Lifehack.vn

Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền trong từng quãng đời của mình?

Bạn có muốn được độc lập về tài chính không? Theo quan điểm cá nhân, điều này có nghĩa là bạn có đủ tiền để làm tất cả những gì bạn cần làm mà không cần lo lắng quá nhiều về tiền bạc bởi vì tình hình tài chính của bạn vẫn ở mức rất tuyệt vời.

Rõ ràng việc tiết kiệm luôn khá khó khăn. Nhưng tôi phát hiện ra rằng quá nghiêm khắc với việc tiết kiệm có thể mang lại tác dụng ngược, bạn chỉ có thể bỏ ra một tí để tận hưởng cuộc sống và vẫn phải tiết kiệm. Thật ra bạn không cần phải cắt giảm tất cả mọi thứ thú vị trong đời bạn để có thể tiết kiệm. Vậy thì lời khuyên ở đây là gì? Đừng quá khắt khe với bản thân về nó, bạn vẫn có thể vừa tận hưởng vừa tiết kiệm cho tương lai của mình.

Việc này có thể là một yêu cầu cao, nhưng bạn có thể làm được! Hãy xem xét một số việc bạn có thể làm để việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn:

Những quy tắc bạn cần tuần thủ khi tiết kiệm tiền bạc

  • Bạn không cần phải có một tổng số tiền tuyệt đối. Thay vào đó, bạn cần có một tỷ số cố định.
  • Một tỷ số cố định có vai trò quan trọng là bởi tỷ số này sẽ tự động tương thích khi khoản thu nhập và chi phí của bạn tăng lên hoặc giảm đi mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mức sống của bạn.
  • Bạn cũng không cần phải tăng tỷ lệ tiết kiệm lên để chạy theo thu nhập. Tốt hơn là bạn nên tăng tỷ lệ tiết kiệm nếu bạn còn kha khá tiền sau khi đã chi trả hết mọi chi phí và hóa đơn bạn có.
  • Cất trữ những tài sản quý giá là một ý hay để tiết kiệm. Bạn nên tích trữ vàng, bạc, kim cương hoặc bất kì thứ nào quý giá không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
  • Không bao giờ phung phí tiền bạc vào các trò vô bổ như đánh bài đổi thưởng hoặc các trò casino tương tự.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu ở các quãng đời khác nhau?

Ở thời gian mới bắt đầu sự nghiệp

Ở giai đoạn này, bạn nhiều khả năng chỉ mới bước qua tuổi 20 và tiết kiệm rất có thể không phải là một ưu tiên của bạn vì có vô số chi phí cần chi trả. Thế nhưng, tiết kiệm ở mức 25% thu nhập cả năm là một điều hợp lý. Nó có nghĩa là bạn sẽ phải cố chi trả hết các chi phí (bao gồm cả trả nợ) với 75% còn lại và đảm bảo rằng KHÔNG VƯỢT quá nó. Nếu bạn có thể lên kế hoạch chi phí, bạn sẽ tiết kiệm đủ cho tương lai của mình.

Quãng thời gian lập gia đình

Ở giai đoạn này, bạn tầm 30, 40, 50 và tiết kiệm dài hạn càng khó khăn hơn vì khối lượng trách nhiệm của bạn, thêm vào đó cần phải có khoản tiết kiệm trung hạn và dài hạn để phòng các trường hợp khẩn cấp và chi phí học hành của con cái. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên tiết kiệm trong 5 năm bằng gấp đôi lượng trong thu nhập hằng năm. Ví dụ khoản thu nhập của bạn là 20 triệu thì bạn cần đặt mục tiêu tiết kiệm được tổng cộng khoảng 100 triệu trong 5 năm.

Việc bạn liên kết tài khoản tiết kiệm với tài khoản chính sẽ giúp chuyển phần tiền đã quyết định tiết kiệm vào đó tự động vào đầu mỗi tháng. Việc này sẽ giúp mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn và giảm thiểu sự trì hoãn của bạn.

Giai đoạn nghĩ về việc nghỉ hưu trong tương lai

Thời gian này bạn sẽ đánh giá lại các khoản tiết kiệm và tìm ra những gì bạn mong muốn từ kế hoạch tiết kiệm cả đời mình.

Qua những giai đoạn tiết kiệm khác nhau, một số mẹo nhỏ có thể giúp đạt được mục tiêu tiết kiệm bao gồm:

Luôn kiểm soát được các khoản nợ và xây dựng điểm tín dụng tốt

Điểm tín dụng là lịch sử tài chính của bạn và nếu như tình hình trở nên khó khăn bạn có thể cần vay tiền và bạn muốn chắc chắn rằng mình có thể trả hết các khoản nợ và giữ cho lí lịch tài chính của mình sạch sẽ.

Có quỹ dành cho trường hợp khẩn cấp

Khi việc khẩn cấp xảy ra hoặc bạn mất việc, để tránh việc đụng vào khoản tiết kiệm dài hạn và tiết kiệm cho lúc về hưu bạn cần đến quỹ dành riêng cho trường hợp khẩn cấp của mình.

Tóm gọn lại, việc tiết kiệm cho đến lúc về hưu là một cuộc chơi dài hạn của việc tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm. Nếu bạn không đạt được các mục tiêu tiết kiệm của mình cũng không làm bạn thất bại. Điều quan trọng là bạn cần phải đưa mình trở lại cuộc chơi đó sớm nhất có thể.

Châu Ngọc Đoàn (Theo lifehack.org)

Exit mobile version