Lifehack.vn

Làm thế nào để có thể diễn thuyết như một dân chuyên nghiệp?

Cuộc sống là một món quà tuyệt vời và chẳng có lý do gì để chúng ta lãng phí khoảng thời gian quý báu chỉ để ngồi nghe những bài diễn thuyết nhàm chán.Thế nhưng, kết quả khảo sát lại cho thấy trung bình một ngày, bạn mất đến một tiếng đồng hồ để nghe những bài diễn thuyết như thế từ những người bạn học hay đồng nghiệp. Hãy thử làm một phép tính đơn giản: một ngày bạn mất 60 phút suy ra một năm bạn sẽ mất 15 ngày; 20 năm bạn sẽ mất 240 ngày và suốt cả cuộc đời bạn sẽ mất 912 ngày. Và Có lẽ thế là quá đủ. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi

Bình thường khi bạn chuyển bị cho một bài diễn thuyết, chắc chắn bạn sẽ viết những gì cần nói trên những slides. Thế nhưng một người diễn thuyết giỏi không đơn thuần chỉ muốn mang đến thông tin cho người nghe. Thứ họ hướng đến là sự thuyết phục và ấn tượng lâu dài. Bài diễn thuyết của Martin Luther King (nhà hoạt động nhân qyền vĩ đại người mỹ gốc phi) vào năm 1963 có tên “Tôi có một giấc mơ” (xem thêm tại I have a dream) đã truyền cảm hứng cho toàn thể người dân mỹ và được coi như bản tuyên ngôn về nhân quyền và bình đẳng xã hội. Bài diễn thuyết của tổng thống thứ 40 của Mỹ, Ronald Reagan, vào năm 1987 tại Berlin không chỉ được coi là một sự kiện có ảnh hưởng trong lịch sử chính trị, mà nó còn là một lời yêu cầu khẩn thiết, một sự cố gắng không mệt mỏi để phá đổ bức tường Berlin (xem thêm tại Tear down this way). Và có lẽ hai bài diễn thuyết này được liệt vào hàng “những bài diễn thuyết hay nhất thời đại” không phải vì bản PowewPoint độc đáo hay ấn tượng, mà có lẽ bởi vì những lời nói của người diễn thuyết đã và vẫn đang chạm sâu vào trái tim người nghe.

Hãy coi bài diễn thuyết của bạn như một vở kịch

 Bài diễn thuyết tốt nhất không phải bài diễn thuyết mang đến cho người nghe nhiều thông tin, hay nhiều số liệu nhất. Mỗi bài diễn thuyết đều là một câu chuyện, hãy kể lại nó sao cho thật hấp dẫn và kịch tính để thu hút người xem. Muốn vậy trước hết bạn phải hiểu về bài diễn thuyết của mình đã. Mục đích của nó là gì?  Đối tượng nó hướng tới là ai? Đừng nghĩ đến việc thuyết trình nếu bạn chưa trả lời được hai câu hỏi trên. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố bạn cần chú ý: Bạn mong muốn để lại ấn tượng trong lòng người nghe như thế nào? Bạn muốn họ hoàn toàn bị thuyết phục và hiểu được vấn đề bạn cần truyền đạt hay ngược lại?

Đừng chỉ chăm chăm viết cho thật nhiều chữ vào hàng tá slide. Quan trọng là ý chính, là cái cốt yếu, thứ mà bạn muốn người nghe hiểu và nhớ. Nói vậy không có nghĩa là tôi khuyên bạn viết hết các ý chính của bạn lên các slide nhé. Muốn vậy hãy tự hỏi bản thân mình làm thế nào di chuyển và biến đổi giọng nói của bạn để nhấn mạnh thông điệp bạn muốn gửi đến người nghe. Hãy nghĩ về những điệu bộ, cử chỉ bạn có thể thực hiện, biểu cảm gương mặt nào sẽ giúp biểu lộ cảm xúc của bạn và làm thế nào để bạn có thể thật linh động trên sân khấu.

Một người diễn thuyết tài ba là một diễn viên chính xuất sắc

Hầu hết các bài diễn thuyết đều hướng đến việc cung cấp thông tin cho người nghe. Cũng chính vì thế mà người nghe đa phần chỉ chú ý đến những slides mà ít khi để ý đến người nói. Thế nhưng nếu bạn muốn để lại ấn tượng cho người nghe, trước hết hãy khiến họ phải chú ý đến mình đã. Bản powerpoint chỉ là yếu tố thứ yếu thôi. Đừng quá lạm dụng chúng, đừng để chúng biến bạn thành “diễn viên phụ” hay làm “nền” trong khi đáng ra bạn phải là diễn viên chính.

Làm sao để khiến người nghe lắng nghe một cách chăm chú?

Để bản thân thành một ngôi sao thực sự trên sân khấu, bạn không thể viết tất cả những gì bạn muốn nói lên slide rồi đọc theo như một cái máy. Hãy thật khôn ngoan trong việc lên kế hoạch cho từng phần trong bài nói của bạn. Phần này cần những nói những gì? Nên chiếu thêm gì? Không nên chiếu cái gì…

Đừng tham lam

Thực tế cho thấy nếu bạn càng đưa ít chữ lên slide thì người nghe sẽ càng chú ý đến những gì bạn nói và ngược lại. Đơn giản bởi vì nếu bạn viết hàng tá chữ lên slide thì người nghe sẽ phải dành thời gian để phân tích, để sắp xếp những gì bạn vừa đưa lên và quả thật đó không phải là công việc dễ dàng gì. Hơn thế nữa người nghe sẽ chẳng thể hiểu được những gì bạn muốn truyền tải khi mà mọi thứ cứ rối tung lên như thế. Hãy đưa lên những gì bạn thấy thực sự là cần thiết.

Đảm bảo rằng mọi người có thể nắm được ý chính trong 3 giây

Khi người nghe nhìn vào slide của bạn mà họ mất quá 3 giây để hiểu xem ý chính mà bạn muốn nói đến là gì thì tức là bạn đã thất bại. Người nghe sẽ nhanh chóng mất tập trung và sẽ chẳng thèm để ý đến những gì tiếp sau nữa, kể cả chúng có rõ ràng và dễ hiểu đến mấy.

Tiết kiệm thời gian bằng cách cắt bỏ những gì không cần thiết.

Nếu bạn nghĩ bạn chỉ cần đưa ra thật nhiều những chi tiết hay nội dung mới lạ hay thú vị thì sẽ tạo được ấn tượng cho người nghe thì bạn đã lầm. Vấn đề ở chỗ những chi tiết ấy có thực sự giúp bạn làm rõ ràng vấn đề hay nội dung chính của bài diễn thuyết hay không. Nếu nó không liên quan hoặc có nhưng ít thì tốt nhất đừng thêm nó vào. Điều quan trọng không phải bạn viết nhiều điều hay như thế nào mà là điều bạn viết có phải là trọng tâm vấn đề hay không.

Minh họa luận điểm bằng hình ảnh

Nghe thì có vẻ ngược đời nhưng hãy tin tôi đi. Hình ảnh sẽ giúp thu hút người nghe hơn là nói xuông, hơn nữa nếu chỉ có chữ và chữ, tôi chắc là họ sẽ cảm thấy rất buồn ngủ. Có thể bạn chưa biết nhưng theo một nghiên cứu khoa học mới nhất: sau ba ngày sau khi nghe bạn diễn thuyết người nghe sẽ chỉ nhớ được 10% những gì bạn nói nhưng nếu bài thuyết trình có kèm hình ảnh, con số nên đến 65%.

Khác biệt hay là chết

Sự dập khuôn luôn dẫn đến những điều nhàm chán. Dĩ nhiên rằng nếu bài diễn thuyết của bạn cũng như của những người diễn thuyết khác thì chẳng có lý do gì khiến người nghe phải có ấn tượng với nó. Vì vậy hãy tạo sự khác biệt (Đương nhiên là phải thật khôn khéo và hợp lý).Ví dụ thay vì nói “Mua một chiếc ô tô là một quyết định quan trọng” hãy nói “Chọn một chiếc ô tô ưng ý để mua quả thật là một việc không dễ dàng. Bởi vì nó không chỉ là phương tiện đi lại, giúp cuộc sống của bạn trở lên thoải mái và tiện nghi hơn, nó còn là nơi lưu giữ nhưng kỷ niệm đẹp của bạn và những người thân yêu. Nó sẽ đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường mà bạn đi tới.” Bạn có thấy nói như thế dễ chạm đến trái tim người nghe hơn không. Thế nhưng đừng chỉ khác biệt, mà phải khác biệt một cách thực tế, một cách “có lý” để người nghe còn lý do vừa tin vừa ấn tượng về những gì bạn nói nữa chứ.

                                                                        Tuyết Mai (theo nguồn lifehack.org)

Exit mobile version