Trên thế giới có khoảng 66,5 triệu người tị nạn và nhập cư, những người trốn chạy khỏi chiến tranh, bệnh tật và sự nghèo đói. Theo United Nations Refugee, đó là con số cao nhất mọi thời đại.
Ở những đất nước được cho là đem lại cuộc sống mới cho những người tị nạn như Úc, Anh, Mỹ và Đức. Vấn đề về chỗ ở luôn luôn là vấn đề nan giải và cần phải giải quyết triệt để.
Đặt yếu tố chính trị qua một bên, còn rất nhiều điều cần phải giải quyết. Phần lớn những quốc gia thường cố gắng di dời lén lút những người tị nạn hay người nhập cư đến những vùng hẻo lánh chỉ vì nơi đó đủ rộng để chứa họ. Nhưng điều này không đảm bảo về vấn đề việc làm và đây chính là rào cản lớn nhất của những người nhập cư để sinh sống ở những “miền đất hứa” này.
Người tị nạn tập trung ở ga Zakany ở Hungary để đi đến Đức
Nhưng một đội nghiên cứu ở trường đại học Stanford đã nghiên cứu được một hệ thống có thể giải quyết vấn đề việc làm và chỗ ở cho những người nhập cư.
Theo một bài báo được đăng trên Science Today, họ đã tạo ra được một thuật toán dựa trên các dữ liệu và thông tin của người nhập cư để di chuyển họ đến những nơi có thể dễ dàng tìm kiếm được việc làm nhất. Thuật toán này vẫn chưa được thử nghiệm trong thực tế, nhưng những chuyên gia tin rằng nó có thể cải thiện vấn đề việc làm lên đến 70%.
Hiện nay, những văn phòng chính phủ chỉ dựa vào sức chứa của một khu vực nào đó đề giải quyết vấn đề chổ ở của những người nhập cư, nhưng không giải quyết được vấn đề việc làm. Jens Hainmuller, đang làm việc ở viện nghiên cứu Stanford giải thích ngắn gọn điều này: “Ở Minnesota có một chiếc giường dư cho 1 người, thì anh đi đến Minnesota, không có mục đích nào khác”.
Nếu như những cơ quan tái định cư bỏ thêm chút thời gian để đọc qua những thông tin của những người nhập cư, thì họ có thể sẽ được di chuyển đến những thành phố hay những nơi mà vấn đề việc làm đối với họ không quá khó khăn. Đội nghiên cứu đã phân tích những dữ liệu ở 2 đất nước được cho là phát triển nhất hiện giờ: Mỹ (có hơn 30.000 hồ sơ của những người tị nạn ở độ tuổi 18 – 64 từ năm 2011 đến 2016) và Thụy Sĩ (có hơn 20.000 hồ sơ của những người tị nạn, từ năm 1999 đến 2013). Thuật toán được xây dựng dựa trên khả năng tìm kiếm việc làm của người nhập cư.
Đầu tiên, họ sẽ đọc qua hồ sơ của những người nhập cư để lấy những thông tin cơ bản như: trình độ học vấn, tuổi, giới tính, và trình độ Tiếng Anh. Từ đó, họ sẽ lọc ra những nơi phù hợp với họ.
Sau đó họ đã tìm ra được những xu hướng nhất định. Ví dụ như: những người Châu Phi có thể nói tiếng Pháp sẽ kiếm được việc làm dễ dàng hơn ở những khu vực nói tiếng Pháp ở Thụy Sĩ.
Và với việc sử dụng thuật toán này, những cơ quan tái định cư có thể phân tích hồ sơ của những người nhập cư sau đó ghép họ với những nơi phù hợp nhất để sinh sống và làm việc.
Một xưởng dạy nghề ở trại tị nạn ở Turkana, Kenya.
Hainmuller chia sẻ: “Nếu như có một nhà máy chế biến thịt đang yêu cầu công nhân nam trẻ tuổi, thì chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó ngay”.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thuật toán đó làm việc như sau. Thí dụ có hai người nhập cư có cùng trình độ học vấn, tuổi tác, và hai người được chuyển đến hai nơi khác nhau. Một người có thể tìm kiếm được việc làm ở A, nhưng người còn lại không thể kiếm được việc làm ở B. Nếu như trường hợp đó xảy ra thì máy tính sử dụng thuật toán này sẽ học được từ sai lầm đó, và nếu như có một người nữa với trình độ học vấn và tuổi tác như vậy thì người đó sẽ được chuyển đến A chứ không phải B như lần trước.
Kirk Bansak một trong những thành viên sáng chế ra thuật toán này giải thích: “Những máy tính mà chúng tôi sử dụng thuật toán này có khả năng tự học rất tốt, nó có khả năng phát hiện và xử lý những thông tin phức tạp”.
Nếu như hệ thống này được sử dụng vào khoảng thời gian từ 2011 – 2016 tại Mỹ, những chuyên gia tin rằng tỷ lệ việc làm sẽ tăng từ 34% đến 48% (tăng 41% so với ban đầu). Ở Thụy Sĩ, con số có thể là từ 15% đến 21%.
Hainmuller chia sẻ: “Những gì chúng ta có thể thấy trong tương lai là những người nhập cư có thể tìm kiếm được việc làm dễ dàng hơn, học ngoại ngữ nhanh hơn, thích nghi tốt hơn chứ không phải trở thành một gánh nặng của cả một quốc gia bằng việc lạm dụng quyền lợi công dân của quốc gia đó, ví dụ như việc sử dụng bảo hiểm y tế miễn phí. Họ sẽ phải làm việc, đóng thuế và tạo ra những đóng góp có ích cho xã hội.”
Tất nhiên, chương trình này cần thêm thời gian để hoàn thiện, đội ngũ đang cố gắng làm việc với chính phủ các nước và những tổ chức từ thiện để thử nghiệm chương trình này. Họ hi vọng rằng những đất nước phát triển như Thụy Sĩ và Mỹ sẽ sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn nạn người nhập cư. Chính quyền Thụy Sĩ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ và đội nguyên cứu của Bansak cũng đang làm việc với hai tổ chức tái định cư bên Mỹ để sử dụng sáng kiến của họ.
Nếu như được sử dụng, họ hy vọng rằng lực lượng lao động của những nước chứa người nhập cư hoặc tị nạn sẽ được cải thiện, kinh tế sẽ phát triển tốt hơn và những vấn đề chính trị sẽ được giải quyết.
Hiền Hạo (Theo BBC)