi bạn hoàn thành những mục tiêu đó. Bằng cách này bạn sẽ bắt đầu ngày mới với một tinh thần tích cực và làm việc có năng suất hơn.
- Sắp xếp độ ưu tiên cho những công việc của bạn.
Khi bạn lên kế hoạch cho một ngày, hãy hoàn thành các công việc đòi hỏi nhiều công sức và tính kỷ luật nhất. Hãy giải tỏa căng thẳng. Khi bạn hoàn thành những công việc căng thẳng nhất trước, bạn sẽ không chỉ bắt đầu làm điều này một cách kiên định hơn, mà bạn sẽ còn cảm thấy ít căng thẳng hơn suốt khoảng thời gian còn lại, điều này cho phép bạn làm việc có năng xuất hơn khi làm những thứ khác – những hoạt động ít quan trọng hơn. Bằng cách này, bạn sẽ học được cách chuyển một mớ hỗn độn thành một điều gì đó lớn lao.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
Một chìa khóa quan trọng để thành công là có một tinh thần và một cơ thể sẵn sàng và luôn chuẩn bị cho mỗi ngày. Không có gì tốt hơn cho sự tập trung và khả năng kiên trì hơn là nghỉ ngơi đủ. Hãy tạo ra một thói quen đi ngủ đúng giờ, nó sẽ giúp bạn thư giãn và kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi. Bất cứ thứ gì làm bạn căng thẳng trước khi ngủ, hãy giải tỏa nó. Bất cứ thứ gì làm bạn căng thẳng, bạn có thể giải quyết ở ngày tiếp theo như là một ưu tiên hàng đầu.
Viết về ngày của bạn trong nhật ký trước khi ngủ sẽ là một điều tuyệt vời, đây là cách bạn gói gọn một ngày một cách thầm kín, đầy cảm xúc, và quẳng nó sang một bên. Viết cũng giúp bạn tìm ra những giải pháp giảm căng thẳng trước khi ngủ. Viết kiểu này là một cách tuyệt vời để giảm đi năng lực tiêu cực bạn vẫn mang trong cả ngày làm việc.
- Ăn để có năng lượng
Chế độ dinh dưỡng tốt đồng nghĩa với một trí não thông minh hơn và năng lượng tốt hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với một bữa sáng giàu protein và ít carbonhydrate. Để tránh trạng thái mệt hoặc buồn ngủ sau khi ăn một lượng lớn thức ăn vào buổi trưa, đừng ăn thức ăn có hồ bột hoặc uống rượu. Hãy dùng thức ăn sạch và tươi sống. Ăn rau để có năng lượng và một miếng thịt nạc để bổ sung protein, và chắc chắn là uống đủ nước.
Tránh xa đường đơn, quá nhiều cafein và ni-cô-tin. Điều này sẽ giúp bạn tiếp nạp năng lượng cho cả ngày. Hãy chắc chắn là mang theo một ít thức ăn nhanh, như là những thanh protein hay vài quả hạnh, cũng như nhớ duy trì mức đường trong máu tốt nhất.
- Làm những việc nhỏ.
Một cách tuyệt vời để tạo ra thói quen kỷ luật là tập trung vào những việc nhỏ mà bạn biết bạn nên làm như là dọn giường trước khi rời nhà, giữ môi trường sạch sẽ, giữ xe hơi của bạn sạch sẽ, đổ rác và dọn dẹp những gì bạn đã bày ra. Khi bạn kỷ luật chính mình để làm những điều nhỏ nhặt, bạn sẽ trở nên kỷ luật hơn khi làm những việc to lớn và quan trọng hơn.
- Theo từ đầu đến cuối.
Hãy đưa ra những quyết định trước thời hạn. Nếu bạn quyết định tập thể dục mỗi sáng trước khi đi làm, khi đó đừng cho phép bản thân thuyết phục chính bạn đừng làm nó, dù bạn có muốn đến thế nào đi nữa. Nếu bạn dự định làm một dự án quan trọng vào buổi sáng, đừng suy đoán đến những quyết định của bạn vào buổi sáng. Những quyết định được thực hiện – vì vậy hãy theo nó từ đầu đến cuối.
Không theo nó từ đầu đến cuối nghĩa là bạn không có tính kỷ luật. Tâm trí bạn thường là kẻ địch mạnh nhất của bạn khi nói đến việc cố gắng đến cùng, nó sẽ cố gắng và thuyết phục bạn trở nên lười biếng và làm những việc đó sau. Bạn phải chiến thắng trận đấu này và tiếp tục tất cả những gì bạn đã lên kế hoạch là phải làm.
- Tự thưởng cho bản thân.
Khi bạn hoàn thành những việc yêu cầu tính kỷ luật, thành công sẽ là những gì thưởng cho nỗ lực của bạn. Khi bạn thấy sự thành công mà bạn đã tạo ra bùng cháy trước mắt bạn, hãy thưởng cho bản thân khi bạn đã làm xong. Hãy cảm thấy vui vẻ và tự hào về mình. Chia sẻ với những người yêu thương những gì bạn đã làm được và mời họ đi ăn tối và uống với bạn để chúc mừng công việc khó khăn và những thành tích ấy.
Hãy cảm thấy tốt về những gì bạn đang làm. Mỗi lần bạn chứng kiến thành công của chính bạn, bạn sẽ thấy thói quen kỷ luật của mình đã phát huy tác dụng. Đó lại là một điều thúc đẩy bạn tiếp tục kỷ luật hơn nữa.
Để duy trì tính kỷ luật, bạn phải luôn giữ tinh thần ‘cứ làm đi’. Đừng cho phép trí óc thuyết phục bạn đừng làm những gì bạn cần làm, điều này sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn đã tận tâm cố gắng hoàn thành. Bắt đầu mỗi ngày với sự tận tâm để trở nên kỷ luật, lành mạnh, duy trì năng lượng tốt và giữ tinh thần được thôi thúc và tích cực.
Loại bỏ những điều căng thẳng là việc đầu tiên vào buổi sáng, vì vậy bạn có thể tập trung vào những mục tiêu dài hạn của bạn vào khoảng thời gian còn lại trong ngày. Khi bạn kỷ luật, bạn sẽ ít căng thẳng hơn, nó sẽ mang lại cho bạn một thành công tuyệt vời.
Nguyễn Quang Hưng (theo entreprenuer.com)