Trên cơ sở những nghiên cứu đã được thiết lập hơn nữa thế kỷ qua, Trung tâm phát triển Trẻ em của Đại học Harvard đưa ra một số điểm cần phải lưu ý trong quá trình phát triển của trẻ.
1.Ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng xấu do những căng thẳng xảy ra trong môi trường chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình.
Những căng thẳng đầu đời này có thể dẫn đến những gián đoạn trong việc phát triển thể chất và não bộ của trẻ, và để lại di chứng suốt đời. Những thay đổi sinh học gắn liền với những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan và làm tăng nguy cơ không chỉ gây ra sự suy yếu về năng lực và hành vi học tập trong tương lai mà còn ảnh hướng sức khoẻ và tinh thần của em bé sau này.
Vì vậy, việc tạo lập một môi trường sống thoải mái, thân thiện, nhiều yêu thương là điều trước hết mà ba mẹ phải lưu tâm để tạo cho con cái một không gian phát triển toàn diện.
2.Sự phát triển của trẻ em là một quá trình tương tác cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường chứ không đơn giản chỉ là do di truyền.
Môi trường trước và sau khi được em bé được sinh ra gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của trẻ, trong đó những tác động mang tính hóa học sẽ ảnh hưởng tới một số gen từ đó thay đổi chúng. Do đó, dù yếu tốt di truyền ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát triển của loài người, nhân tố môi trường cũng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi các yếu tố kế thừa của gia đình.
Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra đã được thừa hưởng được khả năng ghi nhớ, hay kiềm chế cảm xúc, hay năng khiếu âm nhạc… từ cha mẹ mình, nhưng chính những trải nghiệm trong những năm đầu đời mới quyết định những kỹ năng này có được giữ lại và phát triển thêm vào tương lai hay không.
3.Trẻ nhỏ cũng được hưởng lợi khi có tương tác với những người lớn khác trong và ngoài gia đình, chứ không chỉ gói gọn dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ.
Mối quan hệ thân cận với người chăm sóc trẻ hoặc những người lớn đáng tin cậy khác sẽ không làm mất đi sự gắn bó giữa trẻ và cha mẹ. Trên thực tế, điều đó còn thúc đẩy phát triển các tình cảm và xã hội của trẻ. Như vậy, trong trường hợp thường xuyên thay đổi người chăm sóc bé dẫn tới bé sẽ không gắn bó thân thiết với ai khác ngoài cha mẹ. Những mối quan hệ mờ nhạt thời thơ ấu này sẽ làm suy yếu khả năng thiết lập cảm giác an toàn trong tương lai, cho dù các em có được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác hay không.
Vì vậy, đừng ngại cho bé tiếp xúc với những người đáng tin cậy, ông, bà, cô hàng xóm tốt bụng …. một người bạn thân lớn tuổi sẽ giúp bé hoàn thiện các kỹ năng xã hội và học hỏi được nhiều điều hay về thế giới bên ngoài.
4.Ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng, vì có nhiều kiến trúc não được hình thành, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sự phát triển não bộ của trẻ sẽ kết thúc sau sinh nhật lần thứ 3
Các khía cạnh cơ bản của chức năng não, chẳng hạn như khả năng nhìn và nghe hiệu quả, phụ thuộc rất nhiều vào những trải nghiệm trong những năm đầu đời cũng như một số khía cạnh của sự phát triển cảm xúc. Và, mặc dù các khu vực của bộ não dành cho các chức năng cao cấp – liên quan đến hầu hết các năng lực xã hội, tình cảm và nhận thức, bao gồm nhiều khía cạnh của chức năng điều hành – cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những trải nghiệm lúc nhỏ, những chức năng đó vẫn tiếp tục phát triển tốt trong thời kỳ thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Do đó, mặc dù mọi người vẫn cho rằng trẻ phát triển gần như hoàn thiện não bộ và các kỹ năng ở tuổi lên ba, nhưng cơ hội phát triển hầu hết các lĩnh vực sau đó vẫn còn rất nhiều. Và chúng ta, cũng có nhiều cách để kích hoạt não bộ phát triển các kỹ năng theo mong muốn ở tuổi trưởng thành.
- Đường màu xanh là khả năng não bộ thay đổi dựa vào trải nghiệm tự nhiên
- Đường màu vàng là khả năng thay đổi dựa vào sự nỗ lực của con người
Việc tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện trong ba năm đầu đời là cần thiết, tuy nhiên, trẻ có cả cuộc đời để học tập và phát triển, và việc học tập phát triển của trẻ có thể đến từ các hoạt động thể chất, từ việc quan sát thiên nhiên và cuộc sống bên ngoài. Ba và mẹ không nhất thiết phải ép bé học đọc – viết và các kỹ năng khác khi còn quá nhỏ, điều đó sẽ làm cho trẻ chịu căng thẳng và mất đi cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội khác.
5.Thiếu sự quan tâm về mặt tinh thần gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn so với việc bị ngược đãi về thể chất.
Khi so sánh những đứa trẻ từng bị ngược đãi về thể chất và những em bé thiếu thốn sự quan tâm của người thân, người ta nhận thấy rằng ở nhóm những đứa trẻ bị ngược đãi về tinh thần có những biểu hiện trầm trọng trong sự suy giảm nhận thức, vấn đề chú ý, thiếu hụt ngôn ngữ, khó khăn về học vấn, thiếu tự tin và các vấn đề giao tiếp cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội khi trưởng thành.
Như vậy, nuôi dưỡng một đứa trẻ không chỉ là việc tạo nên một không gian an toàn, cung cấp nhu yếu phẩm… mà còn phải có sự quan tâm, cử chỉ yêu thương và gần gủi. Dành thời gian cho bé chính là cách tốt nhất để giúp cho bé phát triển toàn diện và trở thành một người lớn tự tin trong tương lai.
6.Trẻ em đã từng chịu ảnh hưởng của bạo lực không nhất định phải chịu di chứng căng thẳng suốt đời hoặc trở thành người lớn bạo lực trong tương lai
Mặc dù trẻ có những kinh nghiệm này rõ ràng có nguy cơ chịu những tác động nghiêm trọng hơn đối với sự phát triển của não và có thể hình thành tính hiếu chiến, ưa bao lực sau này, nhưng đó không phải là điều nhất định sẽ xảy ra. Khi được sự hỗ trợ, càng sớm càng tốt, của những người chăm sóc tin cậy và được áp dụng các biện pháp điều trị phù hơp, những di chứng đó có thể biến mất.
7.Đơn giản chỉ cần đưa em bé ra khỏi môi trường nguy hiểm sẽ làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ những điều em bé đã phải chịu đựng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, trẻ em trong tình trạng nguy hiểm nên được loại bỏ ngay khỏi những tình huống nguy hiểm ngay lập tức. Tương tự, trẻ em bị bỏ bê nghiêm trọng nên được cung cấp những chăm sóc nhanh chóng nhất có thể. Điều đó cho thấy, trẻ em từng chịu tổn thương cần phải được chăm sóc trong môi trường an toàn, được yêu thương và chăm sóc ân cần để phục hồi.
Vì vậy, nếu trước đây bạn đã quá bận rộn và ít dành thời gian cho con, ngay lập tức, hãy ôm con vào lòng và thay đổi từ bây giờ.
8.Sự phục hồi đòi hỏi các mối quan hệ tích cực chứ không phải chỉ là những cố gắng cá nhân rời rạc
Khả năng thích nghi và phát triển mạnh bất chấp sự nghịch cảnh được thiết lập thông qua sự tương tác của các mối quan hệ hỗ trợ, các hệ thống sinh học và biểu hiện gen.
Mặc dù mọi người thường tin vào sức mạnh của nỗ lực cá nhân, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, con người cần ít nhất một mối quan hệ tin cậy và các cơ hội trải nghiệm để phát triển các kỹ năng đối phó với nghịch cảnh. Sự động viên và hỗ trợ của những người thân yêu bên cạnh sẽ giúp trẻ em tăng cường khả năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống khi trưởng thành.
Bến Hà (Theo developingchild.harvard.edu)