Chúng ta cần phải biết chia sẻ, đó là những gì chúng ta được dạy dỗ lúc còn nhỏ. Ngày nay, sự “chia sẻ” đó lại xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế thế giới. Hơn thế nữa, nó đang làm mưa làm gió với cuộc cách mạng được gọi tên là cuộc cách mạng “nền kinh tế chia sẻ”.
Uber là một hiện tượng lớn trong cuộc cách mạng của nền kinh tế chia sẻ. Các công ty khác có thể kể đến ở đây là Aribnb, Elance…Đó là những công ty làm tốt chức năng kết nối người cung cấp hàng hóa, dịch vụ với những người cần những hàng hóa, dịch vụ đó. Nên kinh tế chia sẻ thay đổi cách người ta tìm kiếm và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Nhưng bức tranh không phải lúc nào cũng toàn một màu hồng. Nếu như bạn muốn tham gia hoặc có ý định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ thì bạn cần tìm hiểu những điều quan trọng này.
1. Nó yêu cầu công ty sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt hơn
Khi bạn tham gia vào nền kinh tế chia sẻ, sản phẩm của bạn sẽ được rất nhiều người dùng biết đến. Vì vậy yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm của bạn là điều đương nhiên. Những sản phẩm với chất lượng thấp sẽ bị đào thải ra khỏi nên kinh tế chia sẻ. Để tồn tại lâu dài, không còn cách nào là là bạn cần nâng cao chất lượng sản phẩm của bạn.
2. Đây là điều tốt cho môi trường
Khi chúng ta không dùng một vật gì đó, nếu nó còn tốt thì chúng ta không phải bỏ nó đi mà chúng ta sẽ chia sẻ nó. Đây là một cách tiết kiệm đồng thời sẽ bảo vệ môi trường. Nền kinh tế chia sẻ đã cho phép chúng ta tái sử dụng ở phương diện rộng lớn, trên toàn thế giới.
3. Điều chỉnh thị trường lao động
Lấy ví dụ về GrabBike để các bạn dễ hiểu. Rõ ràng là những người tham gia vào thị trường “xe ôm” là những người lịch sự, biết sử công nghệ… Vì vậy, để theo kịp xu hướng đang diễn ra của nền kinh tế chia sẻ, những người tham gia vào thị trường lao động truyền thống cần phải điều chỉnh và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức công nghệ (sử dụng thành thạo smartphone) nếu họ không muốn công việc của mình bị ảnh hưởng lớn.
4. Giảm tính sở hữu của bạn
Thay vì bạn đi xe nhà của bạn, giờ đây bạn có thể đi xe Uber. Như vậy nền kinh tế chia sẻ cho phép bạn giảm tính sở hữu. Điều này giúp bạn có khả năng tiết kiệm tiền bạc, của cải nhiều hơn. Đồng thời bạn cũng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống với giá dịch vụ ngày càng rẻ. Nhiều người rất thích đi xe Uber vì họ có cơ hội trải nghiệm đi trên những dòng xe khác nhau trên thị trường.
5. Khó khăn trong việc quản lý
Nhiều vấn đề về quản lý được đặt ra trong nền kinh tế chia sẻ. Việc quản lý có nhiều khó khăn. Để giải quyết bài toán này, nền kinh tế chia sẻ dựa vào danh tiếng của người tham gia hơn là dựa vào sự quản lý truyền thống. Danh tiếng đó có được thông qua cơ chế đánh giá, nhận xét của khách hàng. Ví dụ như, tài xế Uber sẽ được khách hàng sau mỗi chuyến đi, những tài xế có được đánh giá tốt sẽ được nhiều khách đặt xe hơn và ngược lại.
6. Mở ra cơ hội tăng thu nhập cho mọi người
Đối với những người không có đủ khả năng mở một doanh nghiệp, họ vẫn có thể kiếm tiền bằng cách chia sẻ những kỹ năng của họ cho những người khác. Đó là chia sẻ kỹ năng của mình tại skillshare.com. Tính toàn cầu của nền kinh tế chia sẻ là rất cao, nên cơ hộ kiếm tiền của bạn cũng sẽ cao hơn.
Có thể nói là thế giới đang rất “phẳng” cho nền kinh tế chia sẻ. Bạn có kiến thức, bạn có kỹ năng thì nền kinh tế chia sẻ cho giúp bạn tăng thu nhập.
7. Việc tái sử dụng sẽ giúp công ty tăng trưởng
Trong mô hình kinh mới của nền kinh tế chia sẻ, công ty sẽ phát triển khi có nhiều người tham gia chia sẻ. Ví dụ về dịch vụ thuê phòng Airbnb. Nếu như có nhiều người tham gia đăng ký cho thuê phòng, thuê nhà thì đây là yếu tố giúp Airbnb phát triển và tăng tưởng.
8. Khó đánh thuế
Đánh thuế những công ty hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ là một điều khó. Đây công việc ở cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta cũng tìm ra cách đánh thuế các công ty này.
9. Nó giúp mọi người tìm được những thứ họ muốn một cách dễ dàng
Các công ty hoạt động theo mô hình nề kinh tế chia sẻ đã tập trung, tích hợp các sản phẩm, dịch vụ lại trên một nền tảng. Vì vậy chúng ta rất dễ dàng tìm được những thứ chúng ta muốn.
Một ví dụ về tiện ích này có thể kể đến là không gian làm việc chung (co-working space). Bạn dễ dàng có được nơi làm việc nhanh chóng, giá rẻ cho quá trình khởi nghiệp của mình. Ngoài ra bạn còn tham gia kết nối với cộng đồng khởi nghiệp để nhận sự giúp đỡ của họ. Mô hình này đang nở rộ ở Việt Nam.
Giờ đây bạn đã có được một ít kiến thức về nền kinh tế chia sẻ. Bạn tận dụng những lợi thế của nó mang lại cho bạn để có cuộc sống dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, bạn còn có thể tăng thu nhập của mình khi tận dụng những nền tảng này. Và xa hơn nữa, có thể bạn sẽ thành lập một công ty về mô hình này. Ai mà biết được, bạn có thể là chủ của công ty về chia sẻ đồ chơi trẻ em.
Platform Revolution – Cuộc cách mạng nền tảng kết nối, bài nói chuyện của Sangeet Paul Choudary, tác giả quyển sách, tại Social Business Forum, 2016
Huỳnh Hữu Tài (theo lifehack.org)
Những bài viết về chủ đề PLATFORM:
Uber, nền kinh tế chia sẻ và những điều quan trọng bạn cần biết
6 lý do khiến cho nền tảng kết nối (platform) thất bại
Vì sao Uber thành công vang dội và truyền cảm hứng cho các công ty khác đi theo
NỀN TẢNG KẾT NỐI ĐANG NUỐT CHỬNG LẤY MÔ HÌNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Sách hay nên đọc: Cuộc cách mạng nền tảng – Platform Revolution