Lifehack.vn

HỌC VÀ HIỂU CÁCH ĐỂ YÊU THƯƠNG: MỐI QUAN HỆ PHỤ THUỘC

Một mối quan hệ phụ thuộc có nghĩa là khi tất cả niềm hạnh phúc, sự hài lòng của bạn đều phụ thuộc vào đối phương.

Nhưng xét ở một vài khía cạnh nào đó, liệu rằng có phải tất cả chúng ta đều là những cá thể độc lập hay không?

Thậm chí khi bạn đang trong một mối quan hệ tốt đẹp, bạn vẫn mong muốn trở về nhà để tìm kiếm sự an ủi, động viên từ đối phương, người luôn yêu thương và lắng nghe bạn.

Vậy ranh giới giữa một mối quan hệ bình thường và một mối quan hệ phụ thuộc là gì? Và làm thế nào để biết rằng bạn có đang phụ thuộc vào đối phương hay không?

Một mối quan hệ quá phụ thuộc vào nhau sẽ được nhận diện thông qua tác hại của nó bằng nhiều cách khác nhau.

NỘI DUNG

  1. Dấu hiệu nhận biết bạn đang trong mối quan hệ phụ thuộc.
  2. Bạn có thể làm gì đối với mối quan hệ này?
  3. Kết luận

Dấu hiệu nhận biết bạn đang trong mối quan hệ phụ thuộc.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa sự gắn bó và lệ thuộc trong một mối quan hệ. 6 dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt này:

  1. Bạn LUÔN tìm kiếm sự chấp thuận từ đối phương

Tất cả chúng ta đều mong muốn được người mình yêu chấp thuận, chấp nhận và yêu thương.

Tuy nhiên, mối quan hệ phụ thuộc là một khía cạnh cực đoan mới. Bạn không chỉ mong muốn mà là thèm khát sự chấp thuận của đối phương.

Điều quan trọng hơn là bạn sợ hãi việc đánh mất nó. Và nếu bạn cảm thấy mình đang dần mất đi sự chấp thuận đó, bạn sẽ dành hết thời gian để thay đổi nó.

  1. Bạn đang cố giải quyết vấn đề của họ hay vấn đề của chính bạn

Mối quan hệ phụ thuộc này thường xảy ra ở những người cố gắng giải quyết vấn đề của người khác. Những vấn đề đó có thể là tài chính, xã hội, thậm chí là pháp luật.

Nhưng đây luôn là cách họ tiếp nhận khó khăn và người khác sẽ giúp họ giải quyết.

Đối với một mối quan hệ bình thường thì ngược lại, cả hai đều cùng nhau cố gắng giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Sự khác biệt ở đây là đối với một cặp đôi bình thường, đó là khó khăn của cả 2 người. Trong khi ở một mối quan hệ phụ thuộc thì một người cần giúp đỡ và người còn lại phải giải quyết nó.

  1. Bạn đang rối bời.

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ phụ thuộc, đây cũng là cơ hội tốt để bạn nhận thấy rằng mối quan hệ của mình có những lúc thật sự tuyêt vời nhưng theo sau đó là những khoảnh khắc cực kì tồi tệ. Bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trên một chiếc tàu siêu tốc vậy. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời khi nó đang đi lên và sẽ thấy rất tệ khi nó lao xuống.

Bạn thiếu đi sự kiên định trong mối quan hệ của chính mình. Bạn thèm khát nó nhưng không thể tìm thấy được nó. Dù bạn có cố gắng thay đổi mọi thứ như thế nào đi chăng nữa, thì bạn cũng thể nào tìm được cho mình một nơi mà bạn cảm thấy an toàn.

  1. Bạn lo sợ rằng gia đình và bạn bè sẽ phát hiện

Để nhận biết bạn có đang trong mối quan hệ phụ thuộc hay không, hãy tự hỏi chính mình rằng bạn bè và gia đình đã nói gì với bạn.

Liệu bạn có thể chia sẻ hết mọi thứ trong mối quan hệ của mình với bạn bè hay người thân? Nếu có, họ sẽ nói gì? Liệu họ có khuyên bạn nên chia tay? Hay bạn sợ họ sẽ ít nghĩ về bạn nếu biết đc bí mật trong mối quan hệ của 2 bạn.

Đối với một mối quan hệ bình thường, bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ khi chia sẻ điều đó với người thân hay bạn bè. Bạn có thể không nói với họ, nhưng việc họ phát hiện ra mối quan hệ của 2 bạn thì không phải vấn đề đáng lo ngại nữa.

Nhưng nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ không bình thường, bạn sẽ cảm thấy xấu hộ khi ai đó phát hiện được.

  1. Hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào tâm trạng của đối phương.

Bạn sẽ buồn nếu đối phương không vui. Đó là sự đồng cảm hết sức bình thường.

Cũng như những điều khác, điều này sẽ trở nên tiêu cực đối với một mối quan hệ phụ thuộc. Bởi vì một người phụ thuộc trong mối quan hệ của mình sẽ rất sợ việc đánh mất đi tình yêu và sự chấp thuận của đối phương; họ thường suy nghĩ tiêu cực khi đối diện với sự giận dữ hay buồn bã của đối phương; thậm chí nếu điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bên thứ ba.

Đối với các mối quan hệ không bình thường, bất kì những cảm xúc tiêu cực nào cũng có thể dẫn đến những của cãi vã. Và nó có thể vì những nguyên nhân sau đây:

  • Bạn luôn cố gắng làm hài lòng đối phương.
  • Khi thất bại, bạn cảm thất chán nản.
  • Bạn có những lời nói làm tổn thương đối phương hoặc có hành động chống đối họ.
  • Đối phương bỏ qua phòng khác hoặc bỏ đi trong khi đang tức giận
  • Bạn cảm thấy thất vọng hoặc tệ hơn là bạn sẽ làm điều gì đó ngu ngốc để chống đối lại đối phương.
  • Đối phương cũng tức giận và làm bạn tổn thương
  • Cuộc cãi vã sẽ không dừng lại cho đến khi cả hai đều kiệt sức hoặc một người đe dọa rằng sẽ bỏ đi và người còn lại ngồi khóc.
  1. Bạn thường nói sẽ bỏ đi mỗi lần xảy ra cãi vã nhưng lại không thể.

Việc cãi nhau, chia tay rồi quay lại, là điều hết sức bình thường.

Một vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ này là khi vấn đề tranh cãi trở nên gay gắt, một người thì muốn bỏ đi. Người còn lại thì cố gắng ngăn cản và giữ người kia lại.

Đây cũng là điều cũng xảy ra ở một mối quan hệ bình thường. Tuy nhiên, đây là một vấn đề thường xuyên xảy ra ở mối quan hệ phụ thuộc. Giống như là cả 2 đều hiểu được vấn đề trong mối quan hệ của học và đều muốn rời đi nhưng vì quá sợ hãi việc sẽ đánh mất đi sự chấp thuận của đối phương nên họ lại không thể đi.

Thực chất, mối quan hệ này dựa trên nỗi sợ và những hình mẫu không tốt. Những hình mẫu này hình thành và phát triển từ bé và bị ảnh hưởng bởi người lớn. Những khía cạnh khác của người lớn sẽ tạo nên khuôn mẫu cho những đứa trẻ và nó sẽ được lặp đi lặp lại.

Bạn có thể làm gì đối với mối quan hệ này?

Bạn đang trong một mối quan hệ phụ thuộc? Vậy bạn nên làm gì bây giờ?

Chia tay có vẻ là một hành động liều lĩnh. Đây có thể là câu nói của các chuyên gia tình yêu trên tivi sẽ nói với bạn.

Đây không phải là lựa chọn tốt nhất và cũng không thể giải quyết được mọi thứ.

Hãy nhìn xem, bạn ở trong mối quan hệ này vì bạn là người có tính phụ thuộc. Nếu bạn từ bỏ nó, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để tìm một tình yêu khác. Người có tính phụ thuôc thường có xu hướng tìm bạn đời cũng có tính cách giống mình, mặc dù là ở một phương diện khác.

Nếu bạn thuộc tuýp người muốn giải quyết rắc rối để có được sự chấp thuận, thì bạn sẽ luôn tìm kiếm một người luôn gây ra rắc rối và cần người giải quyết nó.

Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi những tật xấu này? Dưới đây sẽ là một vài gợi ý nhỏ để bạn hiểu và yêu đúng cách.

  1. Hiểu ra vấn đề thường gặp ở tất cả người yêu cũ

Người phụ thuộc thường kết thúc mối quan hệ hơi khác biệt so với các mối quan hệ bình thường.

Bạn có thể tìm thấy mình trong hình ảnh một người đàn ông vô tâm hay bạn sẽ kết thúc với một cô gái hay cằng nhằn và không làm hài lòng bạn.

Khi bạn đã hiểu ra vấn đề chung trong tất cả mối quan hệ của mình, hãy tìm hiểu kĩ hơn.

Lưu ý: Nếu đó là mối tình đầu, bạn chỉ có thể sử dụng các dấu hiệu trên để tìm ra tật xấu của bạn.

  1. Tìm ra cách thức và lí do tại đối phương lại chấp thuận bạn

Bước này hơi khó một chút vì nó đòi hỏi nhiều sự suy xét nội tâm. Bạn có thể sẽ nghĩ về tuổi thơ của mình để tìm ra tại sao mình hình thành thói quen này và tại sao bạn lại tìm kiếm sự chấp thuận bằng cách này.

Đối với điểm này, bạn nên gặp bác sĩ tâm lí hoặc các chuyên gia để được tư vấn. Luôn có một người để bạn nói chuyện, giúp bạn hệ thống lại suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân của các rắc rối mà không phải lo ngại bất kì lời phán xét nào.

  1. Nghĩ ra những thay đổi mà bạn cần để tránh những điều tương tự.

Khi bạn hiểu những tật xấu của mình, bạn cần phải nói chuyện với đối phương. Cuộc trò chuyện này sẽ hình thành hoặc phá vỡ mối quan hệ của 2 bạn.

Kết luận

Mỗi người đều có một câu chuyện. Câu chuyện đó có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu hoặc từ mối tình trong quá khứ. Nhưng bạn luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển. Tâm trí bạn luôn nghiêm túc để sửa chữa mối quan hệ để thành một tình yêu đẹp.

Liệu đối phương cũng sẽ như vậy?

Nếu vậy, cả 2 bạn có thể cùng nói chuyện với nhau để thay đổi các tật xấu trong mối quan hệ của mình. Nếu họ vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại tật xấu đó nhiều lần. Hãy dừng lại và tìm một người mới phù hợp với bạn hơn.

Minh Phương (Theo lifehack.org)

Exit mobile version