Lifehack.vn

Không gian làm việc theo mô hình coworking là gì?

Gần đây từ khi tôi suy nghĩ về một không gian nơi mà chúng ta có thể làm việc tới khuya, tôi nghĩ mình muốn nói một chút về một phương pháp tiếp cận mới để làm việc, đó là nơi tập hợp nhiều nhân viên đơn lẻ cũng như những nhân viên làm việc từ xa đến để cùng làm việc (coworking). Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện việc này nhưng ý tưởng chính ở đây đơn giản là tạo ra một không gian nơi mọi người có thể cùng làm việc một cách thoải mái.

Phần lớn cơ sở vật chất cho coworking phải cung cấp nhiều hơn một không gian làm việc đơn thuần với mức phí thấp để tạo ra một môi trường xã hội nơi mà một cộng đồng hay nhóm người cùng tư tưởng có thể làm việc cũng như cảm nhận được sự thân thiện của văn phòng truyền thống. Ví dụ như, không gian Launchpad Coworking ở Austin (Texas) cung cấp “một không gian thân thiện ngay trên đầu bạn, một cơ hội để hợp tác cũng như cà phê tuyệt hảo”, còn không gian New York City ở NYC thì miêu tả mình là “điểm kết nối của cộng đồng những cá nhân cùng tư tưởng – những người cần một không gian làm việc vừa sáng tạo lại vừa mang tính xã hội, cũng như chuyên nghiệp và thuận lợi để làm việc”.

Nó hoạt động như thế nào?

Phần lớn cơ sở vật chất của coworking giống như một tiệm cà phê mát mẻ hơn là một dãy văn phòng. Một vài nơi phục vụ 24/7 và bàn làm việc cá nhân hay khu vực làm việc tốn khoảng vài trăm dollar mỗi tháng; một số khác thì thì cung cấp một phòng chia sẻ với bàn ghế theo cách thức: đến trước được phục vụ trước. Trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ trả một khoản phí thành viên dựa trên nhu cầu của bạn – bạn có thể trả $25/ngày hay $500 cho một bàn riêng đặt trước.

Đối với túi tiền của bạn, bạn không chỉ có một nơi để ngồi làm việc mà còn được tiếp cận hàng loạt các dịch vụ kinh doanh, thiết bị như máy fax, máy photo, máy in và truy cập mạng Internet wifi. Nhiều cơ sở vật chất này cũng phục vụ cà phê và snack miễn phí, bài giảng dạy hay hội thảo và hoạt động nhóm. Một vài trong số đó còn có sẵn phòng hội nghị, điện thoại và dịch vụ tiếp tân, chuyển phát thư và những tiện nghi khác gần gũi với một văn phòng truyền thống hơn.

Những người này là ai?

Đối tượng quan trọng nhất mà những cơ sở vật chất này phục vụ chính là những người làm việc cùng với bạn đó. Người làm nghề tự do hay hay những nhân viên đơn lẻ có xu hướng a) rất sáng tạo, b) có tư duy kinh doanh và c) vô cùng hào phóng. Đem họ lại cùng với nhau và bạn đã bắt đầu đặt nền móng cho một mạng lưới của những người thông minh, sáng tạo, có động lực và hiểu biết để họ có thể cho nhau lời khuyên, hợp tác với nhau, thân thiện với nhau và tạo nên sự sáng tạo cao nhất.

Triết lý này phản ánh thực tế là hầu hết các trung tâm coworking không thuê một văn phòng thực sự mà họ cung cấp mối quan hệ giữa các thành viên. Và những thành viên có thể là nhà văn thương mại, thiết kế đồ họa, nhà báo, người viết tiểu thuyết, lập trình viên hay nhạc sĩ, diễn viên hoặc người kinh doanh đơn lẻ.

Tại sao chúng ta nên làm việc cùng nhau?

Bên cạnh cơ sở vật chất gọn gàng, có rất nhiều lý do để mọi người chọn coworking. Vài người cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng của sự sáng tạo khi ở trong không gian như thế này. Số khác thì cần có một nơi thoải mái để có thể gặp gỡ khách hàng hoặc đối tác.

Đối với hầu hết những người này, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là họ không muốn cảm thấy cô đơn khi làm việc ở nhà. Khi bạn rời khỏi văn phòng làm việc, bạn mới cảm thấy thật mệt mỏi làm sao khi phải làm việc ở nhà. Vậy nên ở nhà thì bạn phải đấu tranh rất nhiều. Tôi biết là nếu tôi không có tiết dạy nào trên lớp hay có việc phải đi ra ngoài thì tôi còn chẳng trò chuyện với ai cả.

Không gian coworking giúp xóa đi cảm giác bị cô lập này – dù cho những người chẳng nói với các thành viên còn lại một câu nào ! Một sự thật đơn giản của việc đi đây đi đó là nó có thể trở thành một động lực mạnh mẽ cho rất nhiều người phải làm việc ở nhà.

Bạn có thể cùng làm việc ở đâu?

Coworking là một khái niệm đủ mới để bạn khó có thể tìm ra một nơi để làm việc, ngay cả ở nhiều thành phố lớn (tôi ở Las Vegas và nó cũng không có không gian này mặc dù tôi mạnh mẽ kêu gọi rằng phải có một nơi như vậy ở đây chứ !)

Coworking Wiki đã liệt kê những không gian và kế hoạch coworking, cùng với hàng tấn những thông tin về chúng.

Một nguồn khác là Coworking Community Blog, blog có cả chức năng Google Map chỉ dẫn địa điểm coworking trên toàn thế giới.

Bạn cũng có thể tra Google « coworking + [thành phố bạn đang sống] » và bạn có thể tìm xem có địa điểm nào không.

Nếu bạn đang đi du lịch, hãy kiểm tra xem không gian coworking của bạn có nằm trong nhóm Coworking Visa không, nếu có thì bạn có thể sử dụng nó trong khu vực thành phố ở Mỹ đến tận 3 ngày mà không phải trả thêm phí.

Nếu bạn không thể tìm thấy một không gian coworking gần bạn, đừng thất vọng nhé. Có một vài lựa chọn khác mà bạn có thể xem xét.

Đầu tiên là Jelly, đây là một nơi tổ chức coworking không chính thức phổ biến ở hơn 100 thành phố trên toàn thế giới. Jelly thường không chọn một địa điểm chuyên dụng ; đúng hơn, Jelly tập hợp một số người tại quán cà phê, nhà hàng hay những nơi kinh doanh khác (có khi còn là nhà ai đó), nơi có kết nối wifi và có chịu trách nhiệm tiếp đón những nhân viên sáng tạo này. Bạn có thể tìm thấy một danh sách những Jelly trên Jelly Wiki. Chúng miễn phí và không yêu cầu phải làm thành viên. (Mặc dù bạn cũng nên mua một thứ gì đó ở nơi tổ chức) Nếu xung quanh bạn không có nơi nào như vậy thì cũng hãy dễ dàng tạo một Jelly cho riêng bạn luôn nhé !

Nhiều thành phố cũng tổ chức những cuộc gặp mặt coworking, mở cửa cho tất cả những ai quan tâm tham dự hoặc muốn mở một không gian như vậy tại nơi ở. Bạn có thể xem danh sách tại Meetup.com, đôi lúc miễn phí nhưng thường là ban tổ chức sẽ yêu cầu bạn một khoản phí nhỏ khoảng 1 hay 2 dollar để hỗ trợ chi phí duy trì nhóm.

Cuối cùng, bạn cũng có thể bắt đầu một không gian của riêng bạn. Tác giả của I’m Outta Here, một cuốn sách về coworking, có một trang hướng dẫn tạo ra một nhóm coworking. Coworking Google Group có thể kết nối bạn với những người thú vị trên thế giới để có thể trao đổi lời khuyên hay hỗ trợ nhau. Điểm mấu chốt ở đây là khi bắt đầu xây dựng một cộng đồng những người muốn làm việc cùng nhau, sẽ đạt hiệu quả nhất là khi nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của cộng đồng này. Từ đây bạn có thể xác định cách thức tiến hành, một địa điểm đầy đủ để có thể tổ chức coworking cũng là một việc kinh doanh thực sự và sẽ chẳng có một kế hoạch cố định cụ thể phù hợp với mọi điều kiện được đưa ra.

Coworking có phù hợp với bạn?

Nếu bạn có thể có được lợi ích khi ở cạnh những con người sáng tạo, nếu công việc của bạn luôn phải di chuyển và bạn muốn gặp gỡ những gương mặt thân thiện thì làm việc ở nhà không phải là một ý kiến hay. Hãy đến một không gian coworking hoặc Jelly ở gần bạn xem bạn có thích nơi này không. Vì người ta chỉ đến nơi này theo từng ngày một nên bạn cũng có thể ghé qua mà không cần đặt để đến trong một khoảng thời gian dài. Đôi khi coworking chỉ chỉ hữu ích trong vòng một đến hai tháng chỉ là thay đổi cách thức làm việc một chút hoặc nó có thể thay đổi luôn.

Nếu bạn đã sẵn sàng sử dụng một không gian coworking, hãy để lại lời nhận xét cho chúng tôi biết nếu bạn thích nó nhé. Còn nếu bạn muốn mở một không gian như vậy, hãy thoải mái chia sẻ với chúng tôi. Và nếu bạn ở Las Vegas, nghĩ rằng chúng tôi có thể sẽ ưa thích một không gian như vậy thì hãy cho tôi biết, tôi rất muốn liên lạc với bạn đó!

Trần Thị Hoa Mai (Theo Lifehack)

Exit mobile version